Bất ngờ sa-kê
Từ chỗ ít người quan tâm, trái sa-kê đang được nhiều người săn tìm ở nhiều lễ hội rau quả
Bất ngờ tại các lễ hội trái cây Nam Bộ năm nay là những quả sa-kê lớn tròn bằng miệng tô, vỏ có gai như mít tố nữ bày bán với giá khá rẻ nhưng được trưng ngang hàng với những loại quả cao cấp khác.
Người dân thường quen gọi đây là quả của cây “bánh mì” - một loại cây gỗ có lá lớn hình khía vốn được trồng làm kiểng trước các biệt thự, sân chùa...
Tại Tp.HCM, trước đây người ta cũng bắt gặp cây “bánh mì” được trồng rải rác ở nhiều con đường vắng. Nhưng dần dần nó đã bị chặt bỏ vì cây cao, tán rộng, dễ va vào dây điện. Trái cây trên ngọn cao, khó thu hoạch, đem ăn sống không có mùi vị ngon; người rành vị thuốc chỉ tìm lá tươi để nấu lên uống cho giải độc, mát gan...
Tưởng đâu dần dần vắng bóng, song thời gian gần đây, qua mạng Internet, trái sa-kê được hướng dẫn chế biến thành các món ăn đặc sản như gọt vỏ xắt lát đem chiên suông hoặc trộn trứng chiên mè; hoặc đem nấu chung trong lẩu thập cẩm, hầm sườn, om với thịt ba rọi... Khi đó cái chất “không vị” của quả sa-kê đã ngấm các loại thịt, củ quả lại trở nên thấm đượm. Thật là khó có loại bột tẩm nào sánh được. Trái sa-kê vì vậy đang được săn tìm ở các lễ hội rau quả.
GS.TS. Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam Bộ, từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long khi có mặt ở bất cứ hội nghị lương thực thực phẩm nào cũng tranh thủ thời gian để trình bày ích lợi của cây “bánh mì”.
Theo ông, từ áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và hiểm họa nước biển dâng cao làm giảm diện tích trồng lúa, các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm, phát triển tập đoàn cây lương thực, thực phẩm có ích, dễ trồng.
Trong nước lũ, có các loại cây cho chất bột hoặc chất xanh làm thực phẩm như cây lúa nổi, củ ấu, rau nhút, rau muống bè... Nhưng trong mục tiêu đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, cây sa-kê nổi lên vị trí đáng quan tâm hàng đầu vì nó là một loại cây lâm nghiệp.
Cây dễ trồng ở các vùng gò, đất dốc để chống xói mòn. Có 2 loại giống có hạt và không hạt. Hạt sa-kê đem nướng thơm phức, ăn được. Múi trái như múi mít, chiếm 70% của quả, là một loại bột để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như đã nói, hoặc có thể làm các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt, bánh trồi.
Cây trồng chỉ 1,5 đến 2 năm là cho quả, một năm 2 lứa vào mùa xuân và mùa thu. Quả chứa 25% tinh bột, 3% protein và 0,5% lipit và nhiều chất bổ như vitamin C (20 mg/100 gam); kali, kẽm và thiamin.
Cây sa-kê có nguồn gốc từ châu Phi và hoàn toàn không liên quan gì đến loại “rượu sa-kê”, đã được Ấn Độ trồng nhiều, một cây sai quả hàng năm có thể cho đến 200 quả. Tại Malaysia và Philippines cây này cũng được trồng nhiều. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nó cả trong các đình chùa ở miền Trung, Tây Nguyên.
Qua ý kiến của nhiều nhà khoa học uy tín trong, ngoài nước, đưa cây sa-kê vào danh sách các loài cây trồng chính là đáng khuyến khích và rất khả thi.
Cây không kén đất, thích hợp với việc lồng ghép vào các dự án trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, làm cây chắn gió, cây kiểng... Có thể nhân giống vô tính từ rễ khá dễ dàng. Với giống có hột thì ươm hột. Cây “bánh mì” hoàn toàn có thể làm cây “đa chức năng".
Người dân thường quen gọi đây là quả của cây “bánh mì” - một loại cây gỗ có lá lớn hình khía vốn được trồng làm kiểng trước các biệt thự, sân chùa...
Tại Tp.HCM, trước đây người ta cũng bắt gặp cây “bánh mì” được trồng rải rác ở nhiều con đường vắng. Nhưng dần dần nó đã bị chặt bỏ vì cây cao, tán rộng, dễ va vào dây điện. Trái cây trên ngọn cao, khó thu hoạch, đem ăn sống không có mùi vị ngon; người rành vị thuốc chỉ tìm lá tươi để nấu lên uống cho giải độc, mát gan...
Tưởng đâu dần dần vắng bóng, song thời gian gần đây, qua mạng Internet, trái sa-kê được hướng dẫn chế biến thành các món ăn đặc sản như gọt vỏ xắt lát đem chiên suông hoặc trộn trứng chiên mè; hoặc đem nấu chung trong lẩu thập cẩm, hầm sườn, om với thịt ba rọi... Khi đó cái chất “không vị” của quả sa-kê đã ngấm các loại thịt, củ quả lại trở nên thấm đượm. Thật là khó có loại bột tẩm nào sánh được. Trái sa-kê vì vậy đang được săn tìm ở các lễ hội rau quả.
GS.TS. Nguyễn Văn Luật, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Nam Bộ, từng nhiều năm làm Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long khi có mặt ở bất cứ hội nghị lương thực thực phẩm nào cũng tranh thủ thời gian để trình bày ích lợi của cây “bánh mì”.
Theo ông, từ áp lực của tình trạng “biến đổi khí hậu” và hiểm họa nước biển dâng cao làm giảm diện tích trồng lúa, các nhà khoa học phải có trách nhiệm sưu tầm, phát triển tập đoàn cây lương thực, thực phẩm có ích, dễ trồng.
Trong nước lũ, có các loại cây cho chất bột hoặc chất xanh làm thực phẩm như cây lúa nổi, củ ấu, rau nhút, rau muống bè... Nhưng trong mục tiêu đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, cây sa-kê nổi lên vị trí đáng quan tâm hàng đầu vì nó là một loại cây lâm nghiệp.
Cây dễ trồng ở các vùng gò, đất dốc để chống xói mòn. Có 2 loại giống có hạt và không hạt. Hạt sa-kê đem nướng thơm phức, ăn được. Múi trái như múi mít, chiếm 70% của quả, là một loại bột để chế biến thành các món ăn hấp dẫn như đã nói, hoặc có thể làm các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt, bánh trồi.
Cây trồng chỉ 1,5 đến 2 năm là cho quả, một năm 2 lứa vào mùa xuân và mùa thu. Quả chứa 25% tinh bột, 3% protein và 0,5% lipit và nhiều chất bổ như vitamin C (20 mg/100 gam); kali, kẽm và thiamin.
Cây sa-kê có nguồn gốc từ châu Phi và hoàn toàn không liên quan gì đến loại “rượu sa-kê”, đã được Ấn Độ trồng nhiều, một cây sai quả hàng năm có thể cho đến 200 quả. Tại Malaysia và Philippines cây này cũng được trồng nhiều. Ở Việt Nam, người ta bắt gặp nó cả trong các đình chùa ở miền Trung, Tây Nguyên.
Qua ý kiến của nhiều nhà khoa học uy tín trong, ngoài nước, đưa cây sa-kê vào danh sách các loài cây trồng chính là đáng khuyến khích và rất khả thi.
Cây không kén đất, thích hợp với việc lồng ghép vào các dự án trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, làm cây chắn gió, cây kiểng... Có thể nhân giống vô tính từ rễ khá dễ dàng. Với giống có hột thì ươm hột. Cây “bánh mì” hoàn toàn có thể làm cây “đa chức năng".