Bay lên, những quả cầu cổ phiếu!
Nghi lễ niêm yết cổ phiếu của Quĩ Đầu tư hạ tầng Việt Nam (VNI) ở Sở Giao dịch Chứng khoán London được tổ chức nhanh, gọn nhẹ
Nghi lễ niêm yết cổ phiếu của Quĩ Đầu tư hạ tầng Việt Nam (VNI) ở Sở Giao dịch Chứng khoán London được tổ chức nhanh, gọn nhẹ, không có những lẵng hoa chúc mừng rực rỡ, không có tiếng chuông báo hiệu ngày giao dịch đầu tiên.
Thay vào đó là những quả cầu - một biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa của Sở Giao dịch Chứng khoán London - thường được sử dụng vào những thời khắc quan trọng nhất của một công ty khi cổ phiếu của họ gia nhập sàn.
Buổi sáng 5/7, thời tiết ở London thật dễ chịu. Gió thổi mát lạnh trong những tia nắng ban mai dịu dàng. Tòa nhà của Sở Giao dịch chứng khoán London nằm lặng lẽ ở số 10 quảng trường Paternoster trong khu tài chính của thành phố, phía tường ngoài ghi dòng chữ nhỏ khiêm tốn London Stock Exchange (LSE).
Không thể phân biệt tòa nhà của LSE với các tòa nhà văn phòng khác vì mọi thứ dường như diễn ra trong yên bình, không thấy đám đông ồn ào xung quanh các bảng điện, thiếu hẳn những tiếng thở dài, những ánh mắt thất thần, những nụ cười vang rạng rỡ... Cái sàn giao dịch hiện hữu tấp nập đầy sức sống đã không còn khi LSE bắt đầu triển khai giao dịch điện tử.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem giá của VNI trong ngày đầu tiên giao dịch, ông Jon Edwards - trưởng bộ phận phát triển kinh doanh quốc tế của Sở Giao dịch chứng khoán London - đã hướng dẫn mọi người đến một dãy hành lang buồn tênh có để sẵn một vài chiếc máy tính.
Ông gõ chữ VNI, màn hình hiện lên khối lượng giao dịch cổ phiếu và các mức giá mua bán của quĩ hạ tầng Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán London trong mắt người tham quan chỉ gói gọn như thế.
Cuộc hành trình không điểm dừng
Đúng 8 giờ, Don Lam - tổng giám đốc VinaCapital Group, đơn vị quản lý quĩ VNI - và William Lean - giám đốc điều hành VNI - nhấn nút thả những quả cầu màu xanh ngọc mang thông điệp ngày giao dịch đầu tiên của VNI chính thức bắt đầu.
Đây không phải là những quả cầu bình thường. Một chuyên gia của LSE cho biết đó là một công trình kiến trúc động gồm một hệ thống 162 dây cáp dài 32m vươn cao tám tầng lầu, chạm đến trần nhà lợp bằng kính sáng bóng.
Mỗi dây cáp mang chín quả cầu di chuyển tự do lên xuống, là biểu tượng sinh động của các lực co kéo trên thị trường chứng khoán. Trong khối hình nghệ thuật ấy, có những quả bóng bay cao, bay rất nhanh, thể hiện giá những loại cổ phiếu leo thang không ngừng.
Nhưng cũng có những quả bóng bay lên, rồi dường như mệt mỏi ngưng lại lưng chừng, giống như những cổ phiếu trên đà tăng trưởng sau đó không đủ sức tiếp tục cuộc hành trình. Và cuối cùng, có những quả bóng lười biếng nằm dưới sàn, không thể bay lên, là hình ảnh của những cổ phiếu từ khi đi vào niêm yết đã không có đủ nội lực để tạo những cú đột phá.
Thay cho những bài phát biểu dài dòng, ông Jon Edwards - Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh quốc tế của LSE - chỉ nói ngắn gọn: “Chúc cho cổ phiếu của VNI sẽ bay cao như những quả bóng trên kia nhờ vào những thành tích kinh doanh vượt trội của quĩ”.
Ngoài ông Edwards, buổi lễ còn có sự chứng kiến của ông Philip Secrett - chuyên gia của Công ty dịch vụ tài chính Grant Thornton, cố vấn niêm yết cho VNI - và ông Hiroshi Funaki - giám đốc bộ phận nghiên cứu của Công ty LCF Edmond de Rothschild Securities, nhà môi giới của VNI.
Đây là hai công ty đã đi cùng VinaCapital trong suốt quá trình tổ chức gặp gỡ giới đầu tư quốc tế để gây quĩ và làm bản cáo bạch thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào. Ngoài ra, một loạt tổ chức khác đứng sau đã hỗ trợ quá trình này, từ nhà kiểm toán KPMG, nhà tư vấn thuế Pricewaterhouse Coopers, các hãng luật Lawrence Graham LLP, Frasers và Hunton & Williams, nhà phân tích thị trường Mekong Research...
Quá trình gây quĩ cho VNI của VinaCapital diễn ra khá suôn sẻ. Don Lam và William Lean đã cùng nhau đến những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới như New York, London, Hồng Kông, Singapore... để trực tiếp nói chuyện với giới đầu tư.
“Vũ khí” quan trọng nhất của họ chính là những con số tăng trưởng ngoạn mục của các quĩ đầu tư do VinaCapital quản lý kể từ khi công ty này hoạt động vào cuối năm 2003. Ở quĩ Vietnam Opportunity Fund (VOF), nếu nhà đầu tư bỏ vào 1 triệu USD vào tháng 1-2004 thì nay đã tăng lên 3,5 triệu USD, còn nếu bỏ 1 triệu USD vào quĩ bất động sản VinaLand (VNL) vào tháng 3-2006 thì nay đã tăng lên 1,5 triệu USD.
Bên cạnh đó, họ cũng được thuyết phục bằng một báo cáo nghiên cứu thật chi tiết và cặn kẽ về tình trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng như những cơ hội đầu tư hiển hiện. Kết quả, các nhà đầu tư đã cam kết góp gần 800 triệu USD, tuy nhiên phía VinaCapital chỉ nhận 402 triệu USD với lý do chỉ huy động đủ cho việc giải ngân trong vòng 12-18 tháng.
“Chúng tôi lo ngại rằng nếu tham lam ôm quá nhiều thì sẽ để tiền của nhà đầu tư “chết” trong ngân hàng, mà điều đó chính bản thân nhà đầu tư cũng không mong muốn”, ông Don Lam giải thích.
Kiếm tiền tại Việt Nam quá dễ?
Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán, bản cáo bạch của đa số các công ty Việt Nam chỉ gói gọn trong vài chục trang giấy A4, trong đó chủ yếu nêu các nhân tố rủi ro liên quan đến kinh doanh và thị trường, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần nhất, kế hoạch lợi nhuận và cổ tức những năm sắp tới, danh sách lãnh đạo công ty...
Trong khi đó, bản cáo bạch của các công ty niêm yết tại LSE, chẳng hạn như bản cáo bạch của VNI được đóng lại như một tập sách, dày hơn 100 trang chi chít chữ và số liệu. Trong đó, chiếm 1/3 số trang là phần phân tích về tổng quan tình hình cơ sở hạ tầng của Việt Nam do Mekong Research thực hiện.
Về thị trường điện, bản cáo bạch nêu chi tiết tất cả tên các nhà máy điện, công suất, người sở hữu, tổng nguồn cung quốc gia, tổng nhu cầu, hình thức đầu tư cho phép đối với giới đầu tư nước ngoài...
Đối với hệ thống cảng, viễn thông, cấp nước, giao thông như đường bộ, hàng không, đường sắt... cũng được cung cấp những thông tin tương tự, đặc biệt có lồng vào qui hoạch của Chính phủ đối với những ngành này. Như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa trên những thông tin này để phân tích những cơ hội và rủi ro nhằm đưa ra quyết định có nên bỏ vốn vào đầu tư hệ thống hạ tầng của Việt Nam hay không.
Gần 65,5% trong tổng số nguồn vốn huy động 402 triệu USD được đóng góp từ sáu tổ chức tài chính mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Dali Capital Plc., Morgan Stanley & Co. International Plc., HSBC Bank, Merrill Lynch Bank (Suisse) SA...
Hơn ai hết, họ hiểu rõ những cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam, một lĩnh vực còn khá hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, nơi họ chỉ được phép bỏ vốn và công nghệ nhưng phải “từ bỏ” quyền quản lý để giao lại cho các đối tác Việt Nam.
Thế nhưng những điều này không ngăn lại dòng vốn của họ, bởi bản cáo bạch của VNI cũng nêu rõ Việt Nam đã gia nhập WTO, những rào cản gia nhập thị trường sẽ dần nới lỏng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.
Hỏi ông Hiroshi Funaki rằng có phải nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào Việt Nam chỉ vì nơi này tỏ ra là nơi dễ kiếm lời nhất do các qui định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lỗ hổng, ông này lắc đầu, nói: “Không hẳn thế! Vấn đề là các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội phát triển dài hạn ở Việt Nam. GDP đang tăng trưởng khá bền vững, thu nhập người dân tăng cao, chất lượng cuộc sống đang được cải thiện, nhu cầu hạ tầng cho phát triển kinh tế chưa được đáp ứng đủ... Đây mới là những yếu tố căn bản để họ yên lòng đưa vốn vào Việt Nam.”
Thay vào đó là những quả cầu - một biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa của Sở Giao dịch Chứng khoán London - thường được sử dụng vào những thời khắc quan trọng nhất của một công ty khi cổ phiếu của họ gia nhập sàn.
Buổi sáng 5/7, thời tiết ở London thật dễ chịu. Gió thổi mát lạnh trong những tia nắng ban mai dịu dàng. Tòa nhà của Sở Giao dịch chứng khoán London nằm lặng lẽ ở số 10 quảng trường Paternoster trong khu tài chính của thành phố, phía tường ngoài ghi dòng chữ nhỏ khiêm tốn London Stock Exchange (LSE).
Không thể phân biệt tòa nhà của LSE với các tòa nhà văn phòng khác vì mọi thứ dường như diễn ra trong yên bình, không thấy đám đông ồn ào xung quanh các bảng điện, thiếu hẳn những tiếng thở dài, những ánh mắt thất thần, những nụ cười vang rạng rỡ... Cái sàn giao dịch hiện hữu tấp nập đầy sức sống đã không còn khi LSE bắt đầu triển khai giao dịch điện tử.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem giá của VNI trong ngày đầu tiên giao dịch, ông Jon Edwards - trưởng bộ phận phát triển kinh doanh quốc tế của Sở Giao dịch chứng khoán London - đã hướng dẫn mọi người đến một dãy hành lang buồn tênh có để sẵn một vài chiếc máy tính.
Ông gõ chữ VNI, màn hình hiện lên khối lượng giao dịch cổ phiếu và các mức giá mua bán của quĩ hạ tầng Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán London trong mắt người tham quan chỉ gói gọn như thế.
Cuộc hành trình không điểm dừng
Đúng 8 giờ, Don Lam - tổng giám đốc VinaCapital Group, đơn vị quản lý quĩ VNI - và William Lean - giám đốc điều hành VNI - nhấn nút thả những quả cầu màu xanh ngọc mang thông điệp ngày giao dịch đầu tiên của VNI chính thức bắt đầu.
Đây không phải là những quả cầu bình thường. Một chuyên gia của LSE cho biết đó là một công trình kiến trúc động gồm một hệ thống 162 dây cáp dài 32m vươn cao tám tầng lầu, chạm đến trần nhà lợp bằng kính sáng bóng.
Mỗi dây cáp mang chín quả cầu di chuyển tự do lên xuống, là biểu tượng sinh động của các lực co kéo trên thị trường chứng khoán. Trong khối hình nghệ thuật ấy, có những quả bóng bay cao, bay rất nhanh, thể hiện giá những loại cổ phiếu leo thang không ngừng.
Nhưng cũng có những quả bóng bay lên, rồi dường như mệt mỏi ngưng lại lưng chừng, giống như những cổ phiếu trên đà tăng trưởng sau đó không đủ sức tiếp tục cuộc hành trình. Và cuối cùng, có những quả bóng lười biếng nằm dưới sàn, không thể bay lên, là hình ảnh của những cổ phiếu từ khi đi vào niêm yết đã không có đủ nội lực để tạo những cú đột phá.
Thay cho những bài phát biểu dài dòng, ông Jon Edwards - Trưởng bộ phận Phát triển kinh doanh quốc tế của LSE - chỉ nói ngắn gọn: “Chúc cho cổ phiếu của VNI sẽ bay cao như những quả bóng trên kia nhờ vào những thành tích kinh doanh vượt trội của quĩ”.
Ngoài ông Edwards, buổi lễ còn có sự chứng kiến của ông Philip Secrett - chuyên gia của Công ty dịch vụ tài chính Grant Thornton, cố vấn niêm yết cho VNI - và ông Hiroshi Funaki - giám đốc bộ phận nghiên cứu của Công ty LCF Edmond de Rothschild Securities, nhà môi giới của VNI.
Đây là hai công ty đã đi cùng VinaCapital trong suốt quá trình tổ chức gặp gỡ giới đầu tư quốc tế để gây quĩ và làm bản cáo bạch thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào. Ngoài ra, một loạt tổ chức khác đứng sau đã hỗ trợ quá trình này, từ nhà kiểm toán KPMG, nhà tư vấn thuế Pricewaterhouse Coopers, các hãng luật Lawrence Graham LLP, Frasers và Hunton & Williams, nhà phân tích thị trường Mekong Research...
Quá trình gây quĩ cho VNI của VinaCapital diễn ra khá suôn sẻ. Don Lam và William Lean đã cùng nhau đến những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới như New York, London, Hồng Kông, Singapore... để trực tiếp nói chuyện với giới đầu tư.
“Vũ khí” quan trọng nhất của họ chính là những con số tăng trưởng ngoạn mục của các quĩ đầu tư do VinaCapital quản lý kể từ khi công ty này hoạt động vào cuối năm 2003. Ở quĩ Vietnam Opportunity Fund (VOF), nếu nhà đầu tư bỏ vào 1 triệu USD vào tháng 1-2004 thì nay đã tăng lên 3,5 triệu USD, còn nếu bỏ 1 triệu USD vào quĩ bất động sản VinaLand (VNL) vào tháng 3-2006 thì nay đã tăng lên 1,5 triệu USD.
Bên cạnh đó, họ cũng được thuyết phục bằng một báo cáo nghiên cứu thật chi tiết và cặn kẽ về tình trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng như những cơ hội đầu tư hiển hiện. Kết quả, các nhà đầu tư đã cam kết góp gần 800 triệu USD, tuy nhiên phía VinaCapital chỉ nhận 402 triệu USD với lý do chỉ huy động đủ cho việc giải ngân trong vòng 12-18 tháng.
“Chúng tôi lo ngại rằng nếu tham lam ôm quá nhiều thì sẽ để tiền của nhà đầu tư “chết” trong ngân hàng, mà điều đó chính bản thân nhà đầu tư cũng không mong muốn”, ông Don Lam giải thích.
Kiếm tiền tại Việt Nam quá dễ?
Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán, bản cáo bạch của đa số các công ty Việt Nam chỉ gói gọn trong vài chục trang giấy A4, trong đó chủ yếu nêu các nhân tố rủi ro liên quan đến kinh doanh và thị trường, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hai năm gần nhất, kế hoạch lợi nhuận và cổ tức những năm sắp tới, danh sách lãnh đạo công ty...
Trong khi đó, bản cáo bạch của các công ty niêm yết tại LSE, chẳng hạn như bản cáo bạch của VNI được đóng lại như một tập sách, dày hơn 100 trang chi chít chữ và số liệu. Trong đó, chiếm 1/3 số trang là phần phân tích về tổng quan tình hình cơ sở hạ tầng của Việt Nam do Mekong Research thực hiện.
Về thị trường điện, bản cáo bạch nêu chi tiết tất cả tên các nhà máy điện, công suất, người sở hữu, tổng nguồn cung quốc gia, tổng nhu cầu, hình thức đầu tư cho phép đối với giới đầu tư nước ngoài...
Đối với hệ thống cảng, viễn thông, cấp nước, giao thông như đường bộ, hàng không, đường sắt... cũng được cung cấp những thông tin tương tự, đặc biệt có lồng vào qui hoạch của Chính phủ đối với những ngành này. Như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa trên những thông tin này để phân tích những cơ hội và rủi ro nhằm đưa ra quyết định có nên bỏ vốn vào đầu tư hệ thống hạ tầng của Việt Nam hay không.
Gần 65,5% trong tổng số nguồn vốn huy động 402 triệu USD được đóng góp từ sáu tổ chức tài chính mà tên tuổi của họ đã trở nên quen thuộc với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam như Dali Capital Plc., Morgan Stanley & Co. International Plc., HSBC Bank, Merrill Lynch Bank (Suisse) SA...
Hơn ai hết, họ hiểu rõ những cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam, một lĩnh vực còn khá hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, nơi họ chỉ được phép bỏ vốn và công nghệ nhưng phải “từ bỏ” quyền quản lý để giao lại cho các đối tác Việt Nam.
Thế nhưng những điều này không ngăn lại dòng vốn của họ, bởi bản cáo bạch của VNI cũng nêu rõ Việt Nam đã gia nhập WTO, những rào cản gia nhập thị trường sẽ dần nới lỏng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.
Hỏi ông Hiroshi Funaki rằng có phải nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vốn vào Việt Nam chỉ vì nơi này tỏ ra là nơi dễ kiếm lời nhất do các qui định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lỗ hổng, ông này lắc đầu, nói: “Không hẳn thế! Vấn đề là các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội phát triển dài hạn ở Việt Nam. GDP đang tăng trưởng khá bền vững, thu nhập người dân tăng cao, chất lượng cuộc sống đang được cải thiện, nhu cầu hạ tầng cho phát triển kinh tế chưa được đáp ứng đủ... Đây mới là những yếu tố căn bản để họ yên lòng đưa vốn vào Việt Nam.”