Bi đát nghề nuôi tu hài
Hàng tỷ đồng các hộ ngư dân đầu tư đã mất trắng do tu hài chết
Đang đúng vào đợt cao điểm của du lịch hè, nhưng đến Vân Đồn (Quảng Ninh) những ngày này, buồn nhiều hơn vui. Bởi hàng tỷ đồng các hộ ngư dân đầu tư đã mất trắng do tu hài chết. Nhiều gia đình ở huyện đảo Vân Đồn rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí kiệt quệ vì không thể thu được vốn.
Khoảng chục năm trở lại đây ở Vân Đồn nhiều gia đình thoát nghèo từ tu hài và không ít người trở thành ông chủ lớn. Đặc biệt năm 2011, người dân đầu tư lớn chưa từng có tới 60 triệu con, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Tại thị trấn Cái Rồng, nuôi khá nhiều tu hài của Vân Đồn. Dù đang là vụ thu hoạch nhưng không còn cảnh tấp nập tầu thuyền bán mua, thay vào đó là không khí buồn tẻ.
Anh Trần Văn Nguyền, một chủ hộ nuôi tu hài ở khu 9 cho biết, đã đầu tư 50 triệu đồng với 8.000 lồng nuôi thương phẩm. Mỗi lứa tu hài nuôi phải mất khoảng gần 2 năm, bắt đầu từ khi con tu hài giống nhỏ như đầu đũa cho đến khi thành tu hài thương phẩm, thường khoảng 18-20 con/kg. Với tu hài giống cấp 1, trung bình mỗi lồng được ươm khoảng 1.000 con. Tuy nhiên, chưa kịp thu hoạch thì tu hài chết cả loạt.
“Chưa tính công sức bỏ ra từ khi chọn giống, ươm giống, cấy xuống lồng, tính ra thiệt hại ban đầu lên đến hàng tỷ đồng”, anh Nguyền rầu rĩ nói.
Gia đình anh Việt Thắng bắt đầu thả lồng tu hài từ tháng 9/2011, không tính thời gian ươm từ giống cấp 1, cấp 2. Bới cát ở 1 chiếc lồng bất kỳ và kéo lên cho chúng tôi xem, cả lồng cấy 50 con, nay chỉ còn được 3 con sống sót. Anh Thắng cho biết, bình thường tu hài thương phẩm cũng phải thu được khoảng 90% so với lượng cấy xuống ban đầu. Nhưng giờ, 90% lại là con số tu hài chết, 7 lồng thả xuống mà gom về chỉ đủ được 2 lồng.
Theo anh Thắng gia đình anh dù sao vẫn may mắn hơn rất nhiều gia đình ở đây. Để có một lồng tu hài nuôi thương phẩm, họ phải bỏ ra khoảng 100-120 ngàn đồng. Nếu thuận lợi, mỗi lồng như vậy sẽ cho thu hoạch trên 200 ngàn đồng. Tuy nhiên, trước tình trạng tu hài chết hàng loạt, nhiều hộ đã phải bán lồng với mức giá 20 ngàn đồng/lồng để gỡ lại phần nào nguồn vốn ban đầu. Rất nhiều lồng rỗng được các gia đình để ngổn ngang trên những nhà bè hay trong những hốc núi đá.
“Nhiều người phá sản bỏ lên bờ, chẳng còn nhà mà ở. Chúng tôi còn cầm cự ở đây, cố gắng thu gom được chút nào đó tu hài sống còn sót lại, cũng chẳng được là bao”, anh Thắng chia sẻ.
Qua kiểm tra thực tế tại khu vực nuôi tu hài của một số hộ dân tại các xã Bản Sen, Minh Châu và khu bè nuôi tu hài của Công ty TNHH Quan Minh, hầu hết tu hài nuôi của các hộ dân và doanh nghiệp đều bị chết trên 90%. Bình quân, mỗi lồng nuôi thả từ 40-45 con giống thì nay chỉ còn từ 3-5 con/lồng; nhiều hộ nuôi tu hài chết 100% tại các lồng nuôi. Riêng Công ty Quan Minh, vụ nuôi năm nay công ty đầu tư nuôi hơn 100.000 ô lồng với mức bình quân 40 con giống/lồng. Đến nay toàn bộ số tu hài thả nuôi của Công ty đều chết sạch.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Vân Đồn, dịch bệnh đã làm chết toàn bộ tu hài nuôi của 650 hộ gia đình, tổng thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng (chỉ riêng số tiền mua giống). Số tu hài trên được nông dân thả giống từ tháng 5/2011. Dự kiến đến tháng 7 năm nay sẽ thu hoạch nhưng, từ tháng 3 trở lại đây, tình trạng tu hài chết xuất hiện ở hầu hết các lồng, bãi nuôi của các hộ gia đình.
Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy tu hài chết là do mắc nội ký sinh trùng Perkinsus Spp. Đây là loại bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, hiện tại chưa có giải pháp chữa trị hữu hiệu.
Theo khuyến cáo của ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, nông dân và các doanh nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài 2 năm để đảm bảo môi trường chăn nuôi trên vịnh được trong sạch trở lại.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi kiểm tra thực tế, đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính khẩn trương báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch bệnh trên tu hài nuôi tại địa phương và thực hiện công khai công bố dịch. Sở Tài chính cần đối chiếu với các văn bản quy định của Nhà nước để hỗ trợ người nuôi tu hài phần nào thiệt hại, trước mắt sẽ hỗ trợ về giống.
“Chúng tôi cũng yêu cầu ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vệ sinh môi trường tại vùng nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ông Hậu nhấn mạnh.
Khoảng chục năm trở lại đây ở Vân Đồn nhiều gia đình thoát nghèo từ tu hài và không ít người trở thành ông chủ lớn. Đặc biệt năm 2011, người dân đầu tư lớn chưa từng có tới 60 triệu con, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Tại thị trấn Cái Rồng, nuôi khá nhiều tu hài của Vân Đồn. Dù đang là vụ thu hoạch nhưng không còn cảnh tấp nập tầu thuyền bán mua, thay vào đó là không khí buồn tẻ.
Anh Trần Văn Nguyền, một chủ hộ nuôi tu hài ở khu 9 cho biết, đã đầu tư 50 triệu đồng với 8.000 lồng nuôi thương phẩm. Mỗi lứa tu hài nuôi phải mất khoảng gần 2 năm, bắt đầu từ khi con tu hài giống nhỏ như đầu đũa cho đến khi thành tu hài thương phẩm, thường khoảng 18-20 con/kg. Với tu hài giống cấp 1, trung bình mỗi lồng được ươm khoảng 1.000 con. Tuy nhiên, chưa kịp thu hoạch thì tu hài chết cả loạt.
“Chưa tính công sức bỏ ra từ khi chọn giống, ươm giống, cấy xuống lồng, tính ra thiệt hại ban đầu lên đến hàng tỷ đồng”, anh Nguyền rầu rĩ nói.
Gia đình anh Việt Thắng bắt đầu thả lồng tu hài từ tháng 9/2011, không tính thời gian ươm từ giống cấp 1, cấp 2. Bới cát ở 1 chiếc lồng bất kỳ và kéo lên cho chúng tôi xem, cả lồng cấy 50 con, nay chỉ còn được 3 con sống sót. Anh Thắng cho biết, bình thường tu hài thương phẩm cũng phải thu được khoảng 90% so với lượng cấy xuống ban đầu. Nhưng giờ, 90% lại là con số tu hài chết, 7 lồng thả xuống mà gom về chỉ đủ được 2 lồng.
Theo anh Thắng gia đình anh dù sao vẫn may mắn hơn rất nhiều gia đình ở đây. Để có một lồng tu hài nuôi thương phẩm, họ phải bỏ ra khoảng 100-120 ngàn đồng. Nếu thuận lợi, mỗi lồng như vậy sẽ cho thu hoạch trên 200 ngàn đồng. Tuy nhiên, trước tình trạng tu hài chết hàng loạt, nhiều hộ đã phải bán lồng với mức giá 20 ngàn đồng/lồng để gỡ lại phần nào nguồn vốn ban đầu. Rất nhiều lồng rỗng được các gia đình để ngổn ngang trên những nhà bè hay trong những hốc núi đá.
“Nhiều người phá sản bỏ lên bờ, chẳng còn nhà mà ở. Chúng tôi còn cầm cự ở đây, cố gắng thu gom được chút nào đó tu hài sống còn sót lại, cũng chẳng được là bao”, anh Thắng chia sẻ.
Qua kiểm tra thực tế tại khu vực nuôi tu hài của một số hộ dân tại các xã Bản Sen, Minh Châu và khu bè nuôi tu hài của Công ty TNHH Quan Minh, hầu hết tu hài nuôi của các hộ dân và doanh nghiệp đều bị chết trên 90%. Bình quân, mỗi lồng nuôi thả từ 40-45 con giống thì nay chỉ còn từ 3-5 con/lồng; nhiều hộ nuôi tu hài chết 100% tại các lồng nuôi. Riêng Công ty Quan Minh, vụ nuôi năm nay công ty đầu tư nuôi hơn 100.000 ô lồng với mức bình quân 40 con giống/lồng. Đến nay toàn bộ số tu hài thả nuôi của Công ty đều chết sạch.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Vân Đồn, dịch bệnh đã làm chết toàn bộ tu hài nuôi của 650 hộ gia đình, tổng thiệt hại lên tới 200 tỷ đồng (chỉ riêng số tiền mua giống). Số tu hài trên được nông dân thả giống từ tháng 5/2011. Dự kiến đến tháng 7 năm nay sẽ thu hoạch nhưng, từ tháng 3 trở lại đây, tình trạng tu hài chết xuất hiện ở hầu hết các lồng, bãi nuôi của các hộ gia đình.
Kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy tu hài chết là do mắc nội ký sinh trùng Perkinsus Spp. Đây là loại bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, hiện tại chưa có giải pháp chữa trị hữu hiệu.
Theo khuyến cáo của ông Đoàn Duy Ái, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, nông dân và các doanh nghiệp tạm thời dừng nuôi tu hài 2 năm để đảm bảo môi trường chăn nuôi trên vịnh được trong sạch trở lại.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi kiểm tra thực tế, đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính khẩn trương báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình dịch bệnh trên tu hài nuôi tại địa phương và thực hiện công khai công bố dịch. Sở Tài chính cần đối chiếu với các văn bản quy định của Nhà nước để hỗ trợ người nuôi tu hài phần nào thiệt hại, trước mắt sẽ hỗ trợ về giống.
“Chúng tôi cũng yêu cầu ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vệ sinh môi trường tại vùng nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, ông Hậu nhấn mạnh.