Biến động tỷ giá: Chưa cần đến 1% “của để dành”?
10h sáng nay (6/6), một “ông lớn” đột ngột giảm mạnh giá USD trên biểu niêm yết
10h sáng nay (6/6), một “ông lớn” đột ngột giảm mạnh giá USD trên biểu niêm yết. Dòng người đang đi về một hướng hẳn đã khựng lại, quan sát và tính toán.
Hôm qua (5/6), cũng như tại một số thành viên khác, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp giá USD bán ra kịch trần biên độ với 21.246 VND. Thế nhưng, khoảng 10h sáng nay, ngân hàng đang có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất hệ thống, cũng như là đầu mối có hoạt động kinh doanh ngoại tệ mạnh này, đã đột ngột giảm tới 51 VND cả chiều mua vào bán ra trên biểu niêm yết.
Vì sao Vietcombank lại có một bước giảm mạnh hiếm thấy như vậy? Những con mắt trên thị trường đang hút theo mức giá trần có lẽ sẽ nhíu mày suy tính. Liệu có điều gì mà riêng Vietcombank biết để có điều chỉnh rất khác biệt?
Đến đầu giờ chiều nay, những câu hỏi trên không còn quá lớn nữa, bởi chính Vietcombank đã nâng giá niêm yết trở lại “mặt bằng chung” 21.210 VND như hầu hết các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, diễn biến trên tại “ông lớn” đó, cũng như sự hạ nhiệt của tỷ giá USD/VND tại tất cả các ngân hàng thương mại sáng nay (giảm phổ biến 30 - 36 VND) lại cho những thông tin cần thiết.
Trạng thái kịch trần hiện thời chưa quá căng thẳng. Điều này cũng phản ánh ở chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn giữ ở mức bình thường. Đáng chú ý hơn, mức điều chỉnh đáng kể sáng nay cho thấy tính toán vào tình huống Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ giá đã có phần lung lay.
Từ ngày 4/6 vừa qua, khi tỷ giá USD/VND có hơi hướng kịch trần, đâu đó đã có những đồn đoán, đúng hơn là dự tính Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Không phải là ngẫu nhiên. Thị trường vẫn phảng phất hình ảnh của quá khứ, như một tham chiếu: cùng kỳ năm ngoái, tỷ giá cũng có biến động mạnh để rồi ngày 28/6/2013 Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng thêm 1%.
Như đề cập ở bài viết đầu tuần này, 1% từ sóng tỷ giá lúc này là lợi ích đáng kể. Quan trọng hơn là Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh hay không, nếu có thì sẽ như thế nào?
Lâu nay, điều chỉnh lãi suất hay tỷ giá được xem thuộc diện thông tin mật, vì ẩn sau đó là khả năng có thể thay đổi túi tiền của người dân, doanh nghiệp, rộng hơn là phản ứng trên thị trường… Cho nên, câu hỏi trên chỉ có thể xét ở giả thiết.
Theo tìm hiểu của VnEconomy ở kênh có thẩm quyền, cung - cầu và giao dịch ngoại tệ trên thị trường hiện vẫn thông suốt, các nhu cầu hợp pháp đều được đáp ứng, và Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phải trực tiếp tung hàng can thiệp.
“Thị trường vẫn tự cân đối được”, nguồn tin giám sát cho biết.
Một khi nhà điều hành chưa dùng lực để trực tiếp can thiệp, thị trường vẫn tự cân đối, thì hẳn việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng - bước đi cuối cùng - có thể chưa phải dùng đến.
Mặt khác, các điều kiện để điều chỉnh tỷ giá cùng kỳ năm ngoái đến nay đã khác, đặc biệt là sự cạn kiệt về cân đối lãi suất “đồng - đô” nếu tiến hành điều chỉnh.
Với chính sách điều hành tỷ giá hơn hai năm trở lại đây, những câu hỏi như vì sao phải/không điều chỉnh, vì sao chỉ 1% hay đáng ra phải cao hơn/thấp hơn mới là hợp lý đã không còn được đặt ra một cách trọn vẹn nữa. Thay vào đó là cam kết giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước và mức độ biến động đã cam kết sẽ được thực hiện như thế nào.
Năm nay, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ không quá 1% như cam kết. Ngân hàng Nhà nước liên tục khẳng định giữ vững định hướng đó, sẵn sàng các biện pháp để can thiệp nếu có xáo trộn.
Nhưng, ổn định không có nghĩa là cố định. Ngoài những mức giá tăng - giảm hàng ngày trên liên ngân hàng, có thể nhà điều hành vẫn điều chỉnh tỷ giá trong phạm vi 1% đó. Nếu vậy, điều được quan tâm là sẽ một lúc tăng luôn 1% hay điều chỉnh nhúc nhắc tùy thời điểm?
Như trên, có thể xem việc trực tiếp điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng là một trong những bước đi kỹ thuật cuối cùng, thì nhiều khả năng nhà điều hành sẽ chỉ dùng vào lúc cần nhất và sẽ một bước dùng hết 1% đó (trong tình huống phải điều chỉnh). Việc dùng hết 1% đó đồng nghĩa với khả năng triệt tiêu kỳ vọng sẽ tăng tiếp trên thị trường, bởi mức độ theo cam kết chỉ có vậy, và điều này có tác động lớn tới quyết định của các nhu cầu giao dịch ngoại tệ.
Ngược lại, nếu nhà điều hành tăng nhúc nhắc trong phạm vi 1% đó, thị trường sẽ càng có kỳ vọng và chờ đợi tăng tiếp, phản ứng thường thấy sẽ lại găm giữ để chờ giá sau cao hơn giá trước. Có lẽ, nếu phải điều chỉnh thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không chọn cách này.
Còn nếu thị trường vẫn vận động bình thường như sự ổn định kéo dài thời gian qua, có lẽ nhà điều hành cũng chẳng cần dùng đến 1% “của để dành” cho điều chỉnh tỷ giá, như thực tế trong các năm 2012 và 2013 không dùng hết khoảng biên độ cam kết.
Hôm qua (5/6), cũng như tại một số thành viên khác, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) áp giá USD bán ra kịch trần biên độ với 21.246 VND. Thế nhưng, khoảng 10h sáng nay, ngân hàng đang có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất hệ thống, cũng như là đầu mối có hoạt động kinh doanh ngoại tệ mạnh này, đã đột ngột giảm tới 51 VND cả chiều mua vào bán ra trên biểu niêm yết.
Vì sao Vietcombank lại có một bước giảm mạnh hiếm thấy như vậy? Những con mắt trên thị trường đang hút theo mức giá trần có lẽ sẽ nhíu mày suy tính. Liệu có điều gì mà riêng Vietcombank biết để có điều chỉnh rất khác biệt?
Đến đầu giờ chiều nay, những câu hỏi trên không còn quá lớn nữa, bởi chính Vietcombank đã nâng giá niêm yết trở lại “mặt bằng chung” 21.210 VND như hầu hết các ngân hàng khác.
Tuy nhiên, diễn biến trên tại “ông lớn” đó, cũng như sự hạ nhiệt của tỷ giá USD/VND tại tất cả các ngân hàng thương mại sáng nay (giảm phổ biến 30 - 36 VND) lại cho những thông tin cần thiết.
Trạng thái kịch trần hiện thời chưa quá căng thẳng. Điều này cũng phản ánh ở chênh lệch giá mua vào - bán ra vẫn giữ ở mức bình thường. Đáng chú ý hơn, mức điều chỉnh đáng kể sáng nay cho thấy tính toán vào tình huống Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ giá đã có phần lung lay.
Từ ngày 4/6 vừa qua, khi tỷ giá USD/VND có hơi hướng kịch trần, đâu đó đã có những đồn đoán, đúng hơn là dự tính Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Không phải là ngẫu nhiên. Thị trường vẫn phảng phất hình ảnh của quá khứ, như một tham chiếu: cùng kỳ năm ngoái, tỷ giá cũng có biến động mạnh để rồi ngày 28/6/2013 Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng thêm 1%.
Như đề cập ở bài viết đầu tuần này, 1% từ sóng tỷ giá lúc này là lợi ích đáng kể. Quan trọng hơn là Ngân hàng Nhà nước có điều chỉnh hay không, nếu có thì sẽ như thế nào?
Lâu nay, điều chỉnh lãi suất hay tỷ giá được xem thuộc diện thông tin mật, vì ẩn sau đó là khả năng có thể thay đổi túi tiền của người dân, doanh nghiệp, rộng hơn là phản ứng trên thị trường… Cho nên, câu hỏi trên chỉ có thể xét ở giả thiết.
Theo tìm hiểu của VnEconomy ở kênh có thẩm quyền, cung - cầu và giao dịch ngoại tệ trên thị trường hiện vẫn thông suốt, các nhu cầu hợp pháp đều được đáp ứng, và Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa phải trực tiếp tung hàng can thiệp.
“Thị trường vẫn tự cân đối được”, nguồn tin giám sát cho biết.
Một khi nhà điều hành chưa dùng lực để trực tiếp can thiệp, thị trường vẫn tự cân đối, thì hẳn việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng - bước đi cuối cùng - có thể chưa phải dùng đến.
Mặt khác, các điều kiện để điều chỉnh tỷ giá cùng kỳ năm ngoái đến nay đã khác, đặc biệt là sự cạn kiệt về cân đối lãi suất “đồng - đô” nếu tiến hành điều chỉnh.
Với chính sách điều hành tỷ giá hơn hai năm trở lại đây, những câu hỏi như vì sao phải/không điều chỉnh, vì sao chỉ 1% hay đáng ra phải cao hơn/thấp hơn mới là hợp lý đã không còn được đặt ra một cách trọn vẹn nữa. Thay vào đó là cam kết giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước và mức độ biến động đã cam kết sẽ được thực hiện như thế nào.
Năm nay, tỷ giá USD/VND nếu tăng sẽ không quá 1% như cam kết. Ngân hàng Nhà nước liên tục khẳng định giữ vững định hướng đó, sẵn sàng các biện pháp để can thiệp nếu có xáo trộn.
Nhưng, ổn định không có nghĩa là cố định. Ngoài những mức giá tăng - giảm hàng ngày trên liên ngân hàng, có thể nhà điều hành vẫn điều chỉnh tỷ giá trong phạm vi 1% đó. Nếu vậy, điều được quan tâm là sẽ một lúc tăng luôn 1% hay điều chỉnh nhúc nhắc tùy thời điểm?
Như trên, có thể xem việc trực tiếp điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng là một trong những bước đi kỹ thuật cuối cùng, thì nhiều khả năng nhà điều hành sẽ chỉ dùng vào lúc cần nhất và sẽ một bước dùng hết 1% đó (trong tình huống phải điều chỉnh). Việc dùng hết 1% đó đồng nghĩa với khả năng triệt tiêu kỳ vọng sẽ tăng tiếp trên thị trường, bởi mức độ theo cam kết chỉ có vậy, và điều này có tác động lớn tới quyết định của các nhu cầu giao dịch ngoại tệ.
Ngược lại, nếu nhà điều hành tăng nhúc nhắc trong phạm vi 1% đó, thị trường sẽ càng có kỳ vọng và chờ đợi tăng tiếp, phản ứng thường thấy sẽ lại găm giữ để chờ giá sau cao hơn giá trước. Có lẽ, nếu phải điều chỉnh thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không chọn cách này.
Còn nếu thị trường vẫn vận động bình thường như sự ổn định kéo dài thời gian qua, có lẽ nhà điều hành cũng chẳng cần dùng đến 1% “của để dành” cho điều chỉnh tỷ giá, như thực tế trong các năm 2012 và 2013 không dùng hết khoảng biên độ cam kết.