Biển Đông và chiến lược biển Việt Nam đến 2020
Năm 2011, những chủ đề liên quan đến biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa hay biển và hải đảo của Việt Nam... đã trở nên rất nóng bỏng
Năm 2011, những chủ đề liên quan đến biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa hay biển và hải đảo của Việt Nam... đã trở nên rất nóng bỏng.
“Nóng” không chỉ bởi nó có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế mà còn bởi đây là vấn đề chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam có hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với hơn 4.000 hòn đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Tính chung, biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2. Vì vậy, phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm kinh tế của Việt Nam.
Chiến lược biển 2020
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Theo đó, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển...
Tính tới thời điểm này, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...
Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, phát triển kinh tế biển của Việt Nam lâu nay vẫn dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tĩnh từ biển Đông. Đó là tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác...
Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển... Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15-20% năm.
Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng lên gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011, hiện Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dò chủ yếu các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... 1,2 tỷ m3 dầu, 2.800 tỷ m3 khí. Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.
Còn theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Song theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, việc tận dụng lợi thế tĩnh của Việt Nam chủ yếu vẫn theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.
Trong khi việc khai thác lợi thế tĩnh mới ở giai đoạn đầu thì việc tận dụng lợi thế vị trí địa-kinh tế và địa-chiến lược đặc biệt của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa tận dụng lợi thế nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á.
Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.
Các nhà phân tích về biển Đông của Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế biển của Việt Nam cần tận dụng được cả hai lợi thế này nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế của Việt Nam ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển và bảo vệ biển, đảo....
Thách thức phải đối mặt
Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Với những lợi thế sẵn có của mình, biển Đông đang trở thành mục tiêu trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Đã có những quan điểm bất đồng, những mâu thuẫn căng thẳng hay thậm chí là những tranh chấp về chủ quyền giữa những nước trong khu vực biển Đông, trong đó nổi lên là những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn (đường lưỡi bò) trên biển Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chỉ sau đó một ngày, tức ngày 7/5/2009, Việt Nam đã lên tiếng phản đổi, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn trên thực địa, đặc biệt là tại biển Đông. Cùng với đó, 1-2 năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến việc Mỹ quay trở lại khu vực và có một số điều chỉnh chính sách đối với vấn đề an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ khu vực. Một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines cũng đã bắt đầu có những điều chỉnh chính sách nhất định.
Một sự kiện quan trọng được coi là mở ra những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước đó là thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc từ ngày 11-15/10/2011 theo lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề trên biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
(Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 ngày 12/12/2011)
Chúng ta giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
Ta và Trung Quốc đã ký được hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ, ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, hiệp định nghề cá vịnh Bắc Bộ, thỏa thuận về tuần tra chung của hải quân hai nước, và mới đây đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển...
Ta cũng đã ký thoả thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo thuận lợi cho những chương trình hợp tác rộng lớn hơn ở biển Đông trong khuôn khổ các nước ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.
Chủ trương giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế
(Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu về quan điểm của Việt Nam trong giải quyết những tồn tại trên biển Đông tại Trung tâm Đông-Tây, Mỹ ngày 12/11)
Bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có ý thức đầy đủ là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình. Việt Nam nói riêng và những thành viên ASEAN nói chung có liên quan đến biển Đông, hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, tôi nghĩ rằng cũng có suy nghĩ giống như chúng tôi.
Chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển của Liên hiệp quốc năm 1982, và gần đây có một thỏa thuận quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biển Đông (DOC). Chúng tôi giải quyết các vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật quốc tế và thông qua đối thoại bằng ngoại giao.
Và chúng tôi luôn luôn tuyên bố phải đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải quốc tế của bất cứ quốc gia nào đi qua vùng biển Đông. Đây không chỉ là luật quốc nội mà còn luật quốc tế, thông lệ quốc tế mà người ta đã thỏa thuận từ nhiều năm nay.
Yêu cầu các bên giữ nguyên trạng
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11)
Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó...
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Đối với việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.
“Nóng” không chỉ bởi nó có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế mà còn bởi đây là vấn đề chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam có hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với hơn 4.000 hòn đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Tính chung, biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2. Vì vậy, phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm kinh tế của Việt Nam.
Chiến lược biển 2020
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Theo đó, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển...
Tính tới thời điểm này, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...
Mặc dù chiếm tỉ trọng lớn, phát triển kinh tế biển của Việt Nam lâu nay vẫn dựa chủ yếu vào khai thác lợi thế tĩnh từ biển Đông. Đó là tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như thủy sản, dầu khí và nhiều loại khoáng sản khác...
Biển Việt Nam có hơn 2.000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, 1.600 loài giáp xác, 2.500 loài thân mềm, cho khai thác 45.000-50.000 tấn rong biển... Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm với mức tăng khoảng 15-20% năm.
Chỉ trong 10 năm, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng lên gấp 3 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến 6 tỷ USD năm 2011, hiện Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dò chủ yếu các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước, Lan Tây... 1,2 tỷ m3 dầu, 2.800 tỷ m3 khí. Theo tính toán của các chuyên gia, tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối.
Còn theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Song theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, việc tận dụng lợi thế tĩnh của Việt Nam chủ yếu vẫn theo hình thức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị gia tăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển. Khai thác hàng hải, cảng biển và du lịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém.
Trong khi việc khai thác lợi thế tĩnh mới ở giai đoạn đầu thì việc tận dụng lợi thế vị trí địa-kinh tế và địa-chiến lược đặc biệt của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là chưa tận dụng lợi thế nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á.
Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới đều liên quan đến biển Đông và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.
Các nhà phân tích về biển Đông của Việt Nam cho rằng, phát triển kinh tế biển của Việt Nam cần tận dụng được cả hai lợi thế này nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế của Việt Nam ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về khai thác tài nguyên và môi trường biển, về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển và bảo vệ biển, đảo....
Thách thức phải đối mặt
Ngoài Việt Nam, biển Đông được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Với những lợi thế sẵn có của mình, biển Đông đang trở thành mục tiêu trong chiến lược “hướng ra biển” của nhiều quốc gia. Đã có những quan điểm bất đồng, những mâu thuẫn căng thẳng hay thậm chí là những tranh chấp về chủ quyền giữa những nước trong khu vực biển Đông, trong đó nổi lên là những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngày 6/5/2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn (đường lưỡi bò) trên biển Đông lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Chỉ sau đó một ngày, tức ngày 7/5/2009, Việt Nam đã lên tiếng phản đổi, bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc. Kể từ đó đến nay, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc có một số điều chỉnh chính sách theo hướng cứng rắn hơn trên thực địa, đặc biệt là tại biển Đông. Cùng với đó, 1-2 năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến việc Mỹ quay trở lại khu vực và có một số điều chỉnh chính sách đối với vấn đề an toàn hàng hải và tranh chấp lãnh thổ khu vực. Một số nước ASEAN như Indonesia, Philippines cũng đã bắt đầu có những điều chỉnh chính sách nhất định.
Một sự kiện quan trọng được coi là mở ra những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước đó là thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thỏa thuận này được ký kết trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc từ ngày 11-15/10/2011 theo lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào.
Trên cơ sở đó, Việt Nam chủ trương giải quyết vấn đề trên biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
(Trích phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 ngày 12/12/2011)
Chúng ta giữ vững được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời từng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với các nước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảo vệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực.
Ta và Trung Quốc đã ký được hiệp định biên giới trên bộ và hoàn thành việc phân giới cắm mốc trên bộ, ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, hiệp định nghề cá vịnh Bắc Bộ, thỏa thuận về tuần tra chung của hải quân hai nước, và mới đây đã ký thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển...
Ta cũng đã ký thoả thuận song phương về hợp tác giải quyết vùng chồng lấn trên biển với từng nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tạo thuận lợi cho những chương trình hợp tác rộng lớn hơn ở biển Đông trong khuôn khổ các nước ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc.
Chủ trương giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế
(Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu về quan điểm của Việt Nam trong giải quyết những tồn tại trên biển Đông tại Trung tâm Đông-Tây, Mỹ ngày 12/11)
Bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, cũng đều có ý thức đầy đủ là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình. Việt Nam nói riêng và những thành viên ASEAN nói chung có liên quan đến biển Đông, hay bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, tôi nghĩ rằng cũng có suy nghĩ giống như chúng tôi.
Chúng tôi chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Biển của Liên hiệp quốc năm 1982, và gần đây có một thỏa thuận quan trọng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề biển Đông (DOC). Chúng tôi giải quyết các vấn đề tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, trên cơ sở luật quốc tế và thông qua đối thoại bằng ngoại giao.
Và chúng tôi luôn luôn tuyên bố phải đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải quốc tế của bất cứ quốc gia nào đi qua vùng biển Đông. Đây không chỉ là luật quốc nội mà còn luật quốc tế, thông lệ quốc tế mà người ta đã thỏa thuận từ nhiều năm nay.
Yêu cầu các bên giữ nguyên trạng
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII ngày 25/11)
Chúng ta đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó...
Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.
Đối với việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện UNCLOS 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.