BlackBerry và con đường từ “hero” thành “zero”
Từ chỗ là kẻ thống trị, BlackBerry bị gạt sang bên lề bởi chính những đối thủ từng bị họ đánh giá thấp
Từ một văn phòng nhỏ ở Waterloo, bang Ontario của Canada, BlackBerry đã vươn mình trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, làm thay đổi cách thức liên lạc của hàng triệu người trên thế giới.
Nhưng rất tiếc, thành công đó chỉ thoáng qua.
Sau vài năm, từ chỗ là “hero” (“người hùng”), BlackBerry bỗng chốc gần như chỉ còn là “zero” (“số 0”). Từ chỗ là kẻ thống trị smartphone, BlackBerry bị gạt sang bên lề bởi chính những đối thủ từng bị họ đánh giá thấp.
Theo tờ Wall Street Journal, sau khi đạt đỉnh doanh số 52,3 triệu sản phẩm smartphone vào năm 2011, BlackBerry chỉ còn bán được 3,2 triệu sản phẩm trong năm tài khóa gần nhất. Mức doanh số này đồng nghĩa với việc BlackBerry gần như biến mất khỏi thị trường smartphone toàn cầu.
Và vào ngày 28/9 vừa qua, BlackBerry tuyên bố chấm dứt việc tự thiết kế và sản xuất điện thoại. Kể từ nay, hoạt động này sẽ được công ty thuê ngoài (outsource).
Walll Street Journal nhận định, thất bại của BlackBerry, trên nhiều phương diện, là sản phẩm của chính thành công quá chóng vánh và thiếu chắc chắn của một công ty nhỏ, đã bất ngờ vụt lớn và lọt vào hãng ngũ các “đại gia” vào đầu thập niên 2000, sau khi tung ra thiết bị giao tiếp e-mail cầm tay đầu tiên của thế giới.
Thành công đến với BlackBerry nhanh đến nỗi công ty chỉ có một nhà máy sản xuất này cảm thấy choáng ngợp. Hãng đã phải chạy đua với nhu cầu gia tăng chóng mặt từ thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới và phải mở thêm một loạt cơ sở mới. Có những thời điểm, doanh số quý sau của BlackBerry tăng tới 20% so với quý trước đó, khiến họ phải ồ ạt tuyển dụng nhân sự mới.
Chính những sức ép này đã khiến lãnh đạo của BlackBerry xao nhãng chạy đua công nghệ.
Sau thành công ban đầu, Mike Lazaridis - nhà sáng lập hãng Research In Motion (RIM), chủ sở hữu thương hiệu BlackBerry - và nhóm của ông từng sáng tạo ra những kỹ thuật mới giúp bảo toàn băng thông trên các mạng dữ liệu yếu. Và họ đạt được một thành công khác: một bàn phím đa chức năng giúp người dùng dễ dàng điều hướng giao tiếp bằng e-mail trên điện thoại.
Nhưng trong lúc BlackBerry tập trung đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm, thì họ không còn chú ý nhiều tới các đối thủ cạnh tranh. Và những đối thủ này đã vượt qua BlackBerry rất nhanh chóng.
Khi tháo tung chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple vào năm 2007, Lazaridis đã sửng sốt trước sức mạnh điện toán bên trong thiết bị có vẻ ngoài hào nhoáng này. Lazaridis nói với nhóm của ông rằng thật vô lý, rằng các mạng viễn thông không thể nào “chịu” nổi lượng video, ảnh, và truy cập Internet mà Apple hứa với người sử dụng iPhone.
Lazaridis và các cộng sự của ông đã không hiểu được rằng Apple đã thay đổi luật chơi: một thỏa thuận độc quyền giữa Apple với AT&T đã dẫn tới việc nhà mạng này nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp cho phép người dùng iPhone, sau một thời gian ngắn đối mặt với tình trạng cuộc gọi bị rớt, có thể chơi game và tải các ứng dụng - điều mà BlackBerry không thể mang lại cho người dùng trong nhiều năm.
Thị trường smartphone toàn cầu lại thay đổi lần nữa vào năm 2007, khi Google tuyên bố sẽ cấp phép miễn phí hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất smartphone, mở đường cho các hãng điện thoại khác của thế giới như Samsung tung ra những mẫu smartphone giá mềm, hút khách hàng khỏi BlackBerry.
Đến năm 2012, Samsung đã trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới về doanh số.
Đối mặt với khó khăn ngày càng lớn, giá trị vốn hóa lao dốc và thị phần thu hẹp chóng mặt, đến năm 2013, cả Lazaridis và Giám đốc Điều hành Jim Balsillie cùng rời khỏi BlackBerry.
Sự sa sút của BlackBerry nghiêm trọng đến nỗi, cách đây mấy năm, chính Lazaridis cũng thừa nhận rằng những chiếc smartphone của hãng này đang dần trở nên lỗi thời. Quá lo lắng về việc điện thoại BlackBerry sẽ đến lúc bị ngừng sản xuất, vào năm 2013, Lazaridis đã mua lại toàn bộ số điện thoại BlackBerry tồn kho của một công ty bán lẻ đồ điện tử gần trụ sở công ty.
Lazaridis, người khai sinh điện thoại BlackBerry vào năm 1998, nói rằng ông phải tích trữ những chiếc smartphone này vì “ý nghĩ khủng khiếp nhất đối với tôi là tôi sẽ không có được một chiếc BlackBerry nào nữa”.
Thị phần của BlackBerry trên thị trường smartphone toàn cầu giờ đã giảm dưới 1%, một thị phần “tí hon” được duy trì bởi những người dùng trung thành không muốn từ bỏ bàn phím đã trở thành biểu tượng của dòng điện thoại này.
Cũng giống như Lazaridis, Balsillie cũng là một người dùng trung thành với BlackBerry. Chiếc điện thoại mà ông yêu thích là chiếc BlackBerry Classic.
“Khi tôi chết, người ta sẽ phải gỡ nó khỏi bàn tay lạnh giá của tôi”, ông từng nói trước khán giả ở Toronto hồi năm 2015.
Nhưng rất tiếc, thành công đó chỉ thoáng qua.
Sau vài năm, từ chỗ là “hero” (“người hùng”), BlackBerry bỗng chốc gần như chỉ còn là “zero” (“số 0”). Từ chỗ là kẻ thống trị smartphone, BlackBerry bị gạt sang bên lề bởi chính những đối thủ từng bị họ đánh giá thấp.
Theo tờ Wall Street Journal, sau khi đạt đỉnh doanh số 52,3 triệu sản phẩm smartphone vào năm 2011, BlackBerry chỉ còn bán được 3,2 triệu sản phẩm trong năm tài khóa gần nhất. Mức doanh số này đồng nghĩa với việc BlackBerry gần như biến mất khỏi thị trường smartphone toàn cầu.
Và vào ngày 28/9 vừa qua, BlackBerry tuyên bố chấm dứt việc tự thiết kế và sản xuất điện thoại. Kể từ nay, hoạt động này sẽ được công ty thuê ngoài (outsource).
Walll Street Journal nhận định, thất bại của BlackBerry, trên nhiều phương diện, là sản phẩm của chính thành công quá chóng vánh và thiếu chắc chắn của một công ty nhỏ, đã bất ngờ vụt lớn và lọt vào hãng ngũ các “đại gia” vào đầu thập niên 2000, sau khi tung ra thiết bị giao tiếp e-mail cầm tay đầu tiên của thế giới.
Thành công đến với BlackBerry nhanh đến nỗi công ty chỉ có một nhà máy sản xuất này cảm thấy choáng ngợp. Hãng đã phải chạy đua với nhu cầu gia tăng chóng mặt từ thị trường ở khắp mọi nơi trên thế giới và phải mở thêm một loạt cơ sở mới. Có những thời điểm, doanh số quý sau của BlackBerry tăng tới 20% so với quý trước đó, khiến họ phải ồ ạt tuyển dụng nhân sự mới.
Chính những sức ép này đã khiến lãnh đạo của BlackBerry xao nhãng chạy đua công nghệ.
Sau thành công ban đầu, Mike Lazaridis - nhà sáng lập hãng Research In Motion (RIM), chủ sở hữu thương hiệu BlackBerry - và nhóm của ông từng sáng tạo ra những kỹ thuật mới giúp bảo toàn băng thông trên các mạng dữ liệu yếu. Và họ đạt được một thành công khác: một bàn phím đa chức năng giúp người dùng dễ dàng điều hướng giao tiếp bằng e-mail trên điện thoại.
Nhưng trong lúc BlackBerry tập trung đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm, thì họ không còn chú ý nhiều tới các đối thủ cạnh tranh. Và những đối thủ này đã vượt qua BlackBerry rất nhanh chóng.
Khi tháo tung chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của Apple vào năm 2007, Lazaridis đã sửng sốt trước sức mạnh điện toán bên trong thiết bị có vẻ ngoài hào nhoáng này. Lazaridis nói với nhóm của ông rằng thật vô lý, rằng các mạng viễn thông không thể nào “chịu” nổi lượng video, ảnh, và truy cập Internet mà Apple hứa với người sử dụng iPhone.
Lazaridis và các cộng sự của ông đã không hiểu được rằng Apple đã thay đổi luật chơi: một thỏa thuận độc quyền giữa Apple với AT&T đã dẫn tới việc nhà mạng này nâng cấp hệ thống. Việc nâng cấp cho phép người dùng iPhone, sau một thời gian ngắn đối mặt với tình trạng cuộc gọi bị rớt, có thể chơi game và tải các ứng dụng - điều mà BlackBerry không thể mang lại cho người dùng trong nhiều năm.
Thị trường smartphone toàn cầu lại thay đổi lần nữa vào năm 2007, khi Google tuyên bố sẽ cấp phép miễn phí hệ điều hành Android cho các nhà sản xuất smartphone, mở đường cho các hãng điện thoại khác của thế giới như Samsung tung ra những mẫu smartphone giá mềm, hút khách hàng khỏi BlackBerry.
Đến năm 2012, Samsung đã trở thành hãng smartphone lớn nhất thế giới về doanh số.
Đối mặt với khó khăn ngày càng lớn, giá trị vốn hóa lao dốc và thị phần thu hẹp chóng mặt, đến năm 2013, cả Lazaridis và Giám đốc Điều hành Jim Balsillie cùng rời khỏi BlackBerry.
Sự sa sút của BlackBerry nghiêm trọng đến nỗi, cách đây mấy năm, chính Lazaridis cũng thừa nhận rằng những chiếc smartphone của hãng này đang dần trở nên lỗi thời. Quá lo lắng về việc điện thoại BlackBerry sẽ đến lúc bị ngừng sản xuất, vào năm 2013, Lazaridis đã mua lại toàn bộ số điện thoại BlackBerry tồn kho của một công ty bán lẻ đồ điện tử gần trụ sở công ty.
Lazaridis, người khai sinh điện thoại BlackBerry vào năm 1998, nói rằng ông phải tích trữ những chiếc smartphone này vì “ý nghĩ khủng khiếp nhất đối với tôi là tôi sẽ không có được một chiếc BlackBerry nào nữa”.
Thị phần của BlackBerry trên thị trường smartphone toàn cầu giờ đã giảm dưới 1%, một thị phần “tí hon” được duy trì bởi những người dùng trung thành không muốn từ bỏ bàn phím đã trở thành biểu tượng của dòng điện thoại này.
Cũng giống như Lazaridis, Balsillie cũng là một người dùng trung thành với BlackBerry. Chiếc điện thoại mà ông yêu thích là chiếc BlackBerry Classic.
“Khi tôi chết, người ta sẽ phải gỡ nó khỏi bàn tay lạnh giá của tôi”, ông từng nói trước khán giả ở Toronto hồi năm 2015.