Bồ Đào Nha bị đồn sắp phải cầu viện EU và IMF
Các thành viên trong khối sử dụng đồng Euro đang gây áp lực buộc Bồ Đào Nha phải lên tiếng đề nghị sự hỗ trợ tài chính
Các thành viên trong khối sử dụng đồng Euro đang gây áp lực buộc Bồ Đào Nha phải lên tiếng đề nghị sự hỗ trợ tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để ngăn chặn sự lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ trong khối. Thông tin này vừa được một quan chức cao cấp của khối Eurozone tiết lộ với hãng tin Reuters.
Theo nguồn tin, một số cuộc thảo luận sơ bộ về khả năng Bồ Đào Nha cần tới sự giải cứu từ bên ngoài trong trường hợp chi phí vay vốn trên thị trường trái phiếu của nước này tăng quá cao thậm chí đã diễn ra từ hồi tháng 7. Hiện các cuộc đàm phán chính thức về một gói cứu trợ vẫn chưa diễn ra, nhưng nguồn tin cho hay, các quan chức tài chính của khối đang gia tăng áp lực buộc Bồ Đào Nha phải lên tiếng xin cứu trợ.
“Trong khuôn khổ nhóm các bộ trưởng bộ tài chính của Eurozone, Pháp và Đức đã bày tỏ quan điểm rằng Bồ Đào Nha sớm muốn gì cũng cần cứu trợ”, nguồn tin nói với Reuters. Cũng theo nguồn tin này, hai quốc gia khác là Phần Lan và Hà Lan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Tuy nhiên, phía Đức đã lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng họ gây áp lực với Bồ Đào Nha. “Việc đẩy Bồ Đào Nha tới chỗ phải xin cứu trợ không phải là chiến lược của Chính phủ Đức”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu hôm 9/1.
Cũng trong ngày 9/1, một phát ngôn viên của Chính phủ Bồ Đào Nha đã phủ nhận thông tin đăng tải trên một tờ báo của Đức cho rằng, Lisbon đang chịu áp lực từ phía Berlin và Paris buộc phải tìm kiếm sự cứu trợ từ EU và IFM.
Trong khi đó, một tờ báo hàng đầu của Bồ Đào Nha là Publico cũng đưa tin, một gói giải cứu giành cho nước này là điều tất yếu sẽ xảy ra. “Chỉ có phép thần mới giúp chúng ta tránh được việc phải cầu viện IMF”, bài viết trên tờ Publico có đoạn.
Theo nhiều nhà hoạch định chính sách của châu Âu, một chương trình hỗ trợ tài chính của EU và IMF dành cho Bồ Đào Nha sẽ giúp phong tỏa cuộc khủng hoảng nợ của khối Eurozone, vốn đã đẩy Hy Lạp và Ireland tới kết cục phải xin viện trợ từ bên ngoài.
Trước khi Ireland nhận 85 tỷ Euro cứu trợ vào cuối năm ngoái, trên các phương tiện truyền thông cũng đã xuất hiện nhiều bài báo đồn đoán về việc các nước “đàn anh” trong Eurozone gây áp lực buộc Dublin phải chấp nhận gói viện trợ này. Ireland ra sức phủ nhận những tin đồn trên, nhưng rốt cục vẫn phải nhận tiền từ EU.
Nguồn tin nhận định với Reuters rằng, việc hỗ trợ Bồ Đào Nha sẽ nhằm mục đích bảo vệ Tây Ban Nha, quốc gia bị xem là một “mắt xích” yếu khác trong Eurozone. Trong trường hợp Tây Ban Nha cũng cần giải cứu, khả năng tài chính của Eurozone sẽ bị đẩy tới mức giới hạn. Nguồn tin cho rằng, quy mô của gói hỗ trợ cho Lisbon sẽ có trị giá trong khoảng 60-80 tỷ Euro.
Bồ Đào Nha vốn dĩ đã bị nhiều chuyên gia kinh tế cho là quốc gia sử dụng đồng Euro có nguy cơ “theo chân” Ireland và Hy Lạp nhất. Lisbon thời gian qua đã hết sức chật vật trong việc cắt giảm nợ công và chi phí vay vốn từ thị trường trái phiếu. Một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia do Reuters tiến hành trong tuần trước cho thấy, hầu hết các nhà kinh tế được tham khảo ý kiến đều dự báo Bồ Đào Nha sẽ cần được cứu trợ.
Áp lực đối với Lisbon gia tăng sau khi lợi suất trái phiếu Bồ Đào Nha kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên mức trên 7%, cao vào hàng kỷ lục từ khi đồng Eurozone được đưa vào lưu hành. Giới đầu tư cũng tỏ ý quan ngại trước đợt phát hành trái phiếu 1,25 tỷ Euro của nước này vào ngày 12/1 tới.
Các chuyên gia kinh tế thì cho rằng, câu hỏi lớn nhất đối với Bồ Đào Nha lúc này là liệu họ có thể chịu được những mức lợi suất trái phiếu cao như vậy trong thời gian bao lâu, và đợt phát hành trái phiếu tuần này sẽ được xem là một thước đo quan trọng đối với khả năng “chịu đựng” của Lisbon.
Một phần lý do Bồ Đào Nha còn chưa muốn xin cứu trợ từ EU và IMF có thể xuất phát từ những ký ức còn chưa phai về thời kỳ nước này nhận viện trợ từ IMF hồi thập niên 1970. Khi đó, để đổi lấy tiền từ IMF, Lisbon đã phải chấp nhận đánh đổi bằng nhiều biện pháp cải tổ khắc nghiệt.
Nguồn tin nhận định với Reuters, thời điểm mà Bồ Đào Nha lên tiếng xin viện trợ sẽ phụ thuộc vào diễn biến lợi suất trái phiếu, lập trường của Chính phủ nước này, và mức độ áp lực từ phía Đức và Pháp.
Theo nguồn tin, một số cuộc thảo luận sơ bộ về khả năng Bồ Đào Nha cần tới sự giải cứu từ bên ngoài trong trường hợp chi phí vay vốn trên thị trường trái phiếu của nước này tăng quá cao thậm chí đã diễn ra từ hồi tháng 7. Hiện các cuộc đàm phán chính thức về một gói cứu trợ vẫn chưa diễn ra, nhưng nguồn tin cho hay, các quan chức tài chính của khối đang gia tăng áp lực buộc Bồ Đào Nha phải lên tiếng xin cứu trợ.
“Trong khuôn khổ nhóm các bộ trưởng bộ tài chính của Eurozone, Pháp và Đức đã bày tỏ quan điểm rằng Bồ Đào Nha sớm muốn gì cũng cần cứu trợ”, nguồn tin nói với Reuters. Cũng theo nguồn tin này, hai quốc gia khác là Phần Lan và Hà Lan cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Tuy nhiên, phía Đức đã lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng họ gây áp lực với Bồ Đào Nha. “Việc đẩy Bồ Đào Nha tới chỗ phải xin cứu trợ không phải là chiến lược của Chính phủ Đức”, một phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu hôm 9/1.
Cũng trong ngày 9/1, một phát ngôn viên của Chính phủ Bồ Đào Nha đã phủ nhận thông tin đăng tải trên một tờ báo của Đức cho rằng, Lisbon đang chịu áp lực từ phía Berlin và Paris buộc phải tìm kiếm sự cứu trợ từ EU và IFM.
Trong khi đó, một tờ báo hàng đầu của Bồ Đào Nha là Publico cũng đưa tin, một gói giải cứu giành cho nước này là điều tất yếu sẽ xảy ra. “Chỉ có phép thần mới giúp chúng ta tránh được việc phải cầu viện IMF”, bài viết trên tờ Publico có đoạn.
Theo nhiều nhà hoạch định chính sách của châu Âu, một chương trình hỗ trợ tài chính của EU và IMF dành cho Bồ Đào Nha sẽ giúp phong tỏa cuộc khủng hoảng nợ của khối Eurozone, vốn đã đẩy Hy Lạp và Ireland tới kết cục phải xin viện trợ từ bên ngoài.
Trước khi Ireland nhận 85 tỷ Euro cứu trợ vào cuối năm ngoái, trên các phương tiện truyền thông cũng đã xuất hiện nhiều bài báo đồn đoán về việc các nước “đàn anh” trong Eurozone gây áp lực buộc Dublin phải chấp nhận gói viện trợ này. Ireland ra sức phủ nhận những tin đồn trên, nhưng rốt cục vẫn phải nhận tiền từ EU.
Nguồn tin nhận định với Reuters rằng, việc hỗ trợ Bồ Đào Nha sẽ nhằm mục đích bảo vệ Tây Ban Nha, quốc gia bị xem là một “mắt xích” yếu khác trong Eurozone. Trong trường hợp Tây Ban Nha cũng cần giải cứu, khả năng tài chính của Eurozone sẽ bị đẩy tới mức giới hạn. Nguồn tin cho rằng, quy mô của gói hỗ trợ cho Lisbon sẽ có trị giá trong khoảng 60-80 tỷ Euro.
Bồ Đào Nha vốn dĩ đã bị nhiều chuyên gia kinh tế cho là quốc gia sử dụng đồng Euro có nguy cơ “theo chân” Ireland và Hy Lạp nhất. Lisbon thời gian qua đã hết sức chật vật trong việc cắt giảm nợ công và chi phí vay vốn từ thị trường trái phiếu. Một cuộc thăm dò ý kiến các chuyên gia do Reuters tiến hành trong tuần trước cho thấy, hầu hết các nhà kinh tế được tham khảo ý kiến đều dự báo Bồ Đào Nha sẽ cần được cứu trợ.
Áp lực đối với Lisbon gia tăng sau khi lợi suất trái phiếu Bồ Đào Nha kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên mức trên 7%, cao vào hàng kỷ lục từ khi đồng Eurozone được đưa vào lưu hành. Giới đầu tư cũng tỏ ý quan ngại trước đợt phát hành trái phiếu 1,25 tỷ Euro của nước này vào ngày 12/1 tới.
Các chuyên gia kinh tế thì cho rằng, câu hỏi lớn nhất đối với Bồ Đào Nha lúc này là liệu họ có thể chịu được những mức lợi suất trái phiếu cao như vậy trong thời gian bao lâu, và đợt phát hành trái phiếu tuần này sẽ được xem là một thước đo quan trọng đối với khả năng “chịu đựng” của Lisbon.
Một phần lý do Bồ Đào Nha còn chưa muốn xin cứu trợ từ EU và IMF có thể xuất phát từ những ký ức còn chưa phai về thời kỳ nước này nhận viện trợ từ IMF hồi thập niên 1970. Khi đó, để đổi lấy tiền từ IMF, Lisbon đã phải chấp nhận đánh đổi bằng nhiều biện pháp cải tổ khắc nghiệt.
Nguồn tin nhận định với Reuters, thời điểm mà Bồ Đào Nha lên tiếng xin viện trợ sẽ phụ thuộc vào diễn biến lợi suất trái phiếu, lập trường của Chính phủ nước này, và mức độ áp lực từ phía Đức và Pháp.