Bộ Giao thông Vận tải lý giải chuyện “xây trụ sở nghìn tỷ”
Bộ Giao thông Vận tải chính thức lên tiếng sau phản hồi về việc cơ quan này dự kiến chi hàng trăm nghìn tỷ đồng để "thay áo"
Kế hoạch xây dựng trụ sở mới đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở sử dụng nguồn vốn thu được từ việc bán trụ sở cũ của Bộ tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Thông tin trên vừa được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra trong thông cáo báo chí phát đi chiều tối ngày 10/5, sau khi nhận được nhiều phản hồi của dư luận và các cơ quan truyền thông về đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ quan này, trong đó nổi lên là việc dành hơn 10 nghìn tỷ đồng chỉ để xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc.
Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, để đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam với quốc tế, giai đoạn tới đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải có bước đột phá mạnh mẽ. Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ là một trong những khâu quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu nêu trên.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Bộ đã xây dựng đề án với nội dung cơ bản là: xây dựng hệ thống quản lý tập trung từ Bộ tới các đơn vị cấp dưới, hình thành Bộ điện tử, sẵn sàng kết nối với Chính phủ để hình thành Chính phủ điện tử, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị; từng bước đầu tư hệ thống nhà xưởng, trang bị các trang thiết bị hiện đại tiên tiến,... phục vụ cho công tác sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành...
Tuy nhiên, theo cơ quan này, đề án được xây dựng trên cơ sở định hướng cho cả quá trình trong giai đoạn dài đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, không phải tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn triển khai thực hiện đề án (chưa đến 10%).
Kinh phí dự kiến hơn 223 nghìn tỷ đồng cho toàn đề án là kinh phí tổng hợp trên cơ sở đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để đáp ứng mục tiêu, thực hiện các lĩnh vực trên và được triển khai thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Phản hồi về việc Bộ dự kiến chi trên 10 nghìn tỷ đồng chỉ để xây trụ sở mới, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc này được dự kiến trên cơ sở Quyết định số 1259/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, định hướng “di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung”, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án và xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, trước khi đề án được công bố, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 2469/2011, đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo việc bán và xây mới trụ sở phải đảm bảo nguyên tắc giá trị mua trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Với những cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của cơ quan này hiện nay đang thực hiện đúng quy định pháp luật.
Thông tin trên vừa được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra trong thông cáo báo chí phát đi chiều tối ngày 10/5, sau khi nhận được nhiều phản hồi của dư luận và các cơ quan truyền thông về đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ quan này, trong đó nổi lên là việc dành hơn 10 nghìn tỷ đồng chỉ để xây dựng trụ sở, văn phòng làm việc.
Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, để đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và sự hội nhập ngày càng sâu, rộng của Việt Nam với quốc tế, giai đoạn tới đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải có bước đột phá mạnh mẽ. Việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ là một trong những khâu quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu nêu trên.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Bộ đã xây dựng đề án với nội dung cơ bản là: xây dựng hệ thống quản lý tập trung từ Bộ tới các đơn vị cấp dưới, hình thành Bộ điện tử, sẵn sàng kết nối với Chính phủ để hình thành Chính phủ điện tử, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan, đơn vị; từng bước đầu tư hệ thống nhà xưởng, trang bị các trang thiết bị hiện đại tiên tiến,... phục vụ cho công tác sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành...
Tuy nhiên, theo cơ quan này, đề án được xây dựng trên cơ sở định hướng cho cả quá trình trong giai đoạn dài đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, không phải tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt, nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn vốn ngân sách chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn triển khai thực hiện đề án (chưa đến 10%).
Kinh phí dự kiến hơn 223 nghìn tỷ đồng cho toàn đề án là kinh phí tổng hợp trên cơ sở đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh; đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để đáp ứng mục tiêu, thực hiện các lĩnh vực trên và được triển khai thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Phản hồi về việc Bộ dự kiến chi trên 10 nghìn tỷ đồng chỉ để xây trụ sở mới, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc này được dự kiến trên cơ sở Quyết định số 1259/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, định hướng “di dời trụ sở bộ, ngành ra khỏi khu vực nội đô lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung”, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng phương án và xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội.
Đặc biệt, trước khi đề án được công bố, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 2469/2011, đồng ý về nguyên tắc cho phép Bộ được mua trụ sở làm việc và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo việc bán và xây mới trụ sở phải đảm bảo nguyên tắc giá trị mua trụ sở mới không lớn hơn giá trị bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Với những cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, mọi thủ tục triển khai trụ sở mới của cơ quan này hiện nay đang thực hiện đúng quy định pháp luật.