Bộ Giao thông Vận tải muốn chi hơn 220 nghìn tỷ đồng để “thay áo”
Riêng việc đầu tư, nâng cấp nhà làm việc ước tính cần khoảng 12.170 tỷ đồng cho đến năm 2030
Đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ Giao thông Vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng phê duyệt.
Theo đề án này thì, Chính phủ đánh giá giao thông vận tải là một trong những ngành quan trọng bậc nhất, luôn được ưu tiên phát triển, đồng thời cần phải đi trước một bước để tạo tiền để thúc đẩy, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ của toàn ngành vẫn sử dụng trang thiết bị lạc hậu, được đầu tư hàng chục năm trước, chủ yếu chỉ đáp ứng được các dự án vừa và nhỏ. Đặc biệt là lĩnh vực vận tải đường sắt sau hàng chục năm vẫn chưa có gì thay đổi; dịch vụ quản lý bay an toàn của hàng không vẫn nhiều hạn chế..., đề án cho biết.
Trước thực tế đó, Bộ Giao thông Vận tải chủ trương phát triển ngành giao thông gắn với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn ngành cũng như tại cơ quan Bộ.
Theo tính toán ban đầu, để đáp ứng cho mục tiêu trên, cơ quan này cần hơn 223 nghìn tỷ đồng để tập trung cho các hạng mục, dự án như: hiện đại hóa trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay, đào tạo nguồn nhân lực...
Nguồn vốn dự kiến cho các dự án sẽ được Bộ Giao thông Vận tải huy động từ vốn tự có của các doanh nghiệp, trong đó, khoảng 40% là vốn ngân sách (tương đương khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng). Còn 60% vốn còn lại (tương đương 122,2 nghìn tỷ đồng) sẽ được huy động từ các nguồn khác ngoài ngân sách.
Bộ này cũng dự kiến trong vòng 3 năm tới, sẽ hoàn thành việc xây dựng mới, cải tạo trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành. Đồng thời Bộ cũng sẽ hoàn thành việc đưa vào sử dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Đáng chú ý, riêng việc đầu tư, nâng cấp nhà làm việc đảm bảo tiêu chuẩn của các cơ quan trực thuộc, ước tính cần khoảng 12.170 tỷ đồng cho đến năm 2030 (riêng từ 2012 - 2015 cần 7.950 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng Bộ là 1.000 tỷ đồng và các tổng cục, cục là hơn 4.800 tỷ đồng. Số tiền đầu tư này nhằm xây dựng trụ sở mới cho một số cục chưa có trụ sở làm việc, nâng cấp trụ sở làm việc của các đơn vị đã xuống cấp.
Ngoài ra, mục tiêu đầu tư đội tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có tổng tải trọng xấp xỉ 15 triệu tấn vào năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải dự tính cần khoảng 30.000 tỷ đồng để có đội tàu 67 chiếc các loại. Kế hoạch đến năm 2030 cần thêm 70.000 tỷ đồng để có 95 tàu các loại.
Về vận tải hàng không, Bộ ước tính sẽ cần hơn 80.000 tỷ đồng để phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines lên 181 chiếc vào năm 2020 gồm 70 máy bay sở hữu, 101 máy bay thuê (trong đó giai đoạn 2012-2015 cần hơn 43.000 tỷ đồng để có đội máy bay 112 chiếc gồm 57 chiếc sở hữu, 55 chiếc thuê).
Được biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xúc tiến thành lập ban chỉ đạo của bộ để chỉ đạo thực hiện đề án này.
Tại kỳ họp Quốc hội hồi cuối năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đã đề xuất “xin” sử dụng 40.000 tỷ đồng của số thu từ dầu thô vượt dự toán để đầu tư cho ngành giao thông vận tải, nhưng đề xuất này đã không được Quốc hội chấp nhận. Hiện dư luận cũng đang có nhiều ý kiến không đồng thuận với chủ trương thu 3 loại phí giao thông mà bộ này vừa đề xuất nhằm tạo nguồn thu cho đầu tư, phát triển ngành giao thông.
Theo đề án này thì, Chính phủ đánh giá giao thông vận tải là một trong những ngành quan trọng bậc nhất, luôn được ưu tiên phát triển, đồng thời cần phải đi trước một bước để tạo tiền để thúc đẩy, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ của toàn ngành vẫn sử dụng trang thiết bị lạc hậu, được đầu tư hàng chục năm trước, chủ yếu chỉ đáp ứng được các dự án vừa và nhỏ. Đặc biệt là lĩnh vực vận tải đường sắt sau hàng chục năm vẫn chưa có gì thay đổi; dịch vụ quản lý bay an toàn của hàng không vẫn nhiều hạn chế..., đề án cho biết.
Trước thực tế đó, Bộ Giao thông Vận tải chủ trương phát triển ngành giao thông gắn với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn ngành cũng như tại cơ quan Bộ.
Theo tính toán ban đầu, để đáp ứng cho mục tiêu trên, cơ quan này cần hơn 223 nghìn tỷ đồng để tập trung cho các hạng mục, dự án như: hiện đại hóa trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay, đào tạo nguồn nhân lực...
Nguồn vốn dự kiến cho các dự án sẽ được Bộ Giao thông Vận tải huy động từ vốn tự có của các doanh nghiệp, trong đó, khoảng 40% là vốn ngân sách (tương đương khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng). Còn 60% vốn còn lại (tương đương 122,2 nghìn tỷ đồng) sẽ được huy động từ các nguồn khác ngoài ngân sách.
Bộ này cũng dự kiến trong vòng 3 năm tới, sẽ hoàn thành việc xây dựng mới, cải tạo trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành. Đồng thời Bộ cũng sẽ hoàn thành việc đưa vào sử dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành.
Đáng chú ý, riêng việc đầu tư, nâng cấp nhà làm việc đảm bảo tiêu chuẩn của các cơ quan trực thuộc, ước tính cần khoảng 12.170 tỷ đồng cho đến năm 2030 (riêng từ 2012 - 2015 cần 7.950 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng Bộ là 1.000 tỷ đồng và các tổng cục, cục là hơn 4.800 tỷ đồng. Số tiền đầu tư này nhằm xây dựng trụ sở mới cho một số cục chưa có trụ sở làm việc, nâng cấp trụ sở làm việc của các đơn vị đã xuống cấp.
Ngoài ra, mục tiêu đầu tư đội tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có tổng tải trọng xấp xỉ 15 triệu tấn vào năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải dự tính cần khoảng 30.000 tỷ đồng để có đội tàu 67 chiếc các loại. Kế hoạch đến năm 2030 cần thêm 70.000 tỷ đồng để có 95 tàu các loại.
Về vận tải hàng không, Bộ ước tính sẽ cần hơn 80.000 tỷ đồng để phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines lên 181 chiếc vào năm 2020 gồm 70 máy bay sở hữu, 101 máy bay thuê (trong đó giai đoạn 2012-2015 cần hơn 43.000 tỷ đồng để có đội máy bay 112 chiếc gồm 57 chiếc sở hữu, 55 chiếc thuê).
Được biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang xúc tiến thành lập ban chỉ đạo của bộ để chỉ đạo thực hiện đề án này.
Tại kỳ họp Quốc hội hồi cuối năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng đã đề xuất “xin” sử dụng 40.000 tỷ đồng của số thu từ dầu thô vượt dự toán để đầu tư cho ngành giao thông vận tải, nhưng đề xuất này đã không được Quốc hội chấp nhận. Hiện dư luận cũng đang có nhiều ý kiến không đồng thuận với chủ trương thu 3 loại phí giao thông mà bộ này vừa đề xuất nhằm tạo nguồn thu cho đầu tư, phát triển ngành giao thông.