Bổ sung quy định kiểm toán năng lượng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
“Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng” là quy định mới được bổ sung tại dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chiều 15/4.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh, tiếp thu ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật mới đã làm rõ hơn trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và làm rõ quy định về việc kiểm toán năng lượng bắt buộc đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Theo dự thảo luật, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gồm cơ sở sản xuất công nghiệp, đơn vị vận tải, công trình xây dựng dân dụng có mức sử dụng năng lượng lớn theo tiêu chí do Chính phủ quy định. Việc kiểm toán năng lượng các cơ sở này sẽ do tổ chức kiểm toán năng lượng độc lập thực hiện.
Bên cạnh nội dung này, theo báo cáo của cơ quan thẩm tra, dự thảo luật mới có 11 chương, 47 điều và các điều, khoản đã được sửa đổi về tên gọi, chỉnh lý về bố cục, nội dung, văn phong và sắp xếp lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, “nếu cứ quyết trình Quốc hội thông qua thì phải báo cáo rõ là do phạm vi điều chỉnh rộng quá nên chỉ có thể chung chung thế này thôi”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phát biểu.
Lý do khiến Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận “không yên tâm” là vì tính khả thi thấp, chế tài không rõ ràng, không cụ thể, có những quy định không biết quy định để làm gì.
Ông Thuận đề nghị chỉ nên chọn 1 lĩnh vực để xây dựng luật thì sẽ khả thi hơn chứ “xây dựng1 đạo luật thì không thể buông thõng mấy câu thế này được”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông chu Lưu phân tích, quá trình xây dựng dự luật này đã không nhất quán về quan điểm và chính sách, nên “phạm vi điều chỉnh bị loãng ra và cuối cùng là rất chung chung”.
Thảo luận về dự án luật này tại kỳ họp thứ sáu, nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng đã cho rằng dự luật còn nặng về hô hào, động viên, nhẹ chế tài và giải pháp.
Tại phiên họp thứ 27 (tháng 1/2010) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không ít ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ, cụ thể hóa nhiều điểm, chứ “luật không nên cứ chung chung, ban hành cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Sau khi chỉnh lý, tháng 3 vừa qua dự thảo luật lại được gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến. Báo cáo ngày 13/4/2010 của Văn phòng Quốc hội được tổng hợp từ ý kiến của 27 đoàn và 5 vị đại biểu Quốc hội cũng nêu lên nhiều góp ý đề nghị bớt các quy định chung chung và giảm các quy định giao cho Chính phủ cùng các bộ ban hành. Nhiều ý kiến cho rằng tính khả thi của luật thấp.
Song, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Đặng Vũ Minh cho rằng “khó chặt chẽ hơn được” vì phạm vi điều chỉnh quá rộng. Và “sự chuẩn bị đến đây cũng đã cố gắng hết sức rồi” nên đề nghị trình dự luật để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới.
Đại diện Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cũng đề nghị “không nên quá cầu toàn”. Tuy nhiên ông Hào cũng chỉ ra cái khó khi làm luật này là có nhiều cái “mở”, nhiều quy định chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc như các luật khác.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ bảy, sẽ khai mạc vào ngày 20/5.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh, tiếp thu ý kiến của một số vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật mới đã làm rõ hơn trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và làm rõ quy định về việc kiểm toán năng lượng bắt buộc đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
Theo dự thảo luật, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gồm cơ sở sản xuất công nghiệp, đơn vị vận tải, công trình xây dựng dân dụng có mức sử dụng năng lượng lớn theo tiêu chí do Chính phủ quy định. Việc kiểm toán năng lượng các cơ sở này sẽ do tổ chức kiểm toán năng lượng độc lập thực hiện.
Bên cạnh nội dung này, theo báo cáo của cơ quan thẩm tra, dự thảo luật mới có 11 chương, 47 điều và các điều, khoản đã được sửa đổi về tên gọi, chỉnh lý về bố cục, nội dung, văn phong và sắp xếp lại hợp lý hơn.
Tuy nhiên, “nếu cứ quyết trình Quốc hội thông qua thì phải báo cáo rõ là do phạm vi điều chỉnh rộng quá nên chỉ có thể chung chung thế này thôi”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phát biểu.
Lý do khiến Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận “không yên tâm” là vì tính khả thi thấp, chế tài không rõ ràng, không cụ thể, có những quy định không biết quy định để làm gì.
Ông Thuận đề nghị chỉ nên chọn 1 lĩnh vực để xây dựng luật thì sẽ khả thi hơn chứ “xây dựng1 đạo luật thì không thể buông thõng mấy câu thế này được”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông chu Lưu phân tích, quá trình xây dựng dự luật này đã không nhất quán về quan điểm và chính sách, nên “phạm vi điều chỉnh bị loãng ra và cuối cùng là rất chung chung”.
Thảo luận về dự án luật này tại kỳ họp thứ sáu, nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng đã cho rằng dự luật còn nặng về hô hào, động viên, nhẹ chế tài và giải pháp.
Tại phiên họp thứ 27 (tháng 1/2010) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không ít ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ, cụ thể hóa nhiều điểm, chứ “luật không nên cứ chung chung, ban hành cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Sau khi chỉnh lý, tháng 3 vừa qua dự thảo luật lại được gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến. Báo cáo ngày 13/4/2010 của Văn phòng Quốc hội được tổng hợp từ ý kiến của 27 đoàn và 5 vị đại biểu Quốc hội cũng nêu lên nhiều góp ý đề nghị bớt các quy định chung chung và giảm các quy định giao cho Chính phủ cùng các bộ ban hành. Nhiều ý kiến cho rằng tính khả thi của luật thấp.
Song, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường Đặng Vũ Minh cho rằng “khó chặt chẽ hơn được” vì phạm vi điều chỉnh quá rộng. Và “sự chuẩn bị đến đây cũng đã cố gắng hết sức rồi” nên đề nghị trình dự luật để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tới.
Đại diện Ban soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào cũng đề nghị “không nên quá cầu toàn”. Tuy nhiên ông Hào cũng chỉ ra cái khó khi làm luật này là có nhiều cái “mở”, nhiều quy định chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc như các luật khác.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ bảy, sẽ khai mạc vào ngày 20/5.