Dự luật về năng lượng: Lo chuyện độc quyền và giá điện
Ngày 19/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
“Tôi không hiểu cơ chế thị trường ngành điện như thế nào. Tư nhân, liên doanh, nước ngoài cạnh tranh cung cấp điện cho điện lực, nhưng bán điện chỉ có một điện lực, vạn người mua…”, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng phát biểu.
Ngày 19/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, “thống nhất một số điểm lớn, chưa có sự đồng thuận cao”.
Trong nửa đầu phiên thảo luận sáng 19/1, vấn đề giá năng lượng được các đại biểu cho nhiều ý kiến. Quan điểm chung, Ban soạn thảo cần làm rõ, cụ thể hóa nhiều điểm, chứ “Luật không nên cứ chung chung, ban hành cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Điều 39 dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định về giá năng lượng tái tạo nhận được nhiều ý kiến chưa đồng tình.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề nên cân nhắc giá năng lượng được kiểm soát hay theo cơ chế thị trường. “Đặt vấn đề thế này là được kiểm soát đây. Giá bán điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được xác định trên nguyên tắc thu đủ bù chi, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để chủ đầu tư có lợi nhuận… và Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chính sách giá”, ông Hiển dẫn nội dung điều 39.
Cùng băn khoăn như Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, qua tiếp xúc cử tri, người dân kêu rất nhiều về giá điện. Ông đặt câu hỏi, giá điện chúng ta chủ trương thế nào? Vì trong Luật Điện lực không đặt vấn đề giá thị trường. Trong khi đó điện chi phối toàn bộ hoạt động của đất nước.
Dẫn chuyện Tập đoàn Dầu khí phải đàm phán giá điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trần Thế Vượng nêu bất hợp lý từ việc độc quyền bán điện của ngành này. Trích văn bản dự thảo luật, ông Vượng nhấn mạnh: “Đảm bảo doanh nghiệp thu đủ bù chi thì tôi chưa hiểu lắm”.
Lo ngại độc quyền ngành điện, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng nêu quan điểm, Nhà nước kiểm soát về giá rất dễ gây độc quyền dịch vụ cho doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương điều hành giá theo thị trường.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lập luận, nước ta dù kinh tế thị trường nhưng một số vật tư Nhà nước phải kiểm soát giá, chứ không phải thị trường là buông hết tất cả. Còn kiểm soát có thể là trần, có thể là sàn. “Quy định chỉ mua mức giá này thôi, để các nhà đầu tư tính toán mà có phương án để đầu tư. Quản lý là như vậy”, Phó chủ tịch Kiên nói.
Phần nhiều các ý kiến cho rằng, các quy định tại dự thảo luật quá chung chung, không nêu được nội hàm của vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đặt câu hỏi cho Ban soạn thảo, Điều 4, nguyên tắc sử dụng năng lượng có nói năng lượng phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tôi không hiểu nội hàm là cái gì, nguyên tắc là cái gì nếu không chỉ rõ tiết kiệm, hiệu quả là như thế nào.
Những ví dụ cụ thể cũng được một số đại biểu đưa ra để gợi ý cho Ban soạn thảo. Chủ nhiệm Thuận nêu ý kiến, nếu quy định công sở không dùng bóng đèn dây tóc, hoặc cấm sản xuất, sử dụng thiết bị tiêu phí nhiên liệu thì Bộ Công Thương làm được chứ…
“Các nước họ đi từ chuyện nhỏ ghê gớm, ta thì cứ chung chung thế này. Như thế thì bằng một đạo luật không làm nổi, dù là vấn đề quan trọng như tiết kiệm năng lượng”, ông Thuận nói.
Ngày 19/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, “thống nhất một số điểm lớn, chưa có sự đồng thuận cao”.
Trong nửa đầu phiên thảo luận sáng 19/1, vấn đề giá năng lượng được các đại biểu cho nhiều ý kiến. Quan điểm chung, Ban soạn thảo cần làm rõ, cụ thể hóa nhiều điểm, chứ “Luật không nên cứ chung chung, ban hành cũng được mà không cũng chẳng sao”.
Điều 39 dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định về giá năng lượng tái tạo nhận được nhiều ý kiến chưa đồng tình.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt vấn đề nên cân nhắc giá năng lượng được kiểm soát hay theo cơ chế thị trường. “Đặt vấn đề thế này là được kiểm soát đây. Giá bán điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo được xác định trên nguyên tắc thu đủ bù chi, có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để chủ đầu tư có lợi nhuận… và Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chính sách giá”, ông Hiển dẫn nội dung điều 39.
Cùng băn khoăn như Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, qua tiếp xúc cử tri, người dân kêu rất nhiều về giá điện. Ông đặt câu hỏi, giá điện chúng ta chủ trương thế nào? Vì trong Luật Điện lực không đặt vấn đề giá thị trường. Trong khi đó điện chi phối toàn bộ hoạt động của đất nước.
Dẫn chuyện Tập đoàn Dầu khí phải đàm phán giá điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, ông Trần Thế Vượng nêu bất hợp lý từ việc độc quyền bán điện của ngành này. Trích văn bản dự thảo luật, ông Vượng nhấn mạnh: “Đảm bảo doanh nghiệp thu đủ bù chi thì tôi chưa hiểu lắm”.
Lo ngại độc quyền ngành điện, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cũng nêu quan điểm, Nhà nước kiểm soát về giá rất dễ gây độc quyền dịch vụ cho doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương điều hành giá theo thị trường.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lập luận, nước ta dù kinh tế thị trường nhưng một số vật tư Nhà nước phải kiểm soát giá, chứ không phải thị trường là buông hết tất cả. Còn kiểm soát có thể là trần, có thể là sàn. “Quy định chỉ mua mức giá này thôi, để các nhà đầu tư tính toán mà có phương án để đầu tư. Quản lý là như vậy”, Phó chủ tịch Kiên nói.
Phần nhiều các ý kiến cho rằng, các quy định tại dự thảo luật quá chung chung, không nêu được nội hàm của vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đặt câu hỏi cho Ban soạn thảo, Điều 4, nguyên tắc sử dụng năng lượng có nói năng lượng phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Tôi không hiểu nội hàm là cái gì, nguyên tắc là cái gì nếu không chỉ rõ tiết kiệm, hiệu quả là như thế nào.
Những ví dụ cụ thể cũng được một số đại biểu đưa ra để gợi ý cho Ban soạn thảo. Chủ nhiệm Thuận nêu ý kiến, nếu quy định công sở không dùng bóng đèn dây tóc, hoặc cấm sản xuất, sử dụng thiết bị tiêu phí nhiên liệu thì Bộ Công Thương làm được chứ…
“Các nước họ đi từ chuyện nhỏ ghê gớm, ta thì cứ chung chung thế này. Như thế thì bằng một đạo luật không làm nổi, dù là vấn đề quan trọng như tiết kiệm năng lượng”, ông Thuận nói.