Dự luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Khó khả thi?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Mặc dù đã được Chính phủ thống nhất thông qua, song thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 14/9, nhiều ý kiến đã tỏ ra nghi ngại về tính khả thi của Dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
“Có cảm giác đây là một chương trình quốc gia chứ không phải là luật”, một vị đại biểu nhận xét.
Lãng phí, kém hiệu quả
Chưa hiệu quả, còn lãng phí là nhận định về sử dụng năng lượng được nhắc lại nhiều lần tại tờ trình của Chính phủ về dự án luật này.
“Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày.
Cũng theo tờ trình của Chính phủ , dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam sẽ khan hiếm, dầu mỏ và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vài chục năm tới.
Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 đến 1,7 lần một số nước khác.
Từ một nước xuất khẩu, Việt Nam sẽ thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Nhận định này đã được Chính phủ đưa ra dựa trên tính toán quy hoạch phát triển năng lượng Quốc gia và dự báo về mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa giai đoạn 2010 – 2020.
“Muốn cũng không làm được”
Chính phủ đánh giá, dự luật đã cụ thể hóa được nhiều quy định trước đây còn mang tính khuyến khích, chế tài chưa đủ mạnh để thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại biểu thì hạn chế này lại bộc lộ chính trong dự luật với nhiều quy định chung chung, nặng về “hô khẩu hiệu”, thiếu thực tiễn.
Cơ quan thẩm tra - Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội - cũng chỉ ra tới 18 điều khoản phải chờ hướng dẫn mới thực hiện được.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét: “có cảm giác đây là một chương trình quốc gia chứ không phải là luật”.
Phạm vi dự thảo của luật cũng là nội dung gây nhiều tranh cãi.
Theo dự thảo, phạm vi điều chỉnh của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng toàn xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, bảo vệ và cải thiện môi trường, thúc đẩy kinh tế xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi cho rằng, tiết kiệm nguồn năng lượng mới là điểm cốt yếu, sử dụng tiết kiệm không phải là cốt lõi. Vì vậy, tách biệt sản xuất và sử dụng là không hợp lý.
Một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cũng đề nghị luật phải điều chỉnh các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ quá trình bắt đầu từ khai thác, sản xuất đến sử dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những băn khoăn, lo ngại nêu trên, cũng có đại biểu cho rằng ban hành luật này chỉ để điều chỉnh một khâu là sử dụng, không nhất thiết phải bao gồm tất cả các khâu.
Nhìn tổng thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, vấn đề đặt ra tại dự thảo luật tuy bức xúc, nhưng lớn quá, phải có cả hệ thống pháp luật chứ không thể chỉ riêng luật này giải quyết được.
Ông đề nghị báo cáo lại với Quốc hội để xin làm luật về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chứ cách tiếp cận thế này thì “có muốn cũng không làm nổi”.
Theo dự kiến, dự án luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu, khai mạc vào cuối tháng 10 tới.
“Có cảm giác đây là một chương trình quốc gia chứ không phải là luật”, một vị đại biểu nhận xét.
Lãng phí, kém hiệu quả
Chưa hiệu quả, còn lãng phí là nhận định về sử dụng năng lượng được nhắc lại nhiều lần tại tờ trình của Chính phủ về dự án luật này.
“Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đến 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày.
Cũng theo tờ trình của Chính phủ , dự báo với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay, các nguồn năng lượng sơ cấp của Việt Nam sẽ khan hiếm, dầu mỏ và khí đốt sẽ dần cạn kiệt trong vài chục năm tới.
Trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải tình trạng lãng phí năng lượng rất lớn. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta tiêu tốn năng lượng gấp 1,5 đến 1,7 lần một số nước khác.
Từ một nước xuất khẩu, Việt Nam sẽ thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Nhận định này đã được Chính phủ đưa ra dựa trên tính toán quy hoạch phát triển năng lượng Quốc gia và dự báo về mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa giai đoạn 2010 – 2020.
“Muốn cũng không làm được”
Chính phủ đánh giá, dự luật đã cụ thể hóa được nhiều quy định trước đây còn mang tính khuyến khích, chế tài chưa đủ mạnh để thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều đại biểu thì hạn chế này lại bộc lộ chính trong dự luật với nhiều quy định chung chung, nặng về “hô khẩu hiệu”, thiếu thực tiễn.
Cơ quan thẩm tra - Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội - cũng chỉ ra tới 18 điều khoản phải chờ hướng dẫn mới thực hiện được.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét: “có cảm giác đây là một chương trình quốc gia chứ không phải là luật”.
Phạm vi dự thảo của luật cũng là nội dung gây nhiều tranh cãi.
Theo dự thảo, phạm vi điều chỉnh của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng toàn xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, bảo vệ và cải thiện môi trường, thúc đẩy kinh tế xã hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi cho rằng, tiết kiệm nguồn năng lượng mới là điểm cốt yếu, sử dụng tiết kiệm không phải là cốt lõi. Vì vậy, tách biệt sản xuất và sử dụng là không hợp lý.
Một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cũng đề nghị luật phải điều chỉnh các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ quá trình bắt đầu từ khai thác, sản xuất đến sử dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những băn khoăn, lo ngại nêu trên, cũng có đại biểu cho rằng ban hành luật này chỉ để điều chỉnh một khâu là sử dụng, không nhất thiết phải bao gồm tất cả các khâu.
Nhìn tổng thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, vấn đề đặt ra tại dự thảo luật tuy bức xúc, nhưng lớn quá, phải có cả hệ thống pháp luật chứ không thể chỉ riêng luật này giải quyết được.
Ông đề nghị báo cáo lại với Quốc hội để xin làm luật về quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chứ cách tiếp cận thế này thì “có muốn cũng không làm nổi”.
Theo dự kiến, dự án luật này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu, khai mạc vào cuối tháng 10 tới.