Bộ Tài chính dự định lập tổng cục giám sát vốn nhà nước
Đề án thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được trình Thủ tướng
Đề án thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được trình Thủ tướng, tiến trình tái cấu trúc khối doanh nghiệp này cũng đang được Bộ Tài chính thúc đẩy.
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 5/7, tại Bộ Tài chính.
Thưa ông, những điểm chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì?
Quan điểm và mục tiêu của đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã được trình là phải thực hiện bình đẳng, minh bạch, công khai theo định hướng thị trường. Hiện nay, cần phải xác định được điểm chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trước hết, vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp và các tập đoàn là khá lớn, khoảng 653 ngàn tỷ đồng. Khu vực ngoài nhà nước khi sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư sẽ chịu sức ép lãi đầu tư. Trong khi đó, theo cơ chế của chúng ta hiện nay, lợi tức sau thuế của số tiền này được để lại doanh nghiệp để tái đầu tư, có năm, số tiền để lại doanh nghiệp lên đến gần trăm ngàn tỷ đồng.
Như vậy, khi sử dụng vốn Nhà nước lại không bị sức ép về chi phí vốn thể hiện tính chưa bình đẳng. Do đó, cần tạo được sự cạnh tranh bình đẳng, buộc doanh nghiệp nhà nước phải vươn lên cho hiệu quả. Đây là vấn đề cần nghiên cứu.
Mặt khác, cơ chế tài chính hiện nay vẫn có điểm để doanh nghiệp nhà nước dựa vào để hoạt động, mà không tính được hiệu quả thực. Chẳng hạn, về cơ chế khấu hao, nhiều doanh nghiệp gặp khó lại giãn khấu hao. Khi tính toán chênh lệch tỷ giá, về nguyên lý thị trường phải tính đủ, thì lại tính không đầy đủ.
Mục tiêu là đảm bảo được nguyên tắc doanh nghiệp nhà nước phải tập trung nguồn vốn chủ sở hữu trên 600 ngàn tỷ đồng vào những nhiệm vụ quan trọng cốt lõi mà xã hội giao cho doanh nghiệp nhà nước. Phải đảm bảo tính bình đẳng, công khai, minh bạch, giám sát thường xuyên kịp thời để phòng chống thất thoát, lãng phí.
Bộ Tài chính có đề xuất thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc này đã thực hiện đến đâu, thưa ông?
Đề án thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn tại doanh nghiệp nhà nước đã hoàn tất và đã được trình Thủ tướng Chính phủ. Được biết, dự kiến sẽ có khoảng 80 người “ăn lương” Bộ Tài chính, làm việc giám sát thường xuyên hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đang ở mức rất cao, cơ quan chức năng đã có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?
Tính đến cuối năm ngoái, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là 653 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ vốn vay bình quân là 1,67 lần. Đây là một con số không cao so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này ở mức 5-10 lần. Đây là một tỷ lệ cao, do đó, cần lưu ý đến việc quản trị rủi ro, phòng chống những hậu quả của việc để tỷ lệ vốn vay quá cao này.
Thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn có làm cho tiến trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước bị cản trở, thưa ông?
Để thoái vốn được, trước hết 30 tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng được đề án tái cấu trúc của mình. Trong điều kiện thị trường hiện nay, việc thoái vốn là khó khăn. Trong đề án tái cấu trúc, giải pháp quan trọng vẫn là cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, để có phương thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả và bình đẳng nhất.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những sai phạm về sử dụng vốn Nhà nước, số tiền thuế vi phạm là bao nhiêu thưa ông?
Việc xử lý các kết luận của Thanh tra Chính phủ là một khâu quan trọng trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Đồng thời, chúng tôi cũng có đề nghị phải thống nhất đánh giá về tình trạng thất thoát lãng phí hiện nay. Vấn đề này nếu không làm rõ sẽ gây hiểu nhầm.
Chẳng hạn, nổi cộm nhất trong đánh giá này là PVN, với tổng số kết luận sai phạm là trên 18 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này bao gồm những nội dung cần xử lý về mặt tài chính, việc hoàn thành, bổ sung các thủ tục hành chính, các việc chưa làm đúng quy trình. Trong đó, có phần xử lý thất thoát về thuế.
Trong số 18 nghìn tỷ đồng này, có 15,6 nghìn tỷ đồng đầu tư của tập đoàn cho các dự án dầu khí khai thác ngoài nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng thực hiện theo pháp luật của hai quốc gia được sự đồng ý phê duyệt có thẩm quyền. Điểm chưa đúng là chưa tuân thủ các quy định khi sử dụng nguồn vốn đầu tư này, phải đầu tư cho các công trình nằm trong danh mục, các công tình trọng điểm của ngành dầu khí.
Khoản thứ hai, gần 2.000 tỷ đồng liên quan đến vốn cổ phần hóa của các công ty con đã cổ phần, theo quy định thì phải nộp ngay về tập đoàn, nhưng các công ty con chưa nộp về tập đoàn. Nói như vậy không có nghĩa là thất thoát, mặc dù có sai, sai là chưa nộp về tập đoàn kịp thời. Cần đánh giá rõ bản chất của nó.
Khoản thứ ba là 620 tỷ đồng liên quan đến khoản ứng vốn cho một số tập đoàn địa phương thì thất thoát không, phải làm rõ, vì tập đoàn đầu tư ở một số địa phương, các địa phương này là khó khăn.
Trong tổng hơn 18 nghìn tỷ đồng, số tiền vi phạm về thuế đã được chấp hành kết luận kiểm toán, phối hợp thực hiện thu cho ngân sách nhà nước hơn 20 tỷ đồng. Quan điểm của Bộ Tài chính là với những doanh nghiệp nhà nước có dấu hiệu vi phạm về thuế sẽ đưa vào dấu hiệu thanh kiểm tra, không có sự phân biệt đối xử.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 5/7, tại Bộ Tài chính.
Thưa ông, những điểm chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì?
Quan điểm và mục tiêu của đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã được trình là phải thực hiện bình đẳng, minh bạch, công khai theo định hướng thị trường. Hiện nay, cần phải xác định được điểm chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Trước hết, vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp và các tập đoàn là khá lớn, khoảng 653 ngàn tỷ đồng. Khu vực ngoài nhà nước khi sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư sẽ chịu sức ép lãi đầu tư. Trong khi đó, theo cơ chế của chúng ta hiện nay, lợi tức sau thuế của số tiền này được để lại doanh nghiệp để tái đầu tư, có năm, số tiền để lại doanh nghiệp lên đến gần trăm ngàn tỷ đồng.
Như vậy, khi sử dụng vốn Nhà nước lại không bị sức ép về chi phí vốn thể hiện tính chưa bình đẳng. Do đó, cần tạo được sự cạnh tranh bình đẳng, buộc doanh nghiệp nhà nước phải vươn lên cho hiệu quả. Đây là vấn đề cần nghiên cứu.
Mặt khác, cơ chế tài chính hiện nay vẫn có điểm để doanh nghiệp nhà nước dựa vào để hoạt động, mà không tính được hiệu quả thực. Chẳng hạn, về cơ chế khấu hao, nhiều doanh nghiệp gặp khó lại giãn khấu hao. Khi tính toán chênh lệch tỷ giá, về nguyên lý thị trường phải tính đủ, thì lại tính không đầy đủ.
Mục tiêu là đảm bảo được nguyên tắc doanh nghiệp nhà nước phải tập trung nguồn vốn chủ sở hữu trên 600 ngàn tỷ đồng vào những nhiệm vụ quan trọng cốt lõi mà xã hội giao cho doanh nghiệp nhà nước. Phải đảm bảo tính bình đẳng, công khai, minh bạch, giám sát thường xuyên kịp thời để phòng chống thất thoát, lãng phí.
Bộ Tài chính có đề xuất thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp, việc này đã thực hiện đến đâu, thưa ông?
Đề án thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn tại doanh nghiệp nhà nước đã hoàn tất và đã được trình Thủ tướng Chính phủ. Được biết, dự kiến sẽ có khoảng 80 người “ăn lương” Bộ Tài chính, làm việc giám sát thường xuyên hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty đang ở mức rất cao, cơ quan chức năng đã có giải pháp gì để hạn chế tình trạng này?
Tính đến cuối năm ngoái, tổng số vốn chủ sở hữu của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là 653 ngàn tỷ đồng. Tỷ lệ vốn vay bình quân là 1,67 lần. Đây là một con số không cao so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này ở mức 5-10 lần. Đây là một tỷ lệ cao, do đó, cần lưu ý đến việc quản trị rủi ro, phòng chống những hậu quả của việc để tỷ lệ vốn vay quá cao này.
Thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn có làm cho tiến trình thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước bị cản trở, thưa ông?
Để thoái vốn được, trước hết 30 tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng được đề án tái cấu trúc của mình. Trong điều kiện thị trường hiện nay, việc thoái vốn là khó khăn. Trong đề án tái cấu trúc, giải pháp quan trọng vẫn là cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp, để có phương thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả và bình đẳng nhất.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ những sai phạm về sử dụng vốn Nhà nước, số tiền thuế vi phạm là bao nhiêu thưa ông?
Việc xử lý các kết luận của Thanh tra Chính phủ là một khâu quan trọng trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty. Đồng thời, chúng tôi cũng có đề nghị phải thống nhất đánh giá về tình trạng thất thoát lãng phí hiện nay. Vấn đề này nếu không làm rõ sẽ gây hiểu nhầm.
Chẳng hạn, nổi cộm nhất trong đánh giá này là PVN, với tổng số kết luận sai phạm là trên 18 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này bao gồm những nội dung cần xử lý về mặt tài chính, việc hoàn thành, bổ sung các thủ tục hành chính, các việc chưa làm đúng quy trình. Trong đó, có phần xử lý thất thoát về thuế.
Trong số 18 nghìn tỷ đồng này, có 15,6 nghìn tỷ đồng đầu tư của tập đoàn cho các dự án dầu khí khai thác ngoài nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng thực hiện theo pháp luật của hai quốc gia được sự đồng ý phê duyệt có thẩm quyền. Điểm chưa đúng là chưa tuân thủ các quy định khi sử dụng nguồn vốn đầu tư này, phải đầu tư cho các công trình nằm trong danh mục, các công tình trọng điểm của ngành dầu khí.
Khoản thứ hai, gần 2.000 tỷ đồng liên quan đến vốn cổ phần hóa của các công ty con đã cổ phần, theo quy định thì phải nộp ngay về tập đoàn, nhưng các công ty con chưa nộp về tập đoàn. Nói như vậy không có nghĩa là thất thoát, mặc dù có sai, sai là chưa nộp về tập đoàn kịp thời. Cần đánh giá rõ bản chất của nó.
Khoản thứ ba là 620 tỷ đồng liên quan đến khoản ứng vốn cho một số tập đoàn địa phương thì thất thoát không, phải làm rõ, vì tập đoàn đầu tư ở một số địa phương, các địa phương này là khó khăn.
Trong tổng hơn 18 nghìn tỷ đồng, số tiền vi phạm về thuế đã được chấp hành kết luận kiểm toán, phối hợp thực hiện thu cho ngân sách nhà nước hơn 20 tỷ đồng. Quan điểm của Bộ Tài chính là với những doanh nghiệp nhà nước có dấu hiệu vi phạm về thuế sẽ đưa vào dấu hiệu thanh kiểm tra, không có sự phân biệt đối xử.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)