Bộ Tài chính lo vốn LG Display Hải Phòng đi vay nhiều
Bộ Tài chính giải thích lý do chưa chấp thuận cho LG Display Việt Nam - Hải Phòng tăng vốn lên 1,59 tỷ USD
Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng, trả lời về đề nghị tăng vốn đầu tư của Công ty TNHH LG Display Việt Nam - Hải Phòng.
Theo đó, LG Display muốn đề nghị tăng 90 triệu USD vốn đầu tư, từ 1,5 tỷ USD lên 1,59 tỷ USD, tương đương tăng 2.043 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đề nghị tăng vốn của LG Display Việt Nam - Hải Phòng không giải trình được nguồn để tăng vốn đầu tư, và không cung cấp báo cáo tài chính năm 2016 của LG Display Việt Nam Hải Phòng và công ty mẹ LG Display tại Hàn Quốc.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu nhà đầu tư bổ sung báo cáo tài chính đã kiểm toán để thẩm tra năng lực tài chính trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
Về cơ cấu nguồn vốn, theo kiến nghị của nhà đầu tư, việc tăng vốn đầu tư thêm 90 triệu USD sẽ nâng tổng mức đầu tư cam kết thực hiện ở Việt Nam lên 1,59 tỷ USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án không thay đổi là 100 triệu USD.
"LG Display điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 1,59 tỷ USD thì vốn góp chỉ chiếm 6,29% tổng vốn đầu tư, việc đầu tư bổ sung hoàn toàn từ nguồn đi vay, trong khi cơ cấu vốn góp mỏng, dẫn đến tình hình tài chính không lành mạnh, không đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ Tài chính nhận định.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu nhà đầu tư có phương án điều chỉnh cơ cấu vốn góp/vốn vay theo hướng tăng tỷ trọng vốn góp, để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh hơn.
Đề xuất tăng vốn đầu tư của LG Display Việt Nam - Hải Phòng được lý giải là nhằm phục vụ cho việc xây dựng 13 tòa ký túc xá và các công trình phúc lợi, xã hội, phục vụ cho từ 10.000 - 12.000 lao động.
Các công trình hạ tầng này được LG Display Việt Nam - Hải Phòng đề nghị áp dụng quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp khu chế xuất theo quy định hiện hành tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Dự án LG Display Việt Nam - Hải Phòng có quy mô khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu là 1,5 tỷ USD, sản xuất màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động với quy mô 7-8 triệu sản phẩm/tháng và khoảng 90.000-100.000 sản phẩm màn hình OLED tivi/tháng.
Theo đó, LG Display muốn đề nghị tăng 90 triệu USD vốn đầu tư, từ 1,5 tỷ USD lên 1,59 tỷ USD, tương đương tăng 2.043 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, đề nghị tăng vốn của LG Display Việt Nam - Hải Phòng không giải trình được nguồn để tăng vốn đầu tư, và không cung cấp báo cáo tài chính năm 2016 của LG Display Việt Nam Hải Phòng và công ty mẹ LG Display tại Hàn Quốc.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu nhà đầu tư bổ sung báo cáo tài chính đã kiểm toán để thẩm tra năng lực tài chính trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
Về cơ cấu nguồn vốn, theo kiến nghị của nhà đầu tư, việc tăng vốn đầu tư thêm 90 triệu USD sẽ nâng tổng mức đầu tư cam kết thực hiện ở Việt Nam lên 1,59 tỷ USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án không thay đổi là 100 triệu USD.
"LG Display điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 1,59 tỷ USD thì vốn góp chỉ chiếm 6,29% tổng vốn đầu tư, việc đầu tư bổ sung hoàn toàn từ nguồn đi vay, trong khi cơ cấu vốn góp mỏng, dẫn đến tình hình tài chính không lành mạnh, không đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ Tài chính nhận định.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu nhà đầu tư có phương án điều chỉnh cơ cấu vốn góp/vốn vay theo hướng tăng tỷ trọng vốn góp, để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh hơn.
Đề xuất tăng vốn đầu tư của LG Display Việt Nam - Hải Phòng được lý giải là nhằm phục vụ cho việc xây dựng 13 tòa ký túc xá và các công trình phúc lợi, xã hội, phục vụ cho từ 10.000 - 12.000 lao động.
Các công trình hạ tầng này được LG Display Việt Nam - Hải Phòng đề nghị áp dụng quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu dành cho doanh nghiệp khu chế xuất theo quy định hiện hành tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.
Dự án LG Display Việt Nam - Hải Phòng có quy mô khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu là 1,5 tỷ USD, sản xuất màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động với quy mô 7-8 triệu sản phẩm/tháng và khoảng 90.000-100.000 sản phẩm màn hình OLED tivi/tháng.