Bộ trưởng Bộ Y tế lại phân trần về giá thuốc
Cùng một loại thuốc giá tại các bệnh viện thường đắt hơn thị trường bên ngoài
Từng bị “phê” là chậm thực hiện cam kết ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc cũng như về đấu thầu thuốc tại các bệnh viện trên nghị trường, nay Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo Quốc hội quy định mới về đấu thầu đã có hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, quy định mới đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu thuốc khi chia thành các nhóm thuốc căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tiêu chí xét, chấm điểm.
Từ đó, hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ ràng, tiết kiệm khoảng 25-30% kinh phí mua thuốc, nhiều mặt hàng có giá trúng thầu năm 2013 giảm nhiều so với năm 2012, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho các đơn vị. Ngoài ra, một lượng chi phí hành chính không nhỏ cho các cơ sở ý tế và các nhà thầu cũng được tiết kiệm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu một số ý kiến đánh giá khác với việc đấu thầu thuốc.
Về ý kiến cho rằng một số mặt hàng thuốc trúng thầu còn chênh lệch giữa các đơn vị, Bộ trưởng phân trần đây là thực tế của quá trình cạnh tranh do thời điểm đấu thầu của các cơ sở y tế khác khau (từ đầu năm đến cuối năm), do điều kiện địa lý, quãng đường đi lại, số lượng thuốc mỗi cơ sở “đặt hàng”, các điều kiện giao nhận, thời hạn thanh toán khác nhau.
Mặc dù thế, “sự khác biệt về giá trúng thầu giữa các cơ sở cơ bản chỉ chênh nhỏ. Việc chênh giá bất hợp lý của cùng mặt hàng tại một số cơ sở khám chữa bệnh khác nhau chỉ là một vài trường hợp cá biệt”, Bộ trưởng nhận định.
Báo cáo cũng cho biết, từ tháng 6/2013, Bộ trưởng đã có chỉ thị về việc tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở, chỉ đạo các sở tiến hành thương thảo giá với nhà thầu để mua thuốc với mức giá phù hợp mặt bằng chung với những trường hợp có chênh lệch bất hợp lý so với các cơ sở khác hoặc giá công bố trên website của Cục Quản lý dược.
Tiếp theo, với ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu giá rẻ có thể không đảm bảo chất lượng, bà Tiến phân tích, theo quy định hiện hành, khi đánh giá lựa chọn thuốc trúng thầu thì giá thuốc là tiêu chí cuối cùng. Các tiêu chí đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng thuốc được đưa lên hàng đầu. Thuốc trúng thầu phải qua bước đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng mới được chuyển sang bước so sánh về giá.
Bên cạnh đó, thuốc được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Hệ thống kiểm nghiệm sau đó cũng thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc. Tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý như thu hồi, rút số đăng ký.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến “hứa”, thời gian tới sẽ tiếp tục thay đổi, bổ sung quy định đặc thù trong đấu thầu thuốc theo hướng phân chia nhỏ hơn nữa các nhóm trong gói thầu thuốc theo tên generic nhằm tạo thuận lợi cho các cơ sở trong việc lựa chọn.
Về ý kiến một số thuốc trúng thầu hàm lượng không thông dụng với giá cao, người đứng đầu ngành y tế xác nhận, trong quá trình giám sát công tác đầu thầu, Bộ đã phát hiện một số trường hợp cá biệt lợi dụng việc có một số thuốc với hàm lượng mới và không thông dụng, ít cạnh tranh nhằm mục đích nâng giá thuốc trúng thầu.
Để giải quyết bất cập nêu trên, Bộ trưởng Y tế cho biết đã thành lập tổ công tác liên ngành về giá thuốc, xem xét, giám sát chặt chẽ về giá thuốc kê khai đối với các loại thuốc có hàm lượng không thông dụng. Rà soát tất cả các trường hợp mặt hàng này, không để nhập nhèm giá để có mức giá bất hợp lý so với các mặt hàng thông dụng khác.
Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở y tế trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức đấu thầu mua các mặt hàng này phải giao Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện chịu trách nhiệm trong việc đưa ra các ý kiến chuyên môn, căn cứ khoa học để lựa chọn thuốc, đồng thời kiểm soát chặt chẽ về giá trong quá trình xét thầu.
Tổ chức, chỉ đạo hệ thống thanh tra dược thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo.
Đã nhiều lần lên tiếng về quản lý giá thuốc, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong báo cáo về một số vấn đề kinh tế xã hội mới đây cho biết, đến nay có 46/63 tỉnh áp dụng đấu thầu tập trung theo tỉnh, 7 tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu đại diện, 10 tỉnh đấu thầu theo từng đơn vị, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành khác tự tổ chức đấu thầu.
Về cơ bản, việc đấu thầu, cung ứng đã đảm bảo đủ thuốc thuộc danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giảm chi phí mua thuốc, có nơi giảm 10-20%.
Tuy nhiên, ủy ban cũng chỉ ra những hạn chế của việc đấu thầu. Như, giá cùng một loại thuốc có sự chênh lệch giữa các tỉnh, giữa bệnh viện trong tỉnh và giữa các bệnh viện với thị trường bên ngoài (thường là đắt hơn).
Bên cạnh đó, do chưa quy định đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhất là tiêu chuẩn về nguồn gốc và độ tinh khiết của nguyên liệu nên một số thuốc chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ đã trúng thầu. Mặt khác danh mục thuốc biệt dược do Bộ Y tế ban hành chậm nên thời gian đầu còn có vướng mắc nhất định.
Đáng chú ý là Ủy ban đã chỉ đích danh trách nhiệm của chính Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chưa hướng dẫn về tiêu chí y tế dự phòng nên các địa phương chưa phân bổ được 30% ngân sách y tế dành cho công tác y tế dự phòng. Trong khi Ủy ban đã có ý kiến bằng văn bản nhiều lần về vấn đề này.
Nhận xét về kết quả thực hiện lời hứa sau chất vấn của Bộ trưởng Kim Tiến, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Bộ trưởng quan tâm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về y đức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, quy định mới đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu thuốc khi chia thành các nhóm thuốc căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tiêu chí xét, chấm điểm.
Từ đó, hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ ràng, tiết kiệm khoảng 25-30% kinh phí mua thuốc, nhiều mặt hàng có giá trúng thầu năm 2013 giảm nhiều so với năm 2012, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho các đơn vị. Ngoài ra, một lượng chi phí hành chính không nhỏ cho các cơ sở ý tế và các nhà thầu cũng được tiết kiệm.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu một số ý kiến đánh giá khác với việc đấu thầu thuốc.
Về ý kiến cho rằng một số mặt hàng thuốc trúng thầu còn chênh lệch giữa các đơn vị, Bộ trưởng phân trần đây là thực tế của quá trình cạnh tranh do thời điểm đấu thầu của các cơ sở y tế khác khau (từ đầu năm đến cuối năm), do điều kiện địa lý, quãng đường đi lại, số lượng thuốc mỗi cơ sở “đặt hàng”, các điều kiện giao nhận, thời hạn thanh toán khác nhau.
Mặc dù thế, “sự khác biệt về giá trúng thầu giữa các cơ sở cơ bản chỉ chênh nhỏ. Việc chênh giá bất hợp lý của cùng mặt hàng tại một số cơ sở khám chữa bệnh khác nhau chỉ là một vài trường hợp cá biệt”, Bộ trưởng nhận định.
Báo cáo cũng cho biết, từ tháng 6/2013, Bộ trưởng đã có chỉ thị về việc tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở, chỉ đạo các sở tiến hành thương thảo giá với nhà thầu để mua thuốc với mức giá phù hợp mặt bằng chung với những trường hợp có chênh lệch bất hợp lý so với các cơ sở khác hoặc giá công bố trên website của Cục Quản lý dược.
Tiếp theo, với ý kiến cho rằng thuốc trúng thầu giá rẻ có thể không đảm bảo chất lượng, bà Tiến phân tích, theo quy định hiện hành, khi đánh giá lựa chọn thuốc trúng thầu thì giá thuốc là tiêu chí cuối cùng. Các tiêu chí đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng thuốc được đưa lên hàng đầu. Thuốc trúng thầu phải qua bước đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng mới được chuyển sang bước so sánh về giá.
Bên cạnh đó, thuốc được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Hệ thống kiểm nghiệm sau đó cũng thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc. Tất cả các trường hợp không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý như thu hồi, rút số đăng ký.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến “hứa”, thời gian tới sẽ tiếp tục thay đổi, bổ sung quy định đặc thù trong đấu thầu thuốc theo hướng phân chia nhỏ hơn nữa các nhóm trong gói thầu thuốc theo tên generic nhằm tạo thuận lợi cho các cơ sở trong việc lựa chọn.
Về ý kiến một số thuốc trúng thầu hàm lượng không thông dụng với giá cao, người đứng đầu ngành y tế xác nhận, trong quá trình giám sát công tác đầu thầu, Bộ đã phát hiện một số trường hợp cá biệt lợi dụng việc có một số thuốc với hàm lượng mới và không thông dụng, ít cạnh tranh nhằm mục đích nâng giá thuốc trúng thầu.
Để giải quyết bất cập nêu trên, Bộ trưởng Y tế cho biết đã thành lập tổ công tác liên ngành về giá thuốc, xem xét, giám sát chặt chẽ về giá thuốc kê khai đối với các loại thuốc có hàm lượng không thông dụng. Rà soát tất cả các trường hợp mặt hàng này, không để nhập nhèm giá để có mức giá bất hợp lý so với các mặt hàng thông dụng khác.
Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở y tế trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức đấu thầu mua các mặt hàng này phải giao Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện chịu trách nhiệm trong việc đưa ra các ý kiến chuyên môn, căn cứ khoa học để lựa chọn thuốc, đồng thời kiểm soát chặt chẽ về giá trong quá trình xét thầu.
Tổ chức, chỉ đạo hệ thống thanh tra dược thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm cũng là giải pháp được nêu tại báo cáo.
Đã nhiều lần lên tiếng về quản lý giá thuốc, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong báo cáo về một số vấn đề kinh tế xã hội mới đây cho biết, đến nay có 46/63 tỉnh áp dụng đấu thầu tập trung theo tỉnh, 7 tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu đại diện, 10 tỉnh đấu thầu theo từng đơn vị, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bộ, ngành khác tự tổ chức đấu thầu.
Về cơ bản, việc đấu thầu, cung ứng đã đảm bảo đủ thuốc thuộc danh mục thuốc do Bộ Y tế ban hành, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giảm chi phí mua thuốc, có nơi giảm 10-20%.
Tuy nhiên, ủy ban cũng chỉ ra những hạn chế của việc đấu thầu. Như, giá cùng một loại thuốc có sự chênh lệch giữa các tỉnh, giữa bệnh viện trong tỉnh và giữa các bệnh viện với thị trường bên ngoài (thường là đắt hơn).
Bên cạnh đó, do chưa quy định đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhất là tiêu chuẩn về nguồn gốc và độ tinh khiết của nguyên liệu nên một số thuốc chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ đã trúng thầu. Mặt khác danh mục thuốc biệt dược do Bộ Y tế ban hành chậm nên thời gian đầu còn có vướng mắc nhất định.
Đáng chú ý là Ủy ban đã chỉ đích danh trách nhiệm của chính Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chưa hướng dẫn về tiêu chí y tế dự phòng nên các địa phương chưa phân bổ được 30% ngân sách y tế dành cho công tác y tế dự phòng. Trong khi Ủy ban đã có ý kiến bằng văn bản nhiều lần về vấn đề này.
Nhận xét về kết quả thực hiện lời hứa sau chất vấn của Bộ trưởng Kim Tiến, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị Bộ trưởng quan tâm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về y đức, nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế.