Bộ trưởng Giao thông nói gì về trạm thu phí Cai Lậy?
“Sau chiều hôm nay thì đề xuất của địa phương và người dân sẽ giải quyết được”
“Cần có cái nhìn công bằng về chuyện ở trạm thu phí Cai Lậy”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa nói tại phiên giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) chiều 15/8 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã nêu trường hợp dự án Cai Lậy, nơi có trạm thu phí đang gây nhiều dư luận. Ngoài dự án Cai Lậy, ông Phúc nêu thêm ví dụ ở dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, hay từ Hà Nội về Thái Bình dài 110 km mà có đến 4 chặng thu phí.
“Có nơi đường chính gần hết thời gian thu phí thì lại mở thêm đường tránh để thu phí, việc này Nhà nước không kiên quyết để nhà đầu tư lợi dụng, dân phải chịu. Rồi có một số tuyến đầu tiên là đầu tư theo hình thức BT, sau lại BOT thì dân không hiểu”.
“Từ đầu ta không tính toán, không công khai rõ ràng thì dân phản ứng là đương nhiên, báo cáo cần làm rõ thêm”, ông Phúc phát biểu.
Cũng quan tâm đến những “bất cập” của các trạm thu phí, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu số liệu cho rằng, chỉ có 10% được đặt đúng quy định, còn 90% không đúng. Câu hỏi mà bà đặt ra là những trạm không đảm bảo khoảng cách, đang ảnh hưởng đến quyền lợi hàng ngày của người dân, thì phương án giải quyết trước mắt thế nào?
“Trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ thu bình quân 1,97 tỷ một ngày nhưng thực tế báo cáo là 1,2 tỷ, chênh lệch trên 700 triệu một ngày, trách nhiệm của thanh tra Bộ đặt ở đâu, đã xử lý bao nhiêu cá nhân, thu về bao nhiêu tiền?”, bà Hải đặt câu hỏi và đề nghị được cung cấp thông tin đầy đủ để trả lời cho cử tri.
Trưởng ban Dân nguyện cũng đồng tình với Tổng thư ký Quốc hội là nên giám sát ngay tại trạm thu phí Cai Lậy.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình bày chuyện Cai Lậy là chuyện gì? “Có lẽ cũng không cần giám sát mà để Bộ trưởng nói”, ông Bình nêu quan điểm.
“Nhìn vào dự án Cai Lậy tôi cũng chưa hình dung được là đường tránh đó hợp lý hay chưa, tôi có đi qua đó và cũng không thấy kẹt xe”, ông Bình nói thêm.
Hồi âm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đính chính, dự án này gọi là đường tránh không hẳn chính xác, vì gồm 26 km trên quốc lộ 1 và tuyến tránh Cai Lậy.
Ông nói, các dự án giao thông nói chung đều xuất phát từ nhu cầu địa phương, nhiều địa phương mong muốn có tuyến tránh để có cơ hội mở rộng thị trấn, thị tứ, thành phố. Với dự án Cai Lậy thì đã lấy đầy đủ ý kiến từ hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội đến chính quyền địa phương.
“Cần có cái nhìn công bằng về chuyện ở trạm thu phí Cai Lậy, vì địa phương và bộ phải đồng ý thì nhà đầu tư mới làm được”, ông Nghĩa giải thích.
Bộ trưởng cũng cho biết, với chuyện ở Cai Lậy thì người dân tại chỗ không có phản ứng gì mà chỉ có 7 doanh nghiệp ở địa phương khác phản ứng. Có hiện tượng dàn 3 cái xe tại chỗ để dựng chuyện.
Ông Nghĩa cũng cho biết thêm là bộ phận chức năng của Bộ Giao thông Vận tải chiều 15/8 sẽ tiếp nhà đầu tư dự án Cai Lậy để xem lại phương án tài chính, có thể sẽ giảm phí từ 35 xuống 25 nghìn đồng. Phương án này nhà đầu tư cũng sẵn sàng, nhưng sẽ phải kéo dài thu phí từ 7 năm lên 12 - 13 năm, vì tổng mức đầu tư không thay đổi.
“Sau chiều hôm nay thì đề xuất của địa phương và người dân sẽ giải quyết được”, Bộ trưởng khẳng định.
Trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã nêu trường hợp dự án Cai Lậy, nơi có trạm thu phí đang gây nhiều dư luận. Ngoài dự án Cai Lậy, ông Phúc nêu thêm ví dụ ở dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, hay từ Hà Nội về Thái Bình dài 110 km mà có đến 4 chặng thu phí.
“Có nơi đường chính gần hết thời gian thu phí thì lại mở thêm đường tránh để thu phí, việc này Nhà nước không kiên quyết để nhà đầu tư lợi dụng, dân phải chịu. Rồi có một số tuyến đầu tiên là đầu tư theo hình thức BT, sau lại BOT thì dân không hiểu”.
“Từ đầu ta không tính toán, không công khai rõ ràng thì dân phản ứng là đương nhiên, báo cáo cần làm rõ thêm”, ông Phúc phát biểu.
Cũng quan tâm đến những “bất cập” của các trạm thu phí, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu số liệu cho rằng, chỉ có 10% được đặt đúng quy định, còn 90% không đúng. Câu hỏi mà bà đặt ra là những trạm không đảm bảo khoảng cách, đang ảnh hưởng đến quyền lợi hàng ngày của người dân, thì phương án giải quyết trước mắt thế nào?
“Trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ thu bình quân 1,97 tỷ một ngày nhưng thực tế báo cáo là 1,2 tỷ, chênh lệch trên 700 triệu một ngày, trách nhiệm của thanh tra Bộ đặt ở đâu, đã xử lý bao nhiêu cá nhân, thu về bao nhiêu tiền?”, bà Hải đặt câu hỏi và đề nghị được cung cấp thông tin đầy đủ để trả lời cho cử tri.
Trưởng ban Dân nguyện cũng đồng tình với Tổng thư ký Quốc hội là nên giám sát ngay tại trạm thu phí Cai Lậy.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình bày chuyện Cai Lậy là chuyện gì? “Có lẽ cũng không cần giám sát mà để Bộ trưởng nói”, ông Bình nêu quan điểm.
“Nhìn vào dự án Cai Lậy tôi cũng chưa hình dung được là đường tránh đó hợp lý hay chưa, tôi có đi qua đó và cũng không thấy kẹt xe”, ông Bình nói thêm.
Hồi âm, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đính chính, dự án này gọi là đường tránh không hẳn chính xác, vì gồm 26 km trên quốc lộ 1 và tuyến tránh Cai Lậy.
Ông nói, các dự án giao thông nói chung đều xuất phát từ nhu cầu địa phương, nhiều địa phương mong muốn có tuyến tránh để có cơ hội mở rộng thị trấn, thị tứ, thành phố. Với dự án Cai Lậy thì đã lấy đầy đủ ý kiến từ hội đồng nhân dân, đoàn đại biểu Quốc hội đến chính quyền địa phương.
“Cần có cái nhìn công bằng về chuyện ở trạm thu phí Cai Lậy, vì địa phương và bộ phải đồng ý thì nhà đầu tư mới làm được”, ông Nghĩa giải thích.
Bộ trưởng cũng cho biết, với chuyện ở Cai Lậy thì người dân tại chỗ không có phản ứng gì mà chỉ có 7 doanh nghiệp ở địa phương khác phản ứng. Có hiện tượng dàn 3 cái xe tại chỗ để dựng chuyện.
Ông Nghĩa cũng cho biết thêm là bộ phận chức năng của Bộ Giao thông Vận tải chiều 15/8 sẽ tiếp nhà đầu tư dự án Cai Lậy để xem lại phương án tài chính, có thể sẽ giảm phí từ 35 xuống 25 nghìn đồng. Phương án này nhà đầu tư cũng sẵn sàng, nhưng sẽ phải kéo dài thu phí từ 7 năm lên 12 - 13 năm, vì tổng mức đầu tư không thay đổi.
“Sau chiều hôm nay thì đề xuất của địa phương và người dân sẽ giải quyết được”, Bộ trưởng khẳng định.