Có thể mời công an vào cuộc vụ gây khó thu phí trạm BOT Cai Lậy
Sáng 14/8, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang
Chỉ sau gần hai tuần Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang (BOT Tiền Giang) chính thức mở trạm thu phí đường tránh thị xã Cai Lậy, nhiều vấn đề đã phát sinh liên quan đến trạm thu phí này.
Dùng tiền lẻ trả phí
Trạm thu phí Cai Lậy thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy) và tăng cường mặt đường đoạn km 1987+560 - km 2014+000 tỉnh Tiền Giang, khởi công từ tháng 9/2014, do BOT Tiền Giang là chủ đầu tư.
Trong đó, chiều dài tuyến tránh Cai Lậy khoảng 12 km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; gia cường mặt đường quốc lộ 1 (từ xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy) đến xã Mỹ Đức Đông (huyện Cái Bè) chiều dài 26,5 km, tổng vốn đầu tư khoảng 340 tỷ đồng. Dự án được đưa vào hoạt động từ ngày 1/8.
Đây là trạm thu phí được thực hiện theo hình thức BOT để hoàn vốn dự án, đã được Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận hoạt động, thu phí trong thời gian 6 năm 4 tháng.
Theo mức phí đã công bố, mỗi xe qua trạm mua phí từ 35.000 - 180.000 đồng, tùy loại xe.
Với mức giá này, nhiều tài xế đi qua trạm cho rằng quá cao, khi tuyến tránh dài 12 km nhưng thu tối thiểu 35.000 đồng/vé/lượt, gần bằng khoản thu phí của 50 km đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương.
Mặc dù lãnh đạo BOT Tiền Giang cho rằng mức phí của trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy đã được liên bộ Tài chính và Giao thông Vận tải ban hành, song để phản ứng chủ đầu tư, nhiều tài xế đã dùng tiền có mệnh giá nhỏ (200, 500, 1.000 đồng…) để mua vé qua trạm.
Đỉnh điểm là chiều tối ngày 13/8, nhiều phương tiện ở cả hai chiều lưu thông đã dùng tiền lẻ trả phí, trong đó có một số bỏ vào chai nhựa hoặc bao nhựa, gây khó khăn cho nhân viên trạm thu phí trong kiểm đếm để xuất vé.
Mời công an vào cuộc
Theo nguồn tin của VnEconomy, sáng 14/8, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang.
Thông tin từ ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang cho hay, trong 14 ngày hoạt động, hàng ngày có khoảng 2 đến 3 lượt người đi ôtô qua trạm đưa tiền lẻ trả phí. Đáng chú ý, số tiền này được vo tròn, nhàu nát, nhét vào chai nhựa, túi, nhúng vào nước... để cố tình kéo dài thời gian qua trạm, gây ùn tắc giao thông.
Ông Bon đã kiến nghị với đoàn công tác báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, xem xét giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án với mức hợp lý. Đồng thời, miễn giá sử dụng đường bộ qua trạm đối tượng là phương tiện không kinh doanh vận tải và phương tiện thường trú trên địa bàn 4 xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú, Phú An; giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện có kinh doanh vận tải và chủ phương tiện thường trú trên địa bàn 4 xã nói trên.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, trước khi đặt trạm thu phí Cai Lậy, Bộ đã thống nhất với địa phương và doanh nghiệp.
“Tất nhiên bây giờ khi người dân yêu cầu giảm thu phí, thì phải nghiên cứu dựa trên phương án tài chính phù hợp, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân”, Thứ trưởng Nhật nói.
Trả lời câu hỏi vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường cũ, khi nâng cấp không lấy nguồn quỹ bảo trì để làm mà lại thực hiện dự án BOT, Thứ trưởng Nhật cho biết, tổng số đường quốc lộ trên cả nước hơn 20.000 km, nhưng mỗi năm thu phí đường bộ chỉ được mấy nghìn tỷ thì số tiền đó chỉ đủ duy tu, sửa chữa, chứ không đủ tiền nâng cấp, làm mới đường. Việc nâng cấp tuyến đường dài hơn 26 km này cần phải làm BOT.
Cũng theo ông Nhật, đối với những tài xế cố tình gây ách tắc giao thông, không tuân thủ pháp luật thì công an phải vào cuộc để xử lý. “Những gì người dân đề xuất hợp lý thì mình lắng nghe, còn nếu có số ít phá rối thì công an phải vào cuộc, xã hội phải có trật tự”, ông nói.
Dùng tiền lẻ trả phí
Trạm thu phí Cai Lậy thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy (nay là thị xã Cai Lậy) và tăng cường mặt đường đoạn km 1987+560 - km 2014+000 tỉnh Tiền Giang, khởi công từ tháng 9/2014, do BOT Tiền Giang là chủ đầu tư.
Trong đó, chiều dài tuyến tránh Cai Lậy khoảng 12 km, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; gia cường mặt đường quốc lộ 1 (từ xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy) đến xã Mỹ Đức Đông (huyện Cái Bè) chiều dài 26,5 km, tổng vốn đầu tư khoảng 340 tỷ đồng. Dự án được đưa vào hoạt động từ ngày 1/8.
Đây là trạm thu phí được thực hiện theo hình thức BOT để hoàn vốn dự án, đã được Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận hoạt động, thu phí trong thời gian 6 năm 4 tháng.
Theo mức phí đã công bố, mỗi xe qua trạm mua phí từ 35.000 - 180.000 đồng, tùy loại xe.
Với mức giá này, nhiều tài xế đi qua trạm cho rằng quá cao, khi tuyến tránh dài 12 km nhưng thu tối thiểu 35.000 đồng/vé/lượt, gần bằng khoản thu phí của 50 km đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương.
Mặc dù lãnh đạo BOT Tiền Giang cho rằng mức phí của trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy đã được liên bộ Tài chính và Giao thông Vận tải ban hành, song để phản ứng chủ đầu tư, nhiều tài xế đã dùng tiền có mệnh giá nhỏ (200, 500, 1.000 đồng…) để mua vé qua trạm.
Đỉnh điểm là chiều tối ngày 13/8, nhiều phương tiện ở cả hai chiều lưu thông đã dùng tiền lẻ trả phí, trong đó có một số bỏ vào chai nhựa hoặc bao nhựa, gây khó khăn cho nhân viên trạm thu phí trong kiểm đếm để xuất vé.
Mời công an vào cuộc
Theo nguồn tin của VnEconomy, sáng 14/8, Tổng cục Đường bộ đã có buổi làm việc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang.
Thông tin từ ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang cho hay, trong 14 ngày hoạt động, hàng ngày có khoảng 2 đến 3 lượt người đi ôtô qua trạm đưa tiền lẻ trả phí. Đáng chú ý, số tiền này được vo tròn, nhàu nát, nhét vào chai nhựa, túi, nhúng vào nước... để cố tình kéo dài thời gian qua trạm, gây ùn tắc giao thông.
Ông Bon đã kiến nghị với đoàn công tác báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, xem xét giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án với mức hợp lý. Đồng thời, miễn giá sử dụng đường bộ qua trạm đối tượng là phương tiện không kinh doanh vận tải và phương tiện thường trú trên địa bàn 4 xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú, Phú An; giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện có kinh doanh vận tải và chủ phương tiện thường trú trên địa bàn 4 xã nói trên.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, trước khi đặt trạm thu phí Cai Lậy, Bộ đã thống nhất với địa phương và doanh nghiệp.
“Tất nhiên bây giờ khi người dân yêu cầu giảm thu phí, thì phải nghiên cứu dựa trên phương án tài chính phù hợp, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân”, Thứ trưởng Nhật nói.
Trả lời câu hỏi vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường cũ, khi nâng cấp không lấy nguồn quỹ bảo trì để làm mà lại thực hiện dự án BOT, Thứ trưởng Nhật cho biết, tổng số đường quốc lộ trên cả nước hơn 20.000 km, nhưng mỗi năm thu phí đường bộ chỉ được mấy nghìn tỷ thì số tiền đó chỉ đủ duy tu, sửa chữa, chứ không đủ tiền nâng cấp, làm mới đường. Việc nâng cấp tuyến đường dài hơn 26 km này cần phải làm BOT.
Cũng theo ông Nhật, đối với những tài xế cố tình gây ách tắc giao thông, không tuân thủ pháp luật thì công an phải vào cuộc để xử lý. “Những gì người dân đề xuất hợp lý thì mình lắng nghe, còn nếu có số ít phá rối thì công an phải vào cuộc, xã hội phải có trật tự”, ông nói.