Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: “Văn bản mật nhiều quá”
"Doanh nghiệp cũng lạm dụng mật. Mật để mình anh biết thôi…”
“Cùng với tình trạng văn bản đóng dấu mật khá nhiều thì việc đùn đẩy trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương lên Văn phòng Chính phủ để xin ý kiến Thủ tướng, đang diễn ra khá phổ biến”.
Thông tin được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại buổi kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ, ngày 22/9.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc trình văn bản vượt cấp nói trên cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng “họp nhiều” như Thủ tướng nêu ra mới đây. Tình trạng các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành không làm tròn trách nhiệm, né việc bằng cách xin ý kiến Chính phủ nhiều việc không cần thiết hiện đang diễn ra khá phổ biến.
“Nhiều dự án đầu tư thông thường hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này có thể kiểm tra, thẩm định có bảo đảm đúng quy định pháp luật hay không. Tuy nhiên, thay vì Bộ chủ động quyết định thì lại đẩy lên Văn phòng Chính phủ làm thay”, Bộ trưởng Dũng nói.
Bên cạnh đó, các đơn vị, bộ ngành cần phải ngăn chặn triệt để tình trạng “gọi” doanh nghiệp, tập đoàn…lên làm việc trực tiếp rồi gây phiền hà, nhũng nhiễu mới chịu hoàn tất văn bản.
Theo Chánh Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tống Quốc Đạt, tới đây phải mạnh tay loại những văn bản kiểu đá bóng, đẩy trách nhiệm. Từng làm công tác văn phòng phục vụ ba đời bộ trưởng, ông Đạt cho biết luật đã quy định rất rõ thẩm quyền của chủ tịch tỉnh trong đấu thầu, chỉ định thầu. Nhưng để kiếm “ô trách nhiệm”, tỉnh nhiều khi vẫn gửi văn bản lên “xin ý kiến” Thủ tướng.
Ông Đạt cũng kiến nghị kiểm soát chặt hơn việc đóng dấu mật vào các văn bản. Bởi mật thì không sao chép, khó tham mưu và không đảm bảo công khai, minh bạch khi ra quyết định.
Ý kiến của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được chia sẻ của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi ông cho rằng: “Tôi cũng thấy mật nhiều quá. Việc không đến mức độ mật mà vẫn đóng dấu mật là có vấn đề. Doanh nghiệp cũng lạm dụng mật. Mật để mình anh biết thôi…”.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng, cho biết, từ đầu 2016 đến hết tháng 8, Văn phòng Chính phủ đã ra 13.733 văn bản quy phạm pháp luật, chưa kể văn bản mật. Đáng chú ý, số văn bản nợ đọng thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm còn thấp nhất trong nhiều năm qua, chỉ còn nợ 7 văn bản, sẽ trình ban hành trong tháng 10/2016. Trong khi đó, cuối năm 2011 nợ 33 văn bản, năm 2012 nợ 27 văn bản, năm 2013 nợ 17 văn bản.
Trong 8 tháng 2016, có hơn 1.150 văn bản là giao nhiệm vụ cụ thể với tổng cộng hơn 6.270 đầu việc đối với Văn phòng Chính phủ. Trong các việc đã giao này, đến cuối tháng 8, hơn 2.720 việc phải hoàn thành. Tuy nhiên, số liệu hệ thống quản lý cho thấy vẫn còn 222 nhiệm vụ bị quá hạn (8,2%), chưa được giải quyết.
Thông tin được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại buổi kiểm tra việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ tại Văn phòng Chính phủ, ngày 22/9.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc trình văn bản vượt cấp nói trên cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng “họp nhiều” như Thủ tướng nêu ra mới đây. Tình trạng các bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành không làm tròn trách nhiệm, né việc bằng cách xin ý kiến Chính phủ nhiều việc không cần thiết hiện đang diễn ra khá phổ biến.
“Nhiều dự án đầu tư thông thường hoàn toàn thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan này có thể kiểm tra, thẩm định có bảo đảm đúng quy định pháp luật hay không. Tuy nhiên, thay vì Bộ chủ động quyết định thì lại đẩy lên Văn phòng Chính phủ làm thay”, Bộ trưởng Dũng nói.
Bên cạnh đó, các đơn vị, bộ ngành cần phải ngăn chặn triệt để tình trạng “gọi” doanh nghiệp, tập đoàn…lên làm việc trực tiếp rồi gây phiền hà, nhũng nhiễu mới chịu hoàn tất văn bản.
Theo Chánh Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tống Quốc Đạt, tới đây phải mạnh tay loại những văn bản kiểu đá bóng, đẩy trách nhiệm. Từng làm công tác văn phòng phục vụ ba đời bộ trưởng, ông Đạt cho biết luật đã quy định rất rõ thẩm quyền của chủ tịch tỉnh trong đấu thầu, chỉ định thầu. Nhưng để kiếm “ô trách nhiệm”, tỉnh nhiều khi vẫn gửi văn bản lên “xin ý kiến” Thủ tướng.
Ông Đạt cũng kiến nghị kiểm soát chặt hơn việc đóng dấu mật vào các văn bản. Bởi mật thì không sao chép, khó tham mưu và không đảm bảo công khai, minh bạch khi ra quyết định.
Ý kiến của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được chia sẻ của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi ông cho rằng: “Tôi cũng thấy mật nhiều quá. Việc không đến mức độ mật mà vẫn đóng dấu mật là có vấn đề. Doanh nghiệp cũng lạm dụng mật. Mật để mình anh biết thôi…”.
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng, cho biết, từ đầu 2016 đến hết tháng 8, Văn phòng Chính phủ đã ra 13.733 văn bản quy phạm pháp luật, chưa kể văn bản mật. Đáng chú ý, số văn bản nợ đọng thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm còn thấp nhất trong nhiều năm qua, chỉ còn nợ 7 văn bản, sẽ trình ban hành trong tháng 10/2016. Trong khi đó, cuối năm 2011 nợ 33 văn bản, năm 2012 nợ 27 văn bản, năm 2013 nợ 17 văn bản.
Trong 8 tháng 2016, có hơn 1.150 văn bản là giao nhiệm vụ cụ thể với tổng cộng hơn 6.270 đầu việc đối với Văn phòng Chính phủ. Trong các việc đã giao này, đến cuối tháng 8, hơn 2.720 việc phải hoàn thành. Tuy nhiên, số liệu hệ thống quản lý cho thấy vẫn còn 222 nhiệm vụ bị quá hạn (8,2%), chưa được giải quyết.