"Vẫn có tình trạng bí thư, chủ tịch lên Bộ Tài chính"
"Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận
“Anh em sẽ giải trình cụ thể hơn. Còn tôi xin nhận trách nhiệm với Thủ tướng, với tổ công tác và sẽ tiếp tục nỗ lực với tinh thần cao nhất. Riêng chuyện xin cho thu chi ngân sách, ông nào thỏa hiệp với địa phương tôi sẽ kỷ luật”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại buổi làm việc với tổ công tác của Thủ tướng nhằm kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, sáng 26/8.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cho hay, Bộ Tài Chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hai bộ kinh tế quan trọng nhất, nên được tổ công tác “chọn” để kiểm tra trước.
Trước khi làm việc với Bộ Tài chính, Thủ tướng cũng lưu ý tổ công tác một số vấn đề cần phải làm rõ, đề xuất giải pháp giải quyết triệt để một số tồn tại đang xảy ra tại Bộ Tài chính.
Cụ thể, Thủ tướng cho biết, khi xây dựng dự toán thu giao cho các địa phương, Bộ Tài chính chưa siết chặt. Điển hình là vẫn có tình trạng bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố lên Bộ Tài chính đề nghị giao dự toán thấp, để khi thực hiện có thể thu vượt dự toán, xin để lại % để chi thường xuyên…
Hai là, dù Bộ Tài chính đã quyết liệt đổi mới, cải cách, giảm thủ tục, thời gian, giấy tờ cho doanh nghiệp, người dân nhưng so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì phải tiếp tục rà soát, xem xét kiểm điểm kỹ, nhất là cán bộ thực thi các cấp, bởi chỗ này chỗ khác doanh nghiệp vẫn kêu ca phàn nàn.
Trao đổi về phản ánh này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, về việc giao dự toán cho các địa phương, “Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính, dự toán thu - chi ngân sách mà Thủ tướng phê bình cũng có vấn đề khách quan, nhưng Bộ sẽ cố gắng dự toán ngân sách cần sát với thực tế hơn.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết ngành đã có chuyển biến mạnh nhưng đúng là vẫn có vấn đề một số lĩnh vực, như lĩnh thuế, hải quan…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, với tổ công tác, đồng thời xin tiếp thu mọi ý kiến nhắc nhở của Thủ tướng để hướng tới tinh thần minh bạch, rõ ràng hơn.
Cụ thể, trước mắt là giảm 70 quy trình về thuế, đến bồi dưỡng, tập huấn, đặc biệt là xử lý cán bộ sai phạm. Mỗi năm xử lý 100 - 200 cán bộ thuế vi phạm, thậm chí là kỷ luật nghiêm.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tới đây, tổ công tác sẽ báo cáo về kết quả kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bởi, theo ông, việc này rất cần thiết, vì chỉ đạo rất tốt nhưng thực hiện ở các cấp, các ngành có vấn đề.
Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 25/8, về nội dung trên, tổ công tác của Thủ tướng đã phát hiện ra cơ quan này đang “nợ” Chính phủ, doanh nghiệp và người dân hơn 160 nội dung công việc phải giải quyết theo thẩm quyền.
Một trong những lý do quan trọng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ra cho việc chậm thực hiện công việc Chính phủ chỉ đạo là do Bộ “bận họp quá nhiều”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tại buổi làm việc với tổ công tác của Thủ tướng nhằm kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng, sáng 26/8.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cho hay, Bộ Tài Chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là hai bộ kinh tế quan trọng nhất, nên được tổ công tác “chọn” để kiểm tra trước.
Trước khi làm việc với Bộ Tài chính, Thủ tướng cũng lưu ý tổ công tác một số vấn đề cần phải làm rõ, đề xuất giải pháp giải quyết triệt để một số tồn tại đang xảy ra tại Bộ Tài chính.
Cụ thể, Thủ tướng cho biết, khi xây dựng dự toán thu giao cho các địa phương, Bộ Tài chính chưa siết chặt. Điển hình là vẫn có tình trạng bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố lên Bộ Tài chính đề nghị giao dự toán thấp, để khi thực hiện có thể thu vượt dự toán, xin để lại % để chi thường xuyên…
Hai là, dù Bộ Tài chính đã quyết liệt đổi mới, cải cách, giảm thủ tục, thời gian, giấy tờ cho doanh nghiệp, người dân nhưng so với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì phải tiếp tục rà soát, xem xét kiểm điểm kỹ, nhất là cán bộ thực thi các cấp, bởi chỗ này chỗ khác doanh nghiệp vẫn kêu ca phàn nàn.
Trao đổi về phản ánh này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, về việc giao dự toán cho các địa phương, “Thủ tướng nhắc điều này là hoàn toàn chính xác”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Tài chính, dự toán thu - chi ngân sách mà Thủ tướng phê bình cũng có vấn đề khách quan, nhưng Bộ sẽ cố gắng dự toán ngân sách cần sát với thực tế hơn.
Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết ngành đã có chuyển biến mạnh nhưng đúng là vẫn có vấn đề một số lĩnh vực, như lĩnh thuế, hải quan…
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng nhận trách nhiệm trước Thủ tướng, với tổ công tác, đồng thời xin tiếp thu mọi ý kiến nhắc nhở của Thủ tướng để hướng tới tinh thần minh bạch, rõ ràng hơn.
Cụ thể, trước mắt là giảm 70 quy trình về thuế, đến bồi dưỡng, tập huấn, đặc biệt là xử lý cán bộ sai phạm. Mỗi năm xử lý 100 - 200 cán bộ thuế vi phạm, thậm chí là kỷ luật nghiêm.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tới đây, tổ công tác sẽ báo cáo về kết quả kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bởi, theo ông, việc này rất cần thiết, vì chỉ đạo rất tốt nhưng thực hiện ở các cấp, các ngành có vấn đề.
Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 25/8, về nội dung trên, tổ công tác của Thủ tướng đã phát hiện ra cơ quan này đang “nợ” Chính phủ, doanh nghiệp và người dân hơn 160 nội dung công việc phải giải quyết theo thẩm quyền.
Một trong những lý do quan trọng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu ra cho việc chậm thực hiện công việc Chính phủ chỉ đạo là do Bộ “bận họp quá nhiều”.