Bộ trưởng Tài chính nói gì về chuyện lương ở SCIC?
Những vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến chuyện lương, thưởng ở SCIC đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời thẳng thắn
Những vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời thẳng thắn.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là chuyện lương, thưởng tại “siêu tổng công ty” mà cụ thể là việc lãnh đạo của đơn vị này đã hưởng mức lương cao hơn nhiều so với quy định.
Chính vì vậy, sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán tại SCIC, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh báo cáo trên. Trước thực tế đó, việc Bộ trưởng Bộ Tài chính (kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC) Vũ Văn Ninh trao đổi thẳng thắn với báo giới những vấn đề dư luận quan tâm cũng có thể hiểu là thể hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý, nhưng cũng được xem như là lời “thanh minh” của người trong cuộc.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói:
- Việc dư luận cho rằng, lương của lãnh đạo SCIC gần 80 triệu đồng/tháng là quá cao cũng cần phải được nhìn nhận từ nhiều góc độ, phải có số cụ thể của các doanh nghiệp khác. Nhưng tiền lương là bao nhiêu thì vẫn phải dựa vào chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Còn nếu để so sánh với lương của lãnh đạo của các doanh nghiệp khác thì cũng khó bình luận, vì so sánh như thế là vô cùng.
Nhưng, nếu so với quy định mà có sai thì chắc chắn phải sửa, phải giải trình. Kiểm toán Nhà nước đã “vào cuộc” rồi nên không thể giấu được.
Hiện SCIC chưa được phép mang vốn đi đầu tư vào ngân hàng, mua trái phiếu... nên kết quả cuối cùng vẫn phải nhìn vào doanh nghiệp mà SCIC đầu tư vốn.
SCIC cũng chỉ hưởng cổ tức
Dư luận cho rằng, hiệu quả hoạt động của SCIC chưa rõ ràng, thậm chí là thấp nhưng lương lãnh đạo lại cao gấp đôi quy định là bất hợp lý?
Tôi khẳng định, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể rất cao nhưng SCIC cũng chỉ được chia một phần dưới dạng cổ tức của cổ đông nên tỷ lệ nhận về có thể thấp hơn của doanh nghiệp.
Hơn nữa, cái khó của SCIC hiện nay là khi nhận bàn giao doanh nghiệp là nhận tất cả, xấu, tốt... rồi cơ cấu lại, sau đó mới bán bớt một số lượng cổ phần không cần nắm giữ. Trong khi đó, hiệu quả của SCIC hiện nay lại được đánh giá trên cơ sở sau khi nhận vốn về rồi đem bán có lãi hay không.
Đó là một việc không phản ánh đúng thực tế và không thuyết phục, nên hiện chúng tôi đang nghiên cứu, lấy ý kiến về cơ chế, đó là: hiệu quả của SCIC không chỉ là so với sổ sách mà phải đánh giá lại doanh nghiệp trước khi giao cho SCIC.
Ngay cả chuyện SCIC cử người đại diện vào các doanh nghiệp cũng là một việc phức tạp, bởi dù nói là “cử” nhưng khi vào mà doanh nghiệp không chấp nhận thì cũng phải chịu, vì còn phải thông qua phiếu bầu.
Chính vì vậy, tiến tới chúng tôi sẽ nghiên cứu người đại diện nhưng sẽ hưởng lương của Nhà nước, không lĩnh lương của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan.
Vậy Bộ trưởng giải thích thế nào về chuyện Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) hoạt động thua lỗ nhưng ban lãnh đạo vẫn hưởng lương rất cao?
Thực tế thì bảng lương của JPA là do tư vấn nước ngoài xây dựng. Mức lương ban đầu là tương ứng với nhiều doanh nghiệp trong khu vực, và được xây dựng trên nguyên tắc phải có lãi.
Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp này lỗ, tôi đã chỉ đạo cho SCIC phải cắt giảm chi phí, điều chỉnh nhân sự, tiền lương của JPA.
Ngay cả đối với Tổng giám đốc JPA, dù là tôi yêu cầu nghỉ việc nhưng trước khi nghỉ phải giải trình rõ ràng về các vấn đề của công ty, nên sau khi vị này tự ý nghỉ, tôi đã yêu cầu phải quay lại giải trình rõ.
Lãnh đạo chuyên trách hưởng 78 triệu đồng/tháng
Là một doanh nghiệp hoạt động với một mô hình đặc thù. Vậy, Bộ Tài chính lấy cơ sở nào để làm căn cứ tính lương ở SCIC?
Vẫn phải căn cứ vào chỉ tiêu của Nhà nước, nhưng sắp tới chúng tôi có thể tính thêm mức sàn, trần kết hợp với các chỉ tiêu trên. Nếu như thế có điểm lợi là Nhà nước vừa quản lý được, doanh nghiệp lại vừa yên tâm.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu so với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp khác thì lương của lãnh đạo SCIC cũng không có gì là quá cao. Nhưng tại sao sau khi kết quả kiểm toán được công bố lại gây ra phản hồi mạnh mẽ của dư luận?
Thực tế thì Bộ Tài chính không phải là cơ quan duyệt tiền lương và đơn giá tiền lương. Tuy nhiên, vì là cơ quan tham gia chung về cơ chế nên chúng tôi cũng phải có trách nhiệm.
Trước hết tôi khẳng định, 78 triệu đồng/tháng không phải là tiền lương mà là tổng thu nhập từ nhiều khoản, trong đó có một số khoản không phải tính trong năm 2008, chẳng hạn như tiền lương, tiền làm thêm giờ của năm 2007 nhưng được thanh toán trong quý 1/2008.
Ngoài ra, còn một số khoản mà theo quy định của Nhà nước, SCIC được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp như: khoán điện thoại, quần áo, tiền thưởng và các khoản phúc lợi...
Còn tính rõ ra thì lương của lãnh đạo của SCIC chỉ khoảng 49 triệu/tháng, chưa nộp thuế. Nếu trừ thuế thì chỉ còn khoảng 36,4 triệu đồng/tháng, trong khi mức được duyệt là 40 triệu đồng/tháng.
Kiểm toán Nhà nước không nói rõ những cá nhân hưởng lương 78 triệu tại SCIC. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết, cụ thể là những cá nhân nào ở SCIC thuộc diện hưởng mức lương trên?
Hưởng mức lương trên là những cá nhân lãnh đạo chuyên trách của SCIC. Còn 4 thành viên kiêm nhiệm, bao gồm cá nhân tôi và 3 thứ trưởng: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư chỉ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khoảng 1,4 triệu đồng/tháng vào năm 2004, đến 2008 thì khoảng 2,187 triệu đồng/tháng.
Trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước có khẳng định một số khoản mà SCIC không đưa vào hạch toán. Đây có phải là sai phạm, thưa Bộ trưởng?
Trong báo cáo kiểm toán có nêu vấn đề về việc SCIC chưa hạch toán một số khoản thuộc quỹ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trước đây là Bộ Tài chính quản lý quỹ này, nhưng sau đó Chính phủ đã giao cho SCIC quản lý (giữ quỹ), còn chi là do Thủ tướng quyết định.
Trong khi số tiền này chưa sử dụng thì SCIC được phép gửi ngân hàng để thu lãi, nhưng lại chưa hạch toán, nên Kiểm toán Nhà nước kết luận chưa hạch toán là chính xác, nhưng dư luận lại có thể hiểu là SCIC gian lận.
Còn kiểm toán kết luận SCIC chậm nộp thuế thu nhập cá nhân thì dư luận nhiều khi lại hiểu là đơn vị này...trốn thuế.
Có sai sót quỹ lương
Vậy còn việc SCIC lập quỹ lương cho 180 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ chi trả cho 130 người thì sao, thưa Bộ trưởng?
Đúng là trong chuyện này thì SCIC có sai sót. Lẽ ra, khi biến động quỹ lương thì SCIC phải báo cáo. Thực tế là đơn vị này chưa báo cáo nhưng đã trích ra một khoản để dự phòng tiền lương.
Trên thực tế, khoản này vẫn còn nguyên, chưa bị mất đi, còn một số đã trót chi rồi thì tôi đã chỉ đạo là phải thu hồi về.
Cũng cần nói thêm rằng, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ngay khi kiểm toán “vào cuộc”, tôi cũng đã yêu cầu cắt giảm hết các khoản làm thêm giờ, lương tăng theo doanh thu... của lãnh đạo. Chỉ có người lao động được nhận thôi.
Theo như Bộ trưởng giải thích thì những vấn đề liên quan đến SCIC là khá rõ ràng. Vậy tại sao phản hồi của SCIC và Bộ Tài chính lại quá chậm sau khi kết quả kiểm toán được công bố?
Quan điểm của tôi là trước bất kể vấn đề gì cũng đều phải có phản hồi ngay, vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi để mình giải thích.
Tuy nhiên, việc phản hồi về SCIC chậm là vì liên quan đến nhiều vấn đề, “có chuyện này chuyện kia” nên phải rà soát số liệu. Thực tế tôi cũng đã chỉ đạo anh em làm ngày, làm đêm để có báo cáo phản hồi dư luận.
Tôi vẫn cho rằng, qua vụ việc của SCIC cũng là một bài học cho những người liên quan về công tác thông tin bởi một khi bát nước đã hất ra thì không bao giờ vớt lại đầy được.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là chuyện lương, thưởng tại “siêu tổng công ty” mà cụ thể là việc lãnh đạo của đơn vị này đã hưởng mức lương cao hơn nhiều so với quy định.
Chính vì vậy, sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán tại SCIC, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh báo cáo trên. Trước thực tế đó, việc Bộ trưởng Bộ Tài chính (kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC) Vũ Văn Ninh trao đổi thẳng thắn với báo giới những vấn đề dư luận quan tâm cũng có thể hiểu là thể hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý, nhưng cũng được xem như là lời “thanh minh” của người trong cuộc.
Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói:
- Việc dư luận cho rằng, lương của lãnh đạo SCIC gần 80 triệu đồng/tháng là quá cao cũng cần phải được nhìn nhận từ nhiều góc độ, phải có số cụ thể của các doanh nghiệp khác. Nhưng tiền lương là bao nhiêu thì vẫn phải dựa vào chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp đó.
Còn nếu để so sánh với lương của lãnh đạo của các doanh nghiệp khác thì cũng khó bình luận, vì so sánh như thế là vô cùng.
Nhưng, nếu so với quy định mà có sai thì chắc chắn phải sửa, phải giải trình. Kiểm toán Nhà nước đã “vào cuộc” rồi nên không thể giấu được.
Hiện SCIC chưa được phép mang vốn đi đầu tư vào ngân hàng, mua trái phiếu... nên kết quả cuối cùng vẫn phải nhìn vào doanh nghiệp mà SCIC đầu tư vốn.
SCIC cũng chỉ hưởng cổ tức
Dư luận cho rằng, hiệu quả hoạt động của SCIC chưa rõ ràng, thậm chí là thấp nhưng lương lãnh đạo lại cao gấp đôi quy định là bất hợp lý?
Tôi khẳng định, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể rất cao nhưng SCIC cũng chỉ được chia một phần dưới dạng cổ tức của cổ đông nên tỷ lệ nhận về có thể thấp hơn của doanh nghiệp.
Hơn nữa, cái khó của SCIC hiện nay là khi nhận bàn giao doanh nghiệp là nhận tất cả, xấu, tốt... rồi cơ cấu lại, sau đó mới bán bớt một số lượng cổ phần không cần nắm giữ. Trong khi đó, hiệu quả của SCIC hiện nay lại được đánh giá trên cơ sở sau khi nhận vốn về rồi đem bán có lãi hay không.
Đó là một việc không phản ánh đúng thực tế và không thuyết phục, nên hiện chúng tôi đang nghiên cứu, lấy ý kiến về cơ chế, đó là: hiệu quả của SCIC không chỉ là so với sổ sách mà phải đánh giá lại doanh nghiệp trước khi giao cho SCIC.
Ngay cả chuyện SCIC cử người đại diện vào các doanh nghiệp cũng là một việc phức tạp, bởi dù nói là “cử” nhưng khi vào mà doanh nghiệp không chấp nhận thì cũng phải chịu, vì còn phải thông qua phiếu bầu.
Chính vì vậy, tiến tới chúng tôi sẽ nghiên cứu người đại diện nhưng sẽ hưởng lương của Nhà nước, không lĩnh lương của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan.
Vậy Bộ trưởng giải thích thế nào về chuyện Công ty Cổ phần Hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) hoạt động thua lỗ nhưng ban lãnh đạo vẫn hưởng lương rất cao?
Thực tế thì bảng lương của JPA là do tư vấn nước ngoài xây dựng. Mức lương ban đầu là tương ứng với nhiều doanh nghiệp trong khu vực, và được xây dựng trên nguyên tắc phải có lãi.
Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp này lỗ, tôi đã chỉ đạo cho SCIC phải cắt giảm chi phí, điều chỉnh nhân sự, tiền lương của JPA.
Ngay cả đối với Tổng giám đốc JPA, dù là tôi yêu cầu nghỉ việc nhưng trước khi nghỉ phải giải trình rõ ràng về các vấn đề của công ty, nên sau khi vị này tự ý nghỉ, tôi đã yêu cầu phải quay lại giải trình rõ.
Lãnh đạo chuyên trách hưởng 78 triệu đồng/tháng
Là một doanh nghiệp hoạt động với một mô hình đặc thù. Vậy, Bộ Tài chính lấy cơ sở nào để làm căn cứ tính lương ở SCIC?
Vẫn phải căn cứ vào chỉ tiêu của Nhà nước, nhưng sắp tới chúng tôi có thể tính thêm mức sàn, trần kết hợp với các chỉ tiêu trên. Nếu như thế có điểm lợi là Nhà nước vừa quản lý được, doanh nghiệp lại vừa yên tâm.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu so với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp khác thì lương của lãnh đạo SCIC cũng không có gì là quá cao. Nhưng tại sao sau khi kết quả kiểm toán được công bố lại gây ra phản hồi mạnh mẽ của dư luận?
Thực tế thì Bộ Tài chính không phải là cơ quan duyệt tiền lương và đơn giá tiền lương. Tuy nhiên, vì là cơ quan tham gia chung về cơ chế nên chúng tôi cũng phải có trách nhiệm.
Trước hết tôi khẳng định, 78 triệu đồng/tháng không phải là tiền lương mà là tổng thu nhập từ nhiều khoản, trong đó có một số khoản không phải tính trong năm 2008, chẳng hạn như tiền lương, tiền làm thêm giờ của năm 2007 nhưng được thanh toán trong quý 1/2008.
Ngoài ra, còn một số khoản mà theo quy định của Nhà nước, SCIC được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp như: khoán điện thoại, quần áo, tiền thưởng và các khoản phúc lợi...
Còn tính rõ ra thì lương của lãnh đạo của SCIC chỉ khoảng 49 triệu/tháng, chưa nộp thuế. Nếu trừ thuế thì chỉ còn khoảng 36,4 triệu đồng/tháng, trong khi mức được duyệt là 40 triệu đồng/tháng.
Kiểm toán Nhà nước không nói rõ những cá nhân hưởng lương 78 triệu tại SCIC. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết, cụ thể là những cá nhân nào ở SCIC thuộc diện hưởng mức lương trên?
Hưởng mức lương trên là những cá nhân lãnh đạo chuyên trách của SCIC. Còn 4 thành viên kiêm nhiệm, bao gồm cá nhân tôi và 3 thứ trưởng: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư chỉ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khoảng 1,4 triệu đồng/tháng vào năm 2004, đến 2008 thì khoảng 2,187 triệu đồng/tháng.
Trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước có khẳng định một số khoản mà SCIC không đưa vào hạch toán. Đây có phải là sai phạm, thưa Bộ trưởng?
Trong báo cáo kiểm toán có nêu vấn đề về việc SCIC chưa hạch toán một số khoản thuộc quỹ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trước đây là Bộ Tài chính quản lý quỹ này, nhưng sau đó Chính phủ đã giao cho SCIC quản lý (giữ quỹ), còn chi là do Thủ tướng quyết định.
Trong khi số tiền này chưa sử dụng thì SCIC được phép gửi ngân hàng để thu lãi, nhưng lại chưa hạch toán, nên Kiểm toán Nhà nước kết luận chưa hạch toán là chính xác, nhưng dư luận lại có thể hiểu là SCIC gian lận.
Còn kiểm toán kết luận SCIC chậm nộp thuế thu nhập cá nhân thì dư luận nhiều khi lại hiểu là đơn vị này...trốn thuế.
Có sai sót quỹ lương
Vậy còn việc SCIC lập quỹ lương cho 180 cán bộ, nhân viên nhưng chỉ chi trả cho 130 người thì sao, thưa Bộ trưởng?
Đúng là trong chuyện này thì SCIC có sai sót. Lẽ ra, khi biến động quỹ lương thì SCIC phải báo cáo. Thực tế là đơn vị này chưa báo cáo nhưng đã trích ra một khoản để dự phòng tiền lương.
Trên thực tế, khoản này vẫn còn nguyên, chưa bị mất đi, còn một số đã trót chi rồi thì tôi đã chỉ đạo là phải thu hồi về.
Cũng cần nói thêm rằng, với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ngay khi kiểm toán “vào cuộc”, tôi cũng đã yêu cầu cắt giảm hết các khoản làm thêm giờ, lương tăng theo doanh thu... của lãnh đạo. Chỉ có người lao động được nhận thôi.
Theo như Bộ trưởng giải thích thì những vấn đề liên quan đến SCIC là khá rõ ràng. Vậy tại sao phản hồi của SCIC và Bộ Tài chính lại quá chậm sau khi kết quả kiểm toán được công bố?
Quan điểm của tôi là trước bất kể vấn đề gì cũng đều phải có phản hồi ngay, vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi để mình giải thích.
Tuy nhiên, việc phản hồi về SCIC chậm là vì liên quan đến nhiều vấn đề, “có chuyện này chuyện kia” nên phải rà soát số liệu. Thực tế tôi cũng đã chỉ đạo anh em làm ngày, làm đêm để có báo cáo phản hồi dư luận.
Tôi vẫn cho rằng, qua vụ việc của SCIC cũng là một bài học cho những người liên quan về công tác thông tin bởi một khi bát nước đã hất ra thì không bao giờ vớt lại đầy được.