Bộ trưởng Thăng giới thiệu mô hình “chính quyền cảng”
“Chính quyền cảng” hoàn toàn không phải chính quyền địa phương, cũng không thuộc bộ ngành nào cụ thể
Được coi là điểm mới nhất, mang tính đột phá, song mô hình ban quản lý và khai thác cảng - hay còn gọi là “chính quyền cảng” - tại dự thảo Bộ luật Hàng hải vẫn đang tiếp tục gây tranh cãi.
Tiếp tục phiên họp thứ 40, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hàng hải.
Đột phá?
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vẫn còn có ý kiến khác nhau về quy định ban quản lý và khai thác cảng.
Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo bộ luật quy định về mô hình ban quản lý và khai thác cảng để áp dụng ở một số cảng trọng điểm, có quy mô lớn, sẽ được xây dựng (cảng biển mới).
Bởi, việc áp dụng mô hình này nhằm tạo bước đột phá để tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý, khai thác cảng biển, khắc phục những hạn chế về đầu tư manh mún, khai thác không hiệu quả như tình trạng của một số cảng biển hiện nay.
Đây cũng là mô hình dẫn đến thành công của nhiều nước trên thế giới có ngành hàng hải phát triển.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định về ban quản lý và khai thác cảng như dự thảo là chưa rõ về tính chất, địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này.
Theo quy định tại điều 142 của dự thảo bộ luật thì ban quản lý và khai thác cảng vừa có chức năng quản lý nhà nước, vừa có chức năng đầu tư xây dựng, khai thác cảng. Như vậy có thể dẫn tới chồng chéo với chức năng quản lý nhà nước của cảng vụ hàng hải, chính quyền địa phương.
“Uỷ ban Pháp luật tán thành loại ý kiến thứ nhất”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho hay.
Băn khoăn
Tuy nhiên, lý lẽ của các ý kiến tán thành chưa đủ sức thuyết phục các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn, nếu đã có ban quản lý thì có cảng vụ nữa hay không?
Nói thêm về mô hình này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh, điểm mới nhất của dự thảo bộ luật là mô hình “chính quyền cảng”.
“Dịch từ tiếng “Tây” sang ta rất khó, dịch là “chính quyền cảng” thì dễ hiểu nhầm với chính quyền địa phương, còn dùng từ ban quản lý khai thác cảng thì hơi yếu. Song tất cả các nước áp dụng mô hình này đều dùng từ “chính quyền cảng”, ông Thăng nói.
Trả lời câu hỏi về việc mô hình của Việt Nam có giống mô hình của Nhật Bản hay không, ông Thăng khẳng định Việt Nam chỉ tham khảo kinh nghiệm các nước, chứ không áp dụng y nguyên mô hình của nước nào.
Liên quan đến lo ngại về sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ, ông Thăng giải thích, “chính quyền cảng” hoàn toàn không phải chính quyền địa phương, cũng không thuộc bộ ngành nào cụ thể cả, mà là doanh nghiệp được nhà nước ủy quyền một số nhiệm vụ.
Chức năng nhiệm vụ chính là lập quy hoạch chi tiết, đầu tư phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng, khu vực hậu cần sau cảng, trong phạm vi vùng đất và vùng nước được giao phù hợp với quy hoạch chung.
“Chính quyền cảng” hoàn toàn độc lập với cảng vụ, có hay không có “chính quyền cảng” thì cảng vụ vẫn tồn tại. Cảng vụ nói nôm na là quản lý tàu ra tàu vào, làm nhiệm vụ cấp phép tàu vào tàu ra, “chính quyền cảng” không làm nhiệm vụ này, Bộ trưởng nói.
Sự ra đời của mô hình này, theo ông Thăng, sẽ khắc phục được hiện trạng là cùng một khu vực có quá nhiều cảng, nhiều bến, nhiều doanh nghiệp đầu tư dàn trải, manh mún, cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm ăn không hiệu quả. “Chính quyền cảng” sẽ thống nhất về quản lý, đầu tư, khai thác, để trong cùng một khu vực thì đầu tư cảng có hiệu quả, không bị chồng chéo, không bị manh mún.
Nêu rõ vấn đề lớn nhất của dự án luật là ban quản lý và khai thác cảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, nếu được cho mạnh dạn sử dụng khái niệm “chính quyền cảng” thì mới đủ bao quát, còn ban quản lý thì không bao quát hết.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng thì, “nếu đặt tên là chính quyền cảng thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền”.
Tiếp tục phiên họp thứ 40, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Bộ luật Hàng hải.
Đột phá?
Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vẫn còn có ý kiến khác nhau về quy định ban quản lý và khai thác cảng.
Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo bộ luật quy định về mô hình ban quản lý và khai thác cảng để áp dụng ở một số cảng trọng điểm, có quy mô lớn, sẽ được xây dựng (cảng biển mới).
Bởi, việc áp dụng mô hình này nhằm tạo bước đột phá để tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý, khai thác cảng biển, khắc phục những hạn chế về đầu tư manh mún, khai thác không hiệu quả như tình trạng của một số cảng biển hiện nay.
Đây cũng là mô hình dẫn đến thành công của nhiều nước trên thế giới có ngành hàng hải phát triển.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quy định về ban quản lý và khai thác cảng như dự thảo là chưa rõ về tính chất, địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này.
Theo quy định tại điều 142 của dự thảo bộ luật thì ban quản lý và khai thác cảng vừa có chức năng quản lý nhà nước, vừa có chức năng đầu tư xây dựng, khai thác cảng. Như vậy có thể dẫn tới chồng chéo với chức năng quản lý nhà nước của cảng vụ hàng hải, chính quyền địa phương.
“Uỷ ban Pháp luật tán thành loại ý kiến thứ nhất”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho hay.
Băn khoăn
Tuy nhiên, lý lẽ của các ý kiến tán thành chưa đủ sức thuyết phục các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn, nếu đã có ban quản lý thì có cảng vụ nữa hay không?
Nói thêm về mô hình này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh, điểm mới nhất của dự thảo bộ luật là mô hình “chính quyền cảng”.
“Dịch từ tiếng “Tây” sang ta rất khó, dịch là “chính quyền cảng” thì dễ hiểu nhầm với chính quyền địa phương, còn dùng từ ban quản lý khai thác cảng thì hơi yếu. Song tất cả các nước áp dụng mô hình này đều dùng từ “chính quyền cảng”, ông Thăng nói.
Trả lời câu hỏi về việc mô hình của Việt Nam có giống mô hình của Nhật Bản hay không, ông Thăng khẳng định Việt Nam chỉ tham khảo kinh nghiệm các nước, chứ không áp dụng y nguyên mô hình của nước nào.
Liên quan đến lo ngại về sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ, ông Thăng giải thích, “chính quyền cảng” hoàn toàn không phải chính quyền địa phương, cũng không thuộc bộ ngành nào cụ thể cả, mà là doanh nghiệp được nhà nước ủy quyền một số nhiệm vụ.
Chức năng nhiệm vụ chính là lập quy hoạch chi tiết, đầu tư phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng, khu vực hậu cần sau cảng, trong phạm vi vùng đất và vùng nước được giao phù hợp với quy hoạch chung.
“Chính quyền cảng” hoàn toàn độc lập với cảng vụ, có hay không có “chính quyền cảng” thì cảng vụ vẫn tồn tại. Cảng vụ nói nôm na là quản lý tàu ra tàu vào, làm nhiệm vụ cấp phép tàu vào tàu ra, “chính quyền cảng” không làm nhiệm vụ này, Bộ trưởng nói.
Sự ra đời của mô hình này, theo ông Thăng, sẽ khắc phục được hiện trạng là cùng một khu vực có quá nhiều cảng, nhiều bến, nhiều doanh nghiệp đầu tư dàn trải, manh mún, cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm ăn không hiệu quả. “Chính quyền cảng” sẽ thống nhất về quản lý, đầu tư, khai thác, để trong cùng một khu vực thì đầu tư cảng có hiệu quả, không bị chồng chéo, không bị manh mún.
Nêu rõ vấn đề lớn nhất của dự án luật là ban quản lý và khai thác cảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày, nếu được cho mạnh dạn sử dụng khái niệm “chính quyền cảng” thì mới đủ bao quát, còn ban quản lý thì không bao quát hết.
Tuy nhiên, theo Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phòng thì, “nếu đặt tên là chính quyền cảng thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền”.