“Sửa luật để thúc đẩy xã hội hóa đầu tư hàng hải”
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói luật mới sửa đổi sẽ góp phần thúc đẩy xã hội hóa đầu tư hàng hải
Dù không phải là đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công đã có mặt tại hội trường Ba Đình sáng 22/6, khi Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải.
Bên hành lang Quốc hội, vị lãnh đạo được phân công phụ trách mảng hàng hải này đã có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh chủ đề xã hóa đầu tư vào ngành hàng hải.
Hiện nay, chủ trương xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông nói chung, vào các cảng biển nói riêng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Ông có thể cho biết về tình hình thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này?
Trong 5 lĩnh vực của ngành vận tải hiện nay thì lĩnh vực hàng hải có mức độ xã hội hóa cao nhất. Cảng biển hầu hết do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư khai thác; các trang thiết bị kho tàng bến bãi cũng vậy.
Nhà nước giờ chỉ còn có đầu tư về luồng hàng hải, một số đê biển và một số công trình hạ tầng công cộng hàng hải.
Chủ trương của Bộ là sắp tới, kể cả những cái hiện nay theo quy định của pháp luật Nhà nước đang đầu tư, thì cũng sẽ khuyến khích thu hút nguồn lực của tổ chức, cá nhân đầu tư để khai thác, hạn chế tối đa sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Có nghĩa cái gì tư nhân tham gia được thì dành cho họ, chúng tôi dành chính sách đảm bảo hài hòa quyền lợi của nhà đầu tư cũng như Nhà nước.
Bộ luật Hàng hải được sửa đổi lần này sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình đó như thế nào, thưa ông?
Chắc chắn là luật mới sẽ góp phần thúc đẩy quá trình này.
Chúng ta đang triển khai xây dựng văn bản pháp luật làm sao vừa chặt chẽ về quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, khai thác mang lại lợi ích chung, lợi ích kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo xây dựng đề án xã hội hóa trong cả ngành giao thông vận tải nói chung cũng như trong từng lĩnh vực cụ thể như đường bộ, hàng không, hàng hải…
Bộ Luật Hàng hải sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý để có thể xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải, góp phần xây dựng diện mạo mới cho lĩnh vực quan trọng này.
Hiện nay, có tình trạng hãng vận tải nước ngoài ép giá và nhiều đơn hàng họ nâng giá lên hay nhận vận chuyển thì tăng phí lên. Vậy Bộ Giao thông Vận tải đang làm gì để thời gian tới các hãng tàu Việt Nam cũng như để hàng hóa Việt Nam đi ra thị trường thế giới dễ dàng hơn?
Chúng tôi xin khẳng định giá cước vận tải được điều tiết theo thị trường. Hiện nay có tình trạng một số hãng tàu nước ngoài lợi dụng vị thế độc quyền để nâng giá cước vận tải cao hơn so với thực tế, cũng như loại phí phụ phí mà gọi chính xác là phụ cước theo cước vận tải.
Thực chất phụ cước này thực chất là thông lệ quốc tế các nước đều có. Việt Nam hiện có 13 loại phụ cước mà các hãng tàu nước ngoài thu tại Việt Nam với mức tương đối cao.
Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chúng tôi đang nghiên cứu các tập quán quốc tế, kinh nghiệm của các nước, văn bản pháp luật có liên quan.
Chúng tôi cũng đang dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để làm sao quy định công khai, minh bạch, rõ ràng việc các hãng tàu nước ngoài phải đăng ký giá cước cũng như phụ cước một cách minh bạch để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra khi phát hiện ra rằng nếu các loại cước, phụ cước không hợp lý thì phải giải trình với cơ quan nhà nước.
Vừa qua khi gặp Ủy ban Hàng hải Mỹ trong đi công tác ở Mỹ, họ đã trao đổi và phổ biến một số kinh nghiệm với chúng tôi.
Qua đợt công tác này cũng như đợt kiểm tra vừa qua của Bộ Tài chính, việc các hãng nước ngoài thu cước cao hoặc phụ cước bất hợp lý thì Bộ sẽ tổng hợp để đưa vào văn bản để sớm hoàn thiện để đảm bảo thực hiện đúng thông lệ quốc tế, đúng pháp luật nhưng phải công khai, minh bạch, đảm bảo lợi ích của cả người vận tải và của chủ hàng.
Bên hành lang Quốc hội, vị lãnh đạo được phân công phụ trách mảng hàng hải này đã có cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh chủ đề xã hóa đầu tư vào ngành hàng hải.
Hiện nay, chủ trương xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông nói chung, vào các cảng biển nói riêng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Ông có thể cho biết về tình hình thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này?
Trong 5 lĩnh vực của ngành vận tải hiện nay thì lĩnh vực hàng hải có mức độ xã hội hóa cao nhất. Cảng biển hầu hết do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong ngoài nước đầu tư khai thác; các trang thiết bị kho tàng bến bãi cũng vậy.
Nhà nước giờ chỉ còn có đầu tư về luồng hàng hải, một số đê biển và một số công trình hạ tầng công cộng hàng hải.
Chủ trương của Bộ là sắp tới, kể cả những cái hiện nay theo quy định của pháp luật Nhà nước đang đầu tư, thì cũng sẽ khuyến khích thu hút nguồn lực của tổ chức, cá nhân đầu tư để khai thác, hạn chế tối đa sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Có nghĩa cái gì tư nhân tham gia được thì dành cho họ, chúng tôi dành chính sách đảm bảo hài hòa quyền lợi của nhà đầu tư cũng như Nhà nước.
Bộ luật Hàng hải được sửa đổi lần này sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình đó như thế nào, thưa ông?
Chắc chắn là luật mới sẽ góp phần thúc đẩy quá trình này.
Chúng ta đang triển khai xây dựng văn bản pháp luật làm sao vừa chặt chẽ về quản lý nhà nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, khai thác mang lại lợi ích chung, lợi ích kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo xây dựng đề án xã hội hóa trong cả ngành giao thông vận tải nói chung cũng như trong từng lĩnh vực cụ thể như đường bộ, hàng không, hàng hải…
Bộ Luật Hàng hải sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý để có thể xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải, góp phần xây dựng diện mạo mới cho lĩnh vực quan trọng này.
Hiện nay, có tình trạng hãng vận tải nước ngoài ép giá và nhiều đơn hàng họ nâng giá lên hay nhận vận chuyển thì tăng phí lên. Vậy Bộ Giao thông Vận tải đang làm gì để thời gian tới các hãng tàu Việt Nam cũng như để hàng hóa Việt Nam đi ra thị trường thế giới dễ dàng hơn?
Chúng tôi xin khẳng định giá cước vận tải được điều tiết theo thị trường. Hiện nay có tình trạng một số hãng tàu nước ngoài lợi dụng vị thế độc quyền để nâng giá cước vận tải cao hơn so với thực tế, cũng như loại phí phụ phí mà gọi chính xác là phụ cước theo cước vận tải.
Thực chất phụ cước này thực chất là thông lệ quốc tế các nước đều có. Việt Nam hiện có 13 loại phụ cước mà các hãng tàu nước ngoài thu tại Việt Nam với mức tương đối cao.
Hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chúng tôi đang nghiên cứu các tập quán quốc tế, kinh nghiệm của các nước, văn bản pháp luật có liên quan.
Chúng tôi cũng đang dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để làm sao quy định công khai, minh bạch, rõ ràng việc các hãng tàu nước ngoài phải đăng ký giá cước cũng như phụ cước một cách minh bạch để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra khi phát hiện ra rằng nếu các loại cước, phụ cước không hợp lý thì phải giải trình với cơ quan nhà nước.
Vừa qua khi gặp Ủy ban Hàng hải Mỹ trong đi công tác ở Mỹ, họ đã trao đổi và phổ biến một số kinh nghiệm với chúng tôi.
Qua đợt công tác này cũng như đợt kiểm tra vừa qua của Bộ Tài chính, việc các hãng nước ngoài thu cước cao hoặc phụ cước bất hợp lý thì Bộ sẽ tổng hợp để đưa vào văn bản để sớm hoàn thiện để đảm bảo thực hiện đúng thông lệ quốc tế, đúng pháp luật nhưng phải công khai, minh bạch, đảm bảo lợi ích của cả người vận tải và của chủ hàng.