Bộ Xây dựng tìm cách giải bài toán cung xi măng vượt cầu
Trước tình trạng dư thừa sản lượng xi măng trong nước, Bộ Xây dựng đã đưa ra 4 giải pháp chính
Trước bài toán cung vượt quá cầu của ngành xi măng, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Xi măng Chinfon Hải Phòng, Công ty Xi măng Phúc Sơn về việc xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng.
Theo công văn này, Bộ yêu cầu các công ty xi măng liên doanh triển khai thực hiện 4 giải pháp chính:
Thứ nhất, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai, triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt khí thải lò nung (clinker) để sản xuất điện; tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Thứ ba, phối hợp với Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung và phía Nam để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng, nhằm bình ổn thị trường, giá cả.
Thứ tư, cần sớm xúc tiến tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng. Bộ yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2010, mỗi công ty xuất khẩu từ 100 nghìn đến 150 nghìn tấn xi măng. Năm 2011, xuất khẩu 50% sản lượng xi măng tính theo tỷ lệ quy định tại giấy phép đầu tư và từ năm 2012 trở đi phấn đấu xuất khẩu 100% sản lượng xi măng theo tỷ lệ quy định trong giấy phép đầu tư.
Năm 2010, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước đạt khoảng 50 - 51,5 triệu tấn, trong khi đó, năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có và các nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động năm 2010 không những sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, mà còn dư thừa từ 1-2 triệu tấn để xuất khẩu.
Năm tháng đầu năm 2010, toàn ngành xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 19,67 triệu tấn sản phẩm, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo công văn này, Bộ yêu cầu các công ty xi măng liên doanh triển khai thực hiện 4 giải pháp chính:
Thứ nhất, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai, triển khai các đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt khí thải lò nung (clinker) để sản xuất điện; tận dụng nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Thứ ba, phối hợp với Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam tính toán kỹ nhu cầu tiêu thụ xi măng từng tháng, từng quý tại khu vực miền Trung và phía Nam để bố trí hợp lý việc vận chuyển xi măng, clinker từ khu vực phía Bắc vào các khu vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong các tháng cao điểm của mùa xây dựng, nhằm bình ổn thị trường, giá cả.
Thứ tư, cần sớm xúc tiến tìm kiếm thị trường để xuất khẩu xi măng. Bộ yêu cầu trong 6 tháng cuối năm 2010, mỗi công ty xuất khẩu từ 100 nghìn đến 150 nghìn tấn xi măng. Năm 2011, xuất khẩu 50% sản lượng xi măng tính theo tỷ lệ quy định tại giấy phép đầu tư và từ năm 2012 trở đi phấn đấu xuất khẩu 100% sản lượng xi măng theo tỷ lệ quy định trong giấy phép đầu tư.
Năm 2010, dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước đạt khoảng 50 - 51,5 triệu tấn, trong khi đó, năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có và các nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động năm 2010 không những sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, mà còn dư thừa từ 1-2 triệu tấn để xuất khẩu.
Năm tháng đầu năm 2010, toàn ngành xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 19,67 triệu tấn sản phẩm, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2009.