Ngành xi măng và bài toán cung vượt quá cầu
Vừa thoát khỏi tình trạng phải nhập khẩu nguyên liệu, ngành xi măng Việt Nam đã phải đối mặt với việc dư thừa sản lượng
2010 là năm đầu tiên ngành xi măng nước ta không phải nhập khẩu nguyên liệu (clinker). Nhưng cũng từ năm nay, ngành bắt đầu phải đối mặt với bài toán dư thừa về sản lượng.
Thừa ngày càng lớn?
Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, hiện cả nước có 105 nhà máy sản xuất xi măng. Công suất của toàn ngành có thể sản xuất lên tới 61 triệu tấn/năm. Nhưng trong năm 2010, theo kế hoạch các doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức 53 triệu tấn.
Trong khi đó, ước tính nhu cầu xi măng của cả nước trong năm 2010 này chỉ vào khoảng 50 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm nay sẽ ở mức 3 triệu tấn.
“Sang năm 2011, lượng xi măng dư thừa sẽ là 4 - 5 triệu tấn. Con số này vào năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn”, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết. Tuy nhiên, lượng dư thừa có thể sẽ giảm khi nhu cầu xây dựng của nước ta tăng trở lại vào năm 2015, khi nền kinh tế thực sự phục hồi sau suy giảm kinh tế.
Cũng theo thống kê từ Vụ Vật liệu xây dựng, tháng 5 vừa qua, lượng xi măng tiêu thụ của cả nước chỉ đạt khoảng 4,3 triệu tấn, giảm 14,17% so với con số 5,01 triệu tấn của tháng trước đó.
Như vậy, trong năm tháng đầu năm 2010, lượng tiêu thụ xi măng mới đạt khoảng 19,67 triệu tấn, bằng 39% so với kế hoạch năm. Trong khi sản xuất của toàn ngành đã đạt 20,15 triệu tấn, bằng 40,3% so với kế hoạch.
Còn theo báo cáo mới nhất của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), lượng hàng tồn kho hiện nay của doanh nghiệp đầu đàn này đã lên đến gần 1,4 triệu tấn, bao gồm cả xi măng và clinker.
Điều này đã khiến Bộ Xây dựng mới đây đã phải ra văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành hàng tháng từ ngày 22-25, phải cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ clinker và xi măng của tháng trước và tháng hiện tại (ước thực hiện) với các nội dung như: khối lượng clinker, xi măng sản xuất và tiêu thụ trong tháng; giá bán clinker và xi măng tại nhà máy, các đại lý; các khó khăn, vướng mắc trong việc sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển clinker và xi măng; đề xuất, kiến nghị về giải pháp giải quyết.
Xuất khẩu không đơn giản
Để giải quyết vấn đề cung vượt cầu hiện nay của ngành, theo TS. Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), xuất khẩu chính là điều mà các doanh nghiệp cần nghĩ tới.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vicem lại cho rằng: xi măng là sản phẩm xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi thứ nhất, xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá... Thêm vào đó, nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn, biến chất.
Thứ hai, muốn xuất khẩu, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil... Trong khi đó, để xuất khẩu được sang các khu vực xa xôi đó, buộc phải có tàu lớn, trọng tải lên tới 50.000 tấn.
Nhưng điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.
Ông Chung còn cho biết thêm, năm 2010 theo kế hoạch toàn ngành sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn xi măng. Tới thời điểm này, mặc dù là “anh cả”, nhưng Vicem cũng mới chỉ xuất sang Lào được chưa tới 500 nghìn tấn, xuất sang Campuchia được vài ba nghìn tấn và xuất sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 900 tấn.
“Ngay cả với những hợp đồng này, nếu không được trợ giá thì thu cũng chẳng đủ bù chi”, ông Chung nói.
Trước tình hình trên, Vicem chỉ còn biết kiến nghị Bộ Xây dựng tiến hành rà soát để xem xét dừng hoặc giãn tiến độ đối với các dự án xi măng để tránh phát triển “nóng” như hiện nay.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì nhu cầu về xi măng của nước ta vẫn rất lớn. Do đó, để tháo gỡ cho những khó khăn hiện nay của ngành, rất cần có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như: khuyến khích sử dụng gạch, ngói không nung sản xuất từ xi măng thay cho các sản phẩm truyền thống; ưu tiên, khuyến khích các dự án sử dụng xi măng để làm đường giao thông…
Thừa ngày càng lớn?
Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, hiện cả nước có 105 nhà máy sản xuất xi măng. Công suất của toàn ngành có thể sản xuất lên tới 61 triệu tấn/năm. Nhưng trong năm 2010, theo kế hoạch các doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức 53 triệu tấn.
Trong khi đó, ước tính nhu cầu xi măng của cả nước trong năm 2010 này chỉ vào khoảng 50 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm nay sẽ ở mức 3 triệu tấn.
“Sang năm 2011, lượng xi măng dư thừa sẽ là 4 - 5 triệu tấn. Con số này vào năm 2012 sẽ xấp xỉ 8 triệu tấn”, ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng cho biết. Tuy nhiên, lượng dư thừa có thể sẽ giảm khi nhu cầu xây dựng của nước ta tăng trở lại vào năm 2015, khi nền kinh tế thực sự phục hồi sau suy giảm kinh tế.
Cũng theo thống kê từ Vụ Vật liệu xây dựng, tháng 5 vừa qua, lượng xi măng tiêu thụ của cả nước chỉ đạt khoảng 4,3 triệu tấn, giảm 14,17% so với con số 5,01 triệu tấn của tháng trước đó.
Như vậy, trong năm tháng đầu năm 2010, lượng tiêu thụ xi măng mới đạt khoảng 19,67 triệu tấn, bằng 39% so với kế hoạch năm. Trong khi sản xuất của toàn ngành đã đạt 20,15 triệu tấn, bằng 40,3% so với kế hoạch.
Còn theo báo cáo mới nhất của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), lượng hàng tồn kho hiện nay của doanh nghiệp đầu đàn này đã lên đến gần 1,4 triệu tấn, bao gồm cả xi măng và clinker.
Điều này đã khiến Bộ Xây dựng mới đây đã phải ra văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành hàng tháng từ ngày 22-25, phải cung cấp thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ clinker và xi măng của tháng trước và tháng hiện tại (ước thực hiện) với các nội dung như: khối lượng clinker, xi măng sản xuất và tiêu thụ trong tháng; giá bán clinker và xi măng tại nhà máy, các đại lý; các khó khăn, vướng mắc trong việc sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển clinker và xi măng; đề xuất, kiến nghị về giải pháp giải quyết.
Xuất khẩu không đơn giản
Để giải quyết vấn đề cung vượt cầu hiện nay của ngành, theo TS. Lương Đức Long, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), xuất khẩu chính là điều mà các doanh nghiệp cần nghĩ tới.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vicem lại cho rằng: xi măng là sản phẩm xuất khẩu sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Bởi thứ nhất, xi măng là ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu của quốc gia như đá, than đá... Thêm vào đó, nếu không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đóng rắn, biến chất.
Thứ hai, muốn xuất khẩu, Việt Nam chỉ có thể hướng tới các thị trường như châu Phi, Brazil... Trong khi đó, để xuất khẩu được sang các khu vực xa xôi đó, buộc phải có tàu lớn, trọng tải lên tới 50.000 tấn.
Nhưng điểm mấu chốt là giá xuất khẩu của mặt hàng này lại không cao, chỉ ở mức 40-45 USD/tấn, rất khó bù đắp cho chi phí vận tải.
Ông Chung còn cho biết thêm, năm 2010 theo kế hoạch toàn ngành sẽ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn xi măng. Tới thời điểm này, mặc dù là “anh cả”, nhưng Vicem cũng mới chỉ xuất sang Lào được chưa tới 500 nghìn tấn, xuất sang Campuchia được vài ba nghìn tấn và xuất sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 900 tấn.
“Ngay cả với những hợp đồng này, nếu không được trợ giá thì thu cũng chẳng đủ bù chi”, ông Chung nói.
Trước tình hình trên, Vicem chỉ còn biết kiến nghị Bộ Xây dựng tiến hành rà soát để xem xét dừng hoặc giãn tiến độ đối với các dự án xi măng để tránh phát triển “nóng” như hiện nay.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành thì nhu cầu về xi măng của nước ta vẫn rất lớn. Do đó, để tháo gỡ cho những khó khăn hiện nay của ngành, rất cần có sự hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như: khuyến khích sử dụng gạch, ngói không nung sản xuất từ xi măng thay cho các sản phẩm truyền thống; ưu tiên, khuyến khích các dự án sử dụng xi măng để làm đường giao thông…