Bộ Y tế chậm thực hiện cam kết về giá thuốc
Quản lý nhà nước về giá thuốc chưa có chuyển biến do chậm thay đổi cơ chế
Việc quản lý nhà nước về giá thuốc vẫn chưa có chuyển biến, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội có nguyên nhân do Bộ Y tế chậm thực hiện cam kết
Trong ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2011 và kế hoạch năm 2012 gửi đến Quốc hội, về vấn đề giá thuốc, Ủy ban nhận đưa ra nhận định “việc quản lý nhà nước về giá thuốc, việc đấu thầu thuốc ở các bệnh viện công chưa phù hợp, thiếu thống nhất, vì vậy giá của một số thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, tình trạng hoa hồng cho người kê đơn thuốc… góp phần làm tăng giá, gây khó khăn cho việc bình ổn giá thuốc”.
Ủy ban cũng cho biết, sau phiên giải trình của Bộ Y tế tại Ủy ban về các vấn đề xã hội về quản lý giá thuốc ngày 18/10/2010, lãnh đạo Bộ Y tế và bộ ngành liên quan đã cam kết sẽ sớm trình Chính phủ ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc cũng như về đấu thầu thuốc tại các bệnh viện.
“Song, cho đến nay cam kết này vẫn chưa được thực hiện và việc quản lý Nhà nước về giá thuốc vẫn chưa có chuyển biến”, văn bản của Ủy ban nêu rõ.
Những yếu kém trong quản lý giá thuốc đã từng được đề cập khá nhiều tại nghị trường. Vào cuối năm 2010, trả lời chất vấn trước Quốc hội về quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế “hứa” sẽ tìm các biện pháp để thực hiện trách nhiệm quản lý giá thuốc.
Nay, đã tròn 1 năm, dường như lời hứa này vẫn chỉ là… lời hứa.
Bên cạnh lĩnh vực y tế, văn bản của Ủy ban Về các vấn đề xã hội còn đề cập một số vấn đề đáng chú ý tại các lĩnh vực việc làm.
Như, số người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam tăng lên. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay có 74.784 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó cấp mới giấy phép cho 39.218 người (số người thuộc diện được cấp phép là 62.588) và 12.196 người không thuộc diện được cấp phép lao động.
Ủy ban đánh giá “nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về lao động nước ngoài còn nhiều hạn chế trong việc thống kê, tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu, cập nhật thông tin”.
Trong ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2011 và kế hoạch năm 2012 gửi đến Quốc hội, về vấn đề giá thuốc, Ủy ban nhận đưa ra nhận định “việc quản lý nhà nước về giá thuốc, việc đấu thầu thuốc ở các bệnh viện công chưa phù hợp, thiếu thống nhất, vì vậy giá của một số thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, tình trạng hoa hồng cho người kê đơn thuốc… góp phần làm tăng giá, gây khó khăn cho việc bình ổn giá thuốc”.
Ủy ban cũng cho biết, sau phiên giải trình của Bộ Y tế tại Ủy ban về các vấn đề xã hội về quản lý giá thuốc ngày 18/10/2010, lãnh đạo Bộ Y tế và bộ ngành liên quan đã cam kết sẽ sớm trình Chính phủ ban hành quy định về thay đổi cơ chế quản lý giá thuốc cũng như về đấu thầu thuốc tại các bệnh viện.
“Song, cho đến nay cam kết này vẫn chưa được thực hiện và việc quản lý Nhà nước về giá thuốc vẫn chưa có chuyển biến”, văn bản của Ủy ban nêu rõ.
Những yếu kém trong quản lý giá thuốc đã từng được đề cập khá nhiều tại nghị trường. Vào cuối năm 2010, trả lời chất vấn trước Quốc hội về quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế “hứa” sẽ tìm các biện pháp để thực hiện trách nhiệm quản lý giá thuốc.
Nay, đã tròn 1 năm, dường như lời hứa này vẫn chỉ là… lời hứa.
Bên cạnh lĩnh vực y tế, văn bản của Ủy ban Về các vấn đề xã hội còn đề cập một số vấn đề đáng chú ý tại các lĩnh vực việc làm.
Như, số người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam tăng lên. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay có 74.784 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó cấp mới giấy phép cho 39.218 người (số người thuộc diện được cấp phép là 62.588) và 12.196 người không thuộc diện được cấp phép lao động.
Ủy ban đánh giá “nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về lao động nước ngoài còn nhiều hạn chế trong việc thống kê, tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu, cập nhật thông tin”.