Brexit: Anh quyết “cắt đứt hoàn toàn” với châu Âu
Thủ tướng Anh cuối cùng đã công bố kế hoạch cho nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 17/1 cuối cùng đã công bố kế hoạch cho nước Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit. Theo đó, nước Anh sẽ hoàn toàn tách khỏi EU, nhưng vẫn kỳ vọng sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện với khối này.
Với tầm nhìn như vậy, nước Anh sẽ không còn ở trong khối thị trường chung khổng lồ của EU, mà thay vào đó sẽ cố gắng ký kết một thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) “mạnh dạn và tham vọng” với khối.
Điều này đồng nghĩa với việc Anh không đi theo cách của một số quốc gia như Na Uy và Thụy Điển chấp nhận một số đánh đổi để có được quyền tiếp cận thương mại với khối thị trường chung lớn nhất thế giới.
Trong bài phát biểu được chờ đợi, bà May kêu gọi đạt thỏa thuận với EU trong vòng 2 năm, nhấn mạnh sự hợp tác với khối này và sự cần thiết về một quá trình chuyển giao “từ từ” cho tới khi nước Anh hoàn toàn ra khỏi EU.
Theo tin từ Reuters, tỷ giá đồng Bảng đã phục hồi một phần mất mát trong những phiên giao dịch gần đây, đánh dấu phiên giao dịch có mức tăng mạnh nhất so với đồng USD kể từ ít nhất năm 1998. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU tỏ ra khá “lạnh nhạt” với những gì bà May đưa ra, và điều này được xem là một tín hiệu cho thấy Anh sẽ không dễ đạt được FTA với khối này như mong muốn.
“Đổi lại, chúng tôi sẽ được gì?” Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Czech, ông Tomas Prouza, đặt câu hỏi trên mạng xã hội Twitter. Chính phủ Ireland thì tuyên bố sẽ không có bất kỳ ảo tưởng nào về Brexit.
Bà May đã vạch ra 12 ưu tiên đàm phán Brexit, bao gồm hạn chế nhập cư, rút khỏi phạm vi tài phán của Tòa án Công lý châu Âu, và chấm dứt địa vị thành viên của liên minh hải quan châu Âu. Với sự “cắt đứt” hoàn toàn với EU, bà May có thể bước vào cuộc đàm phán FTA với EU trong một tư thế hoàn toàn tự do, không hề vướng bận những thỏa hiệp mất lòng dân về quyền tự do di chuyển của lao động châu Âu ra vào nước Anh, hay những khoản đóng góp lớn vào ngân sách của EU.
Tuy nhiên, tiến trình đạt FTA giữa Anh với châu Âu hứa hẹn chứa đựng nhiều rủi ro và có thể kéo dài thay vì có thể đạt thỏa thuận chỉ trong vòng 2 năm như mong muốn của bà May. Trên thực tế, FTA giữa Canada và EU có thể mất tới 7 năm mới được triển khai.
“Sự bấp bênh kéo dài trong quá trình hình thành các thỏa thuận sẽ tạo ra một thách thức lớn đối với nền kinh tế. Trong quá trình đó, không thể dựa vào tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế”, ông Jagjit Chadha, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh vế và Xã hội Quốc gia Anh, đánh giá.
Tiêu dùng đã trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Anh thời gian gần đây, trong khi những nguồn tăng trưởng khác như thương mại và đầu tư suy yếu. Việc loại bỏ những rào cản đối với thương mại dịch vụ, một ngành trụ cột của kinh tế Anh, cũng có thể gặp nhiều khó khăn, dù những người ủng hộ Brexit cho rằng những rào cản đó vốn dĩ đã tồn tại đối với Anh khi nước này còn là thành viên EU.
Ngoài ra, FTA càng sâu rộng, thì Anh sẽ càng phải tuân thủ nhiều quy định của EU.
Những người ủng hộ FTA giữa Anh với châu Âu lập luận với một thỏa thuận đạt được, Anh có thể có quan hệ thương mại với EU gần giống như trước Brexit, trong khi hoàn toàn tự do đạt FTA trực tiếp với những quốc gia khác như Mỹ, Brazil, Ấn Độ.
Ngoài ra, những người ủng hộ Brexit cũng nhấn mạnh thâm hụt thương mại hàng hóa lớn giữa Anh với EU, lên tới con số kỷ lục 8,59 tỷ Bảng vào tháng 11 năm ngoái. Họ nói rằng EU sẽ không thể cắt giảm mức thâm hụt thương mại khổng lồ này.
Với tầm nhìn như vậy, nước Anh sẽ không còn ở trong khối thị trường chung khổng lồ của EU, mà thay vào đó sẽ cố gắng ký kết một thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) “mạnh dạn và tham vọng” với khối.
Điều này đồng nghĩa với việc Anh không đi theo cách của một số quốc gia như Na Uy và Thụy Điển chấp nhận một số đánh đổi để có được quyền tiếp cận thương mại với khối thị trường chung lớn nhất thế giới.
Trong bài phát biểu được chờ đợi, bà May kêu gọi đạt thỏa thuận với EU trong vòng 2 năm, nhấn mạnh sự hợp tác với khối này và sự cần thiết về một quá trình chuyển giao “từ từ” cho tới khi nước Anh hoàn toàn ra khỏi EU.
Theo tin từ Reuters, tỷ giá đồng Bảng đã phục hồi một phần mất mát trong những phiên giao dịch gần đây, đánh dấu phiên giao dịch có mức tăng mạnh nhất so với đồng USD kể từ ít nhất năm 1998. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU tỏ ra khá “lạnh nhạt” với những gì bà May đưa ra, và điều này được xem là một tín hiệu cho thấy Anh sẽ không dễ đạt được FTA với khối này như mong muốn.
“Đổi lại, chúng tôi sẽ được gì?” Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Czech, ông Tomas Prouza, đặt câu hỏi trên mạng xã hội Twitter. Chính phủ Ireland thì tuyên bố sẽ không có bất kỳ ảo tưởng nào về Brexit.
Bà May đã vạch ra 12 ưu tiên đàm phán Brexit, bao gồm hạn chế nhập cư, rút khỏi phạm vi tài phán của Tòa án Công lý châu Âu, và chấm dứt địa vị thành viên của liên minh hải quan châu Âu. Với sự “cắt đứt” hoàn toàn với EU, bà May có thể bước vào cuộc đàm phán FTA với EU trong một tư thế hoàn toàn tự do, không hề vướng bận những thỏa hiệp mất lòng dân về quyền tự do di chuyển của lao động châu Âu ra vào nước Anh, hay những khoản đóng góp lớn vào ngân sách của EU.
Tuy nhiên, tiến trình đạt FTA giữa Anh với châu Âu hứa hẹn chứa đựng nhiều rủi ro và có thể kéo dài thay vì có thể đạt thỏa thuận chỉ trong vòng 2 năm như mong muốn của bà May. Trên thực tế, FTA giữa Canada và EU có thể mất tới 7 năm mới được triển khai.
“Sự bấp bênh kéo dài trong quá trình hình thành các thỏa thuận sẽ tạo ra một thách thức lớn đối với nền kinh tế. Trong quá trình đó, không thể dựa vào tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế”, ông Jagjit Chadha, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh vế và Xã hội Quốc gia Anh, đánh giá.
Tiêu dùng đã trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Anh thời gian gần đây, trong khi những nguồn tăng trưởng khác như thương mại và đầu tư suy yếu. Việc loại bỏ những rào cản đối với thương mại dịch vụ, một ngành trụ cột của kinh tế Anh, cũng có thể gặp nhiều khó khăn, dù những người ủng hộ Brexit cho rằng những rào cản đó vốn dĩ đã tồn tại đối với Anh khi nước này còn là thành viên EU.
Ngoài ra, FTA càng sâu rộng, thì Anh sẽ càng phải tuân thủ nhiều quy định của EU.
Những người ủng hộ FTA giữa Anh với châu Âu lập luận với một thỏa thuận đạt được, Anh có thể có quan hệ thương mại với EU gần giống như trước Brexit, trong khi hoàn toàn tự do đạt FTA trực tiếp với những quốc gia khác như Mỹ, Brazil, Ấn Độ.
Ngoài ra, những người ủng hộ Brexit cũng nhấn mạnh thâm hụt thương mại hàng hóa lớn giữa Anh với EU, lên tới con số kỷ lục 8,59 tỷ Bảng vào tháng 11 năm ngoái. Họ nói rằng EU sẽ không thể cắt giảm mức thâm hụt thương mại khổng lồ này.