Bùng nổ dịch vụ mạng xã hội
Dịch vụ mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 47%/năm, cao hơn hầu hết các dịch vụ khác trên web
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network Service - SNS) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian.
Một bản báo cáo do Công ty Cổ phần Truyền thông Tinh Vân mới công bố cho thấy, số người dùng các mạng xã hội đang gia tăng rất nhanh và hiện tượng này đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới.
Mục đích của việc sử dụng SNS chủ yếu là để chia sẻ thông tin của cá nhân với một mạng bạn bè rộng lớn. Do SNS có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận nên những người sử dụng SNS chủ yếu là để trao đổi với người họ có những mối quan hệ từ trước.
Điểm đặc biệt ấn tượng là các SNS giúp những người sử dụng trao đổi với những người không quen biết. 17% trong số người đã trưởng thành được phỏng vấn cho biết họ có trao đổi với những người họ không quen biết. Tỷ lệ này tăng tỷ lệ nghịch với độ tuổi (16-24: 22%, 25-34: 7%). Việc thiết lập hết sức đơn giản: người sử dụng cần có một địa chỉ truy cập blog, được tạo ra bởi sự kết hợp của địa chỉ truy cập của nhà cung cấp và tên blog của người sử dụng.
Theo bản báo cáo, trên thế giới đang tồn tại khoảng 500 SNS và hàng nghìn website mang các chức năng như SNS. Dịch vụ SNS có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 47%/năm, cao hơn hầu hết các dịch vụ trên web khác. “Cứ 11 phút online trên mạng Internet thì 1 phút được dành cho các SNS và các trang blog”, báo cáo cho biết. “Và 80% người dùng Internet đã từng sử dụng các ứng dụng từ SNS theo nhiều phương thức khác nhau”.
Theo báo cáo, hiện có khoảng 1 tỷ người sử dụng SNS, tập trung ở 60 SNS đầu bảng như Twitter, MySpace và Facebook tại thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương.
Các SNS khác gặt hái được thành công đáng kể theo từng quốc gia như Bebo tại Anh quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, Yahoo! 360 tại Việt Nam.
Đối với các SNS tại Việt Nam, thống kê cho thấy độ tuổi sử dụng các SNS tại Việt Nam có khác so các SNS trên thế giới. Cụ thể độ tuổi từ 13-15 trên thế giới chỉ chiếm 3,5% nhưng tỷ lệ này tại Việt Nam là 24,71%. Độ tuổi từ 16-18 lần lượt là 25,2% và 41,11%. Ở độ tuổi từ 19-21 tỷ lệ lần lượt là 32,8 so với 22,10%. Độ tuổi từ 22-24 tỷ tỷ lệ lần lượt là 18,7% và 8,17%.
Ở những độ tuổi tiếp theo đều có sự giảm mạnh. Điều này cho thấy số người trung, cao tuổi tại Việt Nam ít sử dụng các mạng xã hội hơn so với người trung, cao tuổi trên thế giới.
Về phân bố theo tỉnh thành, Hà Nội là khu vực có nhiều người sử dụng SNS nhất với tỷ lệ là 30,97%, tiếp theo là Tp.HCM với 27,63%, Hải Phòng ở vị trí thứ ba với 4,1%. Các tỉnh còn lại đều dưới 4%.
Nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, trao đổi của con người là không thể phủ nhận. Mặc dù blog cũng như các ứng dụng SNS khác không phải là các kênh chính thống đối với các vấn đề kinh tế và chính trị nhưng nó lại là kênh dễ tạo ra trào lưu và thu hút người đọc. “Với mỗi sự kiện kinh tế chính trị, người đọc không chỉ muốn tiếp cận các thông tin từ các kênh như báo chí, truyền hình mà họ mong muốn tiếp cận, chia sẻ ý kiến với những người bình thường giống như họ”, báo cáo cho biết.
Không chỉ có thế, SNS ngày nay đã trở thành công cụ để quảng cáo, kinh doanh. Xu hướng này được khẳng định qua một loạt những blog bán hàng được đưa lên trong thời gian qua và có vẻ họ làm ăn khá phát đạt. Ngoài ra các SNS còn được sử dụng để tuyển dụng nhân sự, với 22% nhà tuyển dụng dùng SNS để tìm kiếm nhân sự.
Năm 2008 phát triển rầm rộ SNS mới với số lượng ký tự giới hạn, gắn liền với sự gia tăng ứng dụng kết nối Internet cho thiết bị di động, cho phép người sử dụng điện thoại di động để viết tin nhắn trên blog. Tiêu biểu có thể kể đến SNS Twitter, Yammer... Báo cáo cũng cho biết, di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các SNS.
Cụ thể là 23% người sử dụng web tại Anh truy cập SNS thông qua điện thoại cầm tay, tại Mỹ tỷ lệ này là 19%. Tại Việt Nam, ViHuni là SNS đầu tiên trên di động đã được ra mắt vào tháng 10/2008. Tiếp theo là EGO Việt Nam, một một mạng xã hội ảo dạng game dành cho điện thoại di động được ra mắt tháng 11/2008.
Một bản báo cáo do Công ty Cổ phần Truyền thông Tinh Vân mới công bố cho thấy, số người dùng các mạng xã hội đang gia tăng rất nhanh và hiện tượng này đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của hàng trăm triệu thành viên trên khắp thế giới.
Mục đích của việc sử dụng SNS chủ yếu là để chia sẻ thông tin của cá nhân với một mạng bạn bè rộng lớn. Do SNS có những tính năng như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận nên những người sử dụng SNS chủ yếu là để trao đổi với người họ có những mối quan hệ từ trước.
Điểm đặc biệt ấn tượng là các SNS giúp những người sử dụng trao đổi với những người không quen biết. 17% trong số người đã trưởng thành được phỏng vấn cho biết họ có trao đổi với những người họ không quen biết. Tỷ lệ này tăng tỷ lệ nghịch với độ tuổi (16-24: 22%, 25-34: 7%). Việc thiết lập hết sức đơn giản: người sử dụng cần có một địa chỉ truy cập blog, được tạo ra bởi sự kết hợp của địa chỉ truy cập của nhà cung cấp và tên blog của người sử dụng.
Theo bản báo cáo, trên thế giới đang tồn tại khoảng 500 SNS và hàng nghìn website mang các chức năng như SNS. Dịch vụ SNS có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 47%/năm, cao hơn hầu hết các dịch vụ trên web khác. “Cứ 11 phút online trên mạng Internet thì 1 phút được dành cho các SNS và các trang blog”, báo cáo cho biết. “Và 80% người dùng Internet đã từng sử dụng các ứng dụng từ SNS theo nhiều phương thức khác nhau”.
Theo báo cáo, hiện có khoảng 1 tỷ người sử dụng SNS, tập trung ở 60 SNS đầu bảng như Twitter, MySpace và Facebook tại thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương.
Các SNS khác gặt hái được thành công đáng kể theo từng quốc gia như Bebo tại Anh quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, Yahoo! 360 tại Việt Nam.
Đối với các SNS tại Việt Nam, thống kê cho thấy độ tuổi sử dụng các SNS tại Việt Nam có khác so các SNS trên thế giới. Cụ thể độ tuổi từ 13-15 trên thế giới chỉ chiếm 3,5% nhưng tỷ lệ này tại Việt Nam là 24,71%. Độ tuổi từ 16-18 lần lượt là 25,2% và 41,11%. Ở độ tuổi từ 19-21 tỷ lệ lần lượt là 32,8 so với 22,10%. Độ tuổi từ 22-24 tỷ tỷ lệ lần lượt là 18,7% và 8,17%.
Ở những độ tuổi tiếp theo đều có sự giảm mạnh. Điều này cho thấy số người trung, cao tuổi tại Việt Nam ít sử dụng các mạng xã hội hơn so với người trung, cao tuổi trên thế giới.
Về phân bố theo tỉnh thành, Hà Nội là khu vực có nhiều người sử dụng SNS nhất với tỷ lệ là 30,97%, tiếp theo là Tp.HCM với 27,63%, Hải Phòng ở vị trí thứ ba với 4,1%. Các tỉnh còn lại đều dưới 4%.
Nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, trao đổi của con người là không thể phủ nhận. Mặc dù blog cũng như các ứng dụng SNS khác không phải là các kênh chính thống đối với các vấn đề kinh tế và chính trị nhưng nó lại là kênh dễ tạo ra trào lưu và thu hút người đọc. “Với mỗi sự kiện kinh tế chính trị, người đọc không chỉ muốn tiếp cận các thông tin từ các kênh như báo chí, truyền hình mà họ mong muốn tiếp cận, chia sẻ ý kiến với những người bình thường giống như họ”, báo cáo cho biết.
Không chỉ có thế, SNS ngày nay đã trở thành công cụ để quảng cáo, kinh doanh. Xu hướng này được khẳng định qua một loạt những blog bán hàng được đưa lên trong thời gian qua và có vẻ họ làm ăn khá phát đạt. Ngoài ra các SNS còn được sử dụng để tuyển dụng nhân sự, với 22% nhà tuyển dụng dùng SNS để tìm kiếm nhân sự.
Năm 2008 phát triển rầm rộ SNS mới với số lượng ký tự giới hạn, gắn liền với sự gia tăng ứng dụng kết nối Internet cho thiết bị di động, cho phép người sử dụng điện thoại di động để viết tin nhắn trên blog. Tiêu biểu có thể kể đến SNS Twitter, Yammer... Báo cáo cũng cho biết, di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các SNS.
Cụ thể là 23% người sử dụng web tại Anh truy cập SNS thông qua điện thoại cầm tay, tại Mỹ tỷ lệ này là 19%. Tại Việt Nam, ViHuni là SNS đầu tiên trên di động đã được ra mắt vào tháng 10/2008. Tiếp theo là EGO Việt Nam, một một mạng xã hội ảo dạng game dành cho điện thoại di động được ra mắt tháng 11/2008.