Cà phê cuối tuần: Chính quyền tỉnh đã làm gì cho doanh nghiệp?
Đem việc điều hành của chính quyền “lên bàn cân”, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã cho thấy không ít vấn đề
Đem việc điều hành của chính quyền “lên bàn cân”, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã cho thấy không ít vấn đề.
Như, sức ý của lãnh đạo tỉnh có thể lớn hơn khi vào “mùa” bầu cử, hay tham nhũng lớn có dấu hiệu gia tăng theo thời gian. Chính sách vĩ mô khi soi qua PCI cũng cho thấy những tác động dây chuyền lên các doanh nghiệp…
Hôm 23/2 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Chương trình Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011. “Cà phê cuối tuần” kỳ này, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI trao đổi với VnEconomy quanh các vấn đề nói trên.
Nút thắt bầu cử và ảnh hưởng dây chuyền từ tín dụng
Thưa ông, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhưng có sự suy giảm về điểm số trong năm nay là tính năng động của lãnh đạo tỉnh. Năm 2011, các tỉnh, thành trên cả nước tổ chức hoạt động bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, thường được cho rằng là giai đoạn lãnh đạo các cấp ít “sáng tạo” giải pháp mà chỉ làm theo quy định pháp luật. Ông nghĩ có chuyện này?
Thời gian điều tra PCI 2011 được tiến hành khi bầu cử, trên cơ bản, là xong. Khi hỏi doanh nghiệp về hành động của chính quyền trước các cuộc bầu cử như vậy, khoảng trên dưới 90% doanh nghiệp trả lời là trước bầu cử chính quyền ít hành động hơn vì cộng đồng doanh nghiệp. Sau khi lãnh đạo mới tiếp nhận, cũng phải mất một ít thời gian để làm quen với công việc, vận hành lại bộ máy.
Việc bầu cử dù đã tiến hành xong trước đó nhưng chắc là có ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp trong PCI 2011, đến khi VCCI điều tra xong, vào tháng 8, thì trong khoảng thời gian sau bầu cử, lãnh đạo bắt đầu vận hành lại bộ máy và cũng giống như bất kỳ một công việc nào, phải qua giai đoạn trinh sát, thăm dò rồi mới nói đến quyết định được.
Chúng ta phải chờ xem, năm nay, sau khi đã ổn định được một năm, bộ máy định hình được rồi, thấy được thế mạnh, thế yếu của tỉnh mình, bộ máy của mình thì họ sẽ làm như thế nào. Bầu cử, đó là sự thay đổi tương đối lớn của giai đoạn 5 năm như vậy, điều tra PCI năm 2012 sắp được tiến hành sẽ cho biết mức độ cải thiện có lớn hay không.
Cũng ở giai đoạn có thể chuyển giao quyền lực tại địa phương như vậy, vấn đề tham nhũng đôi khi được cho là có thể diễn ra với những vị lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ. Điều tra PCI năm 2011 cũng cho biết tham nhũng vặt thì giảm, nhưng tham nhũng lớn có dấu hiệu gia tăng. Quan điểm của ông?
Báo cáo PCI 2011 ghi nhận những chuyển biến là có sự cải thiện trong chi phí không chính thức, doanh nghiệp cho rằng bôi trơn giảm, nhũng nhiễu khi làm thủ tục hành chính giảm. Tham nhũng giảm là một điều tích cực, tuy nhiên dường như mới chỉ là những dạng tham nhũng nhỏ.
Tín hiệu đáng lo ngại là những dạng tham nhũng quy mô lớn hơn thì điều tra năm vừa qua lại tăng, như là chi trả chi phí hoa hồng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan Nhà nước.
Đây cũng là tín hiệu cho quá trình chống tham nhũng ở Việt Nam, liệu phải chăng mới chỉ là chống nhỏ, bỏ lớn?
Một sự sụt giảm lo ngại khác là điểm số của chỉ tiêu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xuất hiện tình trạng này ở rất nhiều tỉnh. Có ý kiến giải thích là chủ yếu do lãi suất ngân hàng cao và điều kiện tiếp cận khó khăn. Ông nghĩ sao?
Trong khó khăn chung, thị trường bị co lại nên doanh nghiệp có xu hướng mong đợi nhiều hơn. Họ không biết hành xử thế nào nên cần những dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, hội chợ triển lãm, thông tin giới thiệu khách hàng…, những việc cần cả vai trò hướng dẫn của chính quyền, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Nhưng doanh nghiệp sản xuất khó khăn thì tổ chức dịch vụ mà phần lớn của tư nhân cũng gặp khó khăn tương tự. Cho nên, ở đây bức tranh thể hiện từ gốc của vấn đề là giảm tín dụng, khó vay vốn... Chúng ta kiềm chế lạm phát nên ảnh hưởng đến sản xuất, đến dịch vụ, cho nên cuối cùng ảnh hưởng dây chuyền.
Thị trường gần như không phát triển được, rủi ro thì nhiều, chi phí lớn, bây giờ chi phí vay vốn vô cùng cao. Tự doanh nghiệp không bươn trải được phải đi tìm nhà cung cấp dịch vụ thì không ai cung cấp. Tổ chức cung cấp dịch vụ tự thân cũng khó khăn. Tôi nghĩ, đó là thể hiện của bức tranh chung thôi.
Tuy nhiên, khó khăn về kinh tế khiến doanh nghiệp giảm mức độ sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng có thể che giấu một bức tranh khác là chất lượng và mức độ đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể đang giảm đi chăng?
Vai trò xoay chuyển của lãnh đạo
Với những gì chúng ta vừa đề cập, có thể cho rằng đặc thù của tính nhiệm kỳ ở cấp lãnh đạo địa phương, hay chu kỳ kinh tế mà khủng hoảng thế giới tác động đến Việt Nam là những yếu tố ảnh hưởng chính đến diễn biến PCI năm 2011?
Đó là bóc tách ở nhóm đầu bảng xếp hạng PCI, ở một số chỉ số. Nhưng nếu nhìn vào nhóm cuối, thực chất đã có cải thiện lớn, điều này cho thấy ngay trong khó khăn, chính quyền địa phương cũng đã có sự trưởng thành lên, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc nhóm thấp.
Ngay cả Cao Bằng, tỉnh đứng cuối PCI năm nay, qua hai năm đã tăng hơn được 5 điểm, không phải là ít. PCI năm 2006, tỉnh thấp nhất là khoảng 39 điểm, năm nay là trên 50 điểm, đó là cuộc cải cách.
Tỉnh thấp thì không gian sáng tạo còn nhiều, tỉnh cao nếu không nỗ lực hơn nữa thì cuối cùng rơi vào tình trạng mâu thuận giữa sự lớn lên của thị trường và khả năng đáp ứng của chính quyền địa phương.
Về kinh doanh nói chung thì cảm nhận của doanh nghiệp là ít lạc quan, nhưng mức độ hài lòng với chính quyền địa phương ở tỉnh trung vị lại cải thiện được 1 điểm. Phải thấy đó là dù mức độ cải thiện của các tỉnh không đồng đều, nhưng xu hướng chung là tốt lên.
PCI năm 2011 ghi nhận việc mất ngôi đầu của Đà Nẵng, khoảng 3 năm trước là trường hợp của Bình Dương và cũng đang diễn ra xu hướng tiếp tục đi xuống của nhiều tỉnh, thành phố dẫn đầu. Liệu có chuyện địa phương đã "chán" với việc theo đuổi các giải pháp điều hành thông thoáng hơn, tiếp tục năng động hơn để tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh?
Theo tôi, một số tỉnh trong hoạt động của mình vẫn lấy PCI như một thước đo, không có xao nhãng, kể cả những tỉnh dẫn đầu. Nhưng ngay những tỉnh dẫu đầu cũng cho rằng, để giữ được vị thế ấy là khó, tức là họ cũng dự đoán trước được khả năng khó duy trì vị trí dẫn đầu.
Cũng có nguyên nhân khi thị trường đã lớn, doanh nghiệp đã nhiều thì tùy từng địa phương có những vấn đề riêng phát sinh. Ví dụ như Bình Dương chẳng hạn, vấn đề đối mặt ở đây là đất đai, lao động, môi trường, giao thông vận tải, nơi ở công nhân, trường học, trật tự an toàn xã hội… Tất cả những nhân tố đó tác động đến môi trường kinh doanh. Với những tỉnh đó, đòi hỏi những nỗ lực rất nhiều so với 7 năm trước đây, khi đạt được vị trí dẫn đầu.
Quá trình hình thành một thị trường phát triển, quá trình ấy cũng phải chấp nhận trả giá. Tức là khi anh đi trước, kêu gọi đầu tư và tại giai đoạn đó, anh không có nhiều quyền lựa chọn, phải chấp nhận dệt may, giày dép gia công, những ngành nghề cần nhiều lao động, điện năng, ảnh hưởng môi trường… Chúng tôi cũng như các tỉnh đó, đã nhìn trước được những vấn đề như vậy.
Thế thì trong khuôn khổ bộ máy chính quyền như vậy, biên chế, ngân sách, tổ chức như vậy… mà số lượng doanh nghiệp, người dân nhập cư tăng lên đột biến, các vấn đề ô nhiễm môi trường, áp lực dân số, giao thông… nếu không có được những nỗ lực đột biến thì rất khó để duy trì. Trường hợp Bình Dương có thể giải thích như vậy.
Thứ hai, cũng không loại trừ, trong những giai đoạn nhất định, sự phát triển cần có những cá nhân lãnh đạo nhất định. Tất nhiên sự thành công là của một tập thể nhưng có những cá nhân lãnh đạo ở giai đoạn nhất định họ có thể bằng tài năng, đức độ và tâm huyết của mình, xoay chuyển được tình thế, đưa được cảm hứng sáng tạo, đoàn kết, trước là trong bộ máy, sau là cả cộng đồng, dẫn đến đến sự thành công. Cái đó là hết sức quan trọng mà tôi nghĩ nếu đưa được cảm hứng, niềm tin đến với doanh nghiệp, với người dân để họ nỗ lực hơn, họ tin tưởng ở chính mình, thì nhất định sẽ có sự phát triển…
Cũng không loại trừ tình huống ở một vài địa phương, sau khi nỗ lực thu hút đầu tư mà động lực ban đầu là cải thiện kinh tế, công chức có thu nhập, nhà cửa…, dù đó là những động lực lành mạnh, mà thiếu đi trách nhiệm, đạo đức công vụ thì bản thân công chức trong bộ máy ấy, sau khi điều kiện để cải thiện kinh tế đã đủ, bắt đầu bão hòa, dẫn đến vấn đề chúng ta đang nêu. Đó cũng là giả thiết có thể đặt ra.
PCI không phải là bất biến
Một vấn đề khác bên cạnh câu chuyện duy trì động lực của tỉnh dẫn đầu là sau 7 năm, PCI vẫn tự so sánh với nhau giữa các tỉnh, phải chăng đã đến lúc nên nhìn ra khu vực, ra thế giới để xem chúng ta đang ở đâu về sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh, để còn tiếp tục phấn đấu và xác định được điểm yếu để phấn đấu?
Các chỉ số của PCI, khi xây dựng, thì có những cái theo chuẩn quốc tế rồi. Ví dụ như tính minh bạch chẳng hạn, rồi như chống tham nhũng, gia nhập thị trường, thiết chế pháp lý… Tất cả những cái đó đều là theo những thông lệ quốc tế nhưng được thiết kế theo những chỉ tiêu cụ thể cho địa phương.
Ví dụ như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì rõ ràng chỉ có Việt Nam thôi, thế giới không làm, vì chủ yếu là sở hữu tư nhân về đất đai. Hay những vấn đề như tham nhũng vặt không nhiều, còn tham nhũng lớn thì bị kiểm soát, trừng phạt khá hiệu quả. Còn ở đây, do hoàn cảnh cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể, chúng ta phải thiết kế chi phí “bôi trơn”… Những cái đó thiết kế đúng với hiện nay và hy vọng trong nay mai, các chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Cái thứ hai nữa, các chỉ số đó không phải bất biến. Ví dụ trước đây chúng ta đánh giá các địa phương có ưu đãi doanh nghiệp nhà nước có hơn không so với doanh nghiệp tư nhân. Thì sau thời kỳ chúng ta cổ phần hóa, địa phương chỉ giữ lại doanh nghiệp công ích, chỉ số đó chúng tôi đã bỏ.
Còn sau này, có một số chỉ tiêu có thể nghiên cứu thêm, ví dụ tính minh bạch bổ sung thêm việc doanh nghiệp có được quyền tham gia vào phản biện chính sách của địa phương, hay các quyết định của địa phương ít rủi so với dự đoán của doanh nghiệp hay không… Nói chung, cùng với sự phát triển, chỉ số PCI không phải là bất biến.
Như, sức ý của lãnh đạo tỉnh có thể lớn hơn khi vào “mùa” bầu cử, hay tham nhũng lớn có dấu hiệu gia tăng theo thời gian. Chính sách vĩ mô khi soi qua PCI cũng cho thấy những tác động dây chuyền lên các doanh nghiệp…
Hôm 23/2 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Chương trình Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011. “Cà phê cuối tuần” kỳ này, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI trao đổi với VnEconomy quanh các vấn đề nói trên.
Nút thắt bầu cử và ảnh hưởng dây chuyền từ tín dụng
Thưa ông, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhưng có sự suy giảm về điểm số trong năm nay là tính năng động của lãnh đạo tỉnh. Năm 2011, các tỉnh, thành trên cả nước tổ chức hoạt động bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, thường được cho rằng là giai đoạn lãnh đạo các cấp ít “sáng tạo” giải pháp mà chỉ làm theo quy định pháp luật. Ông nghĩ có chuyện này?
Thời gian điều tra PCI 2011 được tiến hành khi bầu cử, trên cơ bản, là xong. Khi hỏi doanh nghiệp về hành động của chính quyền trước các cuộc bầu cử như vậy, khoảng trên dưới 90% doanh nghiệp trả lời là trước bầu cử chính quyền ít hành động hơn vì cộng đồng doanh nghiệp. Sau khi lãnh đạo mới tiếp nhận, cũng phải mất một ít thời gian để làm quen với công việc, vận hành lại bộ máy.
Việc bầu cử dù đã tiến hành xong trước đó nhưng chắc là có ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp trong PCI 2011, đến khi VCCI điều tra xong, vào tháng 8, thì trong khoảng thời gian sau bầu cử, lãnh đạo bắt đầu vận hành lại bộ máy và cũng giống như bất kỳ một công việc nào, phải qua giai đoạn trinh sát, thăm dò rồi mới nói đến quyết định được.
Chúng ta phải chờ xem, năm nay, sau khi đã ổn định được một năm, bộ máy định hình được rồi, thấy được thế mạnh, thế yếu của tỉnh mình, bộ máy của mình thì họ sẽ làm như thế nào. Bầu cử, đó là sự thay đổi tương đối lớn của giai đoạn 5 năm như vậy, điều tra PCI năm 2012 sắp được tiến hành sẽ cho biết mức độ cải thiện có lớn hay không.
Cũng ở giai đoạn có thể chuyển giao quyền lực tại địa phương như vậy, vấn đề tham nhũng đôi khi được cho là có thể diễn ra với những vị lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ. Điều tra PCI năm 2011 cũng cho biết tham nhũng vặt thì giảm, nhưng tham nhũng lớn có dấu hiệu gia tăng. Quan điểm của ông?
Báo cáo PCI 2011 ghi nhận những chuyển biến là có sự cải thiện trong chi phí không chính thức, doanh nghiệp cho rằng bôi trơn giảm, nhũng nhiễu khi làm thủ tục hành chính giảm. Tham nhũng giảm là một điều tích cực, tuy nhiên dường như mới chỉ là những dạng tham nhũng nhỏ.
Tín hiệu đáng lo ngại là những dạng tham nhũng quy mô lớn hơn thì điều tra năm vừa qua lại tăng, như là chi trả chi phí hoa hồng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan Nhà nước.
Đây cũng là tín hiệu cho quá trình chống tham nhũng ở Việt Nam, liệu phải chăng mới chỉ là chống nhỏ, bỏ lớn?
Một sự sụt giảm lo ngại khác là điểm số của chỉ tiêu dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xuất hiện tình trạng này ở rất nhiều tỉnh. Có ý kiến giải thích là chủ yếu do lãi suất ngân hàng cao và điều kiện tiếp cận khó khăn. Ông nghĩ sao?
Trong khó khăn chung, thị trường bị co lại nên doanh nghiệp có xu hướng mong đợi nhiều hơn. Họ không biết hành xử thế nào nên cần những dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, hội chợ triển lãm, thông tin giới thiệu khách hàng…, những việc cần cả vai trò hướng dẫn của chính quyền, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Nhưng doanh nghiệp sản xuất khó khăn thì tổ chức dịch vụ mà phần lớn của tư nhân cũng gặp khó khăn tương tự. Cho nên, ở đây bức tranh thể hiện từ gốc của vấn đề là giảm tín dụng, khó vay vốn... Chúng ta kiềm chế lạm phát nên ảnh hưởng đến sản xuất, đến dịch vụ, cho nên cuối cùng ảnh hưởng dây chuyền.
Thị trường gần như không phát triển được, rủi ro thì nhiều, chi phí lớn, bây giờ chi phí vay vốn vô cùng cao. Tự doanh nghiệp không bươn trải được phải đi tìm nhà cung cấp dịch vụ thì không ai cung cấp. Tổ chức cung cấp dịch vụ tự thân cũng khó khăn. Tôi nghĩ, đó là thể hiện của bức tranh chung thôi.
Tuy nhiên, khó khăn về kinh tế khiến doanh nghiệp giảm mức độ sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng có thể che giấu một bức tranh khác là chất lượng và mức độ đáp ứng của hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể đang giảm đi chăng?
Vai trò xoay chuyển của lãnh đạo
Với những gì chúng ta vừa đề cập, có thể cho rằng đặc thù của tính nhiệm kỳ ở cấp lãnh đạo địa phương, hay chu kỳ kinh tế mà khủng hoảng thế giới tác động đến Việt Nam là những yếu tố ảnh hưởng chính đến diễn biến PCI năm 2011?
Đó là bóc tách ở nhóm đầu bảng xếp hạng PCI, ở một số chỉ số. Nhưng nếu nhìn vào nhóm cuối, thực chất đã có cải thiện lớn, điều này cho thấy ngay trong khó khăn, chính quyền địa phương cũng đã có sự trưởng thành lên, đặc biệt là ở các tỉnh thuộc nhóm thấp.
Ngay cả Cao Bằng, tỉnh đứng cuối PCI năm nay, qua hai năm đã tăng hơn được 5 điểm, không phải là ít. PCI năm 2006, tỉnh thấp nhất là khoảng 39 điểm, năm nay là trên 50 điểm, đó là cuộc cải cách.
Tỉnh thấp thì không gian sáng tạo còn nhiều, tỉnh cao nếu không nỗ lực hơn nữa thì cuối cùng rơi vào tình trạng mâu thuận giữa sự lớn lên của thị trường và khả năng đáp ứng của chính quyền địa phương.
Về kinh doanh nói chung thì cảm nhận của doanh nghiệp là ít lạc quan, nhưng mức độ hài lòng với chính quyền địa phương ở tỉnh trung vị lại cải thiện được 1 điểm. Phải thấy đó là dù mức độ cải thiện của các tỉnh không đồng đều, nhưng xu hướng chung là tốt lên.
PCI năm 2011 ghi nhận việc mất ngôi đầu của Đà Nẵng, khoảng 3 năm trước là trường hợp của Bình Dương và cũng đang diễn ra xu hướng tiếp tục đi xuống của nhiều tỉnh, thành phố dẫn đầu. Liệu có chuyện địa phương đã "chán" với việc theo đuổi các giải pháp điều hành thông thoáng hơn, tiếp tục năng động hơn để tăng sức cạnh tranh của môi trường kinh doanh?
Theo tôi, một số tỉnh trong hoạt động của mình vẫn lấy PCI như một thước đo, không có xao nhãng, kể cả những tỉnh dẫn đầu. Nhưng ngay những tỉnh dẫu đầu cũng cho rằng, để giữ được vị thế ấy là khó, tức là họ cũng dự đoán trước được khả năng khó duy trì vị trí dẫn đầu.
Cũng có nguyên nhân khi thị trường đã lớn, doanh nghiệp đã nhiều thì tùy từng địa phương có những vấn đề riêng phát sinh. Ví dụ như Bình Dương chẳng hạn, vấn đề đối mặt ở đây là đất đai, lao động, môi trường, giao thông vận tải, nơi ở công nhân, trường học, trật tự an toàn xã hội… Tất cả những nhân tố đó tác động đến môi trường kinh doanh. Với những tỉnh đó, đòi hỏi những nỗ lực rất nhiều so với 7 năm trước đây, khi đạt được vị trí dẫn đầu.
Quá trình hình thành một thị trường phát triển, quá trình ấy cũng phải chấp nhận trả giá. Tức là khi anh đi trước, kêu gọi đầu tư và tại giai đoạn đó, anh không có nhiều quyền lựa chọn, phải chấp nhận dệt may, giày dép gia công, những ngành nghề cần nhiều lao động, điện năng, ảnh hưởng môi trường… Chúng tôi cũng như các tỉnh đó, đã nhìn trước được những vấn đề như vậy.
Thế thì trong khuôn khổ bộ máy chính quyền như vậy, biên chế, ngân sách, tổ chức như vậy… mà số lượng doanh nghiệp, người dân nhập cư tăng lên đột biến, các vấn đề ô nhiễm môi trường, áp lực dân số, giao thông… nếu không có được những nỗ lực đột biến thì rất khó để duy trì. Trường hợp Bình Dương có thể giải thích như vậy.
Thứ hai, cũng không loại trừ, trong những giai đoạn nhất định, sự phát triển cần có những cá nhân lãnh đạo nhất định. Tất nhiên sự thành công là của một tập thể nhưng có những cá nhân lãnh đạo ở giai đoạn nhất định họ có thể bằng tài năng, đức độ và tâm huyết của mình, xoay chuyển được tình thế, đưa được cảm hứng sáng tạo, đoàn kết, trước là trong bộ máy, sau là cả cộng đồng, dẫn đến đến sự thành công. Cái đó là hết sức quan trọng mà tôi nghĩ nếu đưa được cảm hứng, niềm tin đến với doanh nghiệp, với người dân để họ nỗ lực hơn, họ tin tưởng ở chính mình, thì nhất định sẽ có sự phát triển…
Cũng không loại trừ tình huống ở một vài địa phương, sau khi nỗ lực thu hút đầu tư mà động lực ban đầu là cải thiện kinh tế, công chức có thu nhập, nhà cửa…, dù đó là những động lực lành mạnh, mà thiếu đi trách nhiệm, đạo đức công vụ thì bản thân công chức trong bộ máy ấy, sau khi điều kiện để cải thiện kinh tế đã đủ, bắt đầu bão hòa, dẫn đến vấn đề chúng ta đang nêu. Đó cũng là giả thiết có thể đặt ra.
PCI không phải là bất biến
Một vấn đề khác bên cạnh câu chuyện duy trì động lực của tỉnh dẫn đầu là sau 7 năm, PCI vẫn tự so sánh với nhau giữa các tỉnh, phải chăng đã đến lúc nên nhìn ra khu vực, ra thế giới để xem chúng ta đang ở đâu về sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh, để còn tiếp tục phấn đấu và xác định được điểm yếu để phấn đấu?
Các chỉ số của PCI, khi xây dựng, thì có những cái theo chuẩn quốc tế rồi. Ví dụ như tính minh bạch chẳng hạn, rồi như chống tham nhũng, gia nhập thị trường, thiết chế pháp lý… Tất cả những cái đó đều là theo những thông lệ quốc tế nhưng được thiết kế theo những chỉ tiêu cụ thể cho địa phương.
Ví dụ như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì rõ ràng chỉ có Việt Nam thôi, thế giới không làm, vì chủ yếu là sở hữu tư nhân về đất đai. Hay những vấn đề như tham nhũng vặt không nhiều, còn tham nhũng lớn thì bị kiểm soát, trừng phạt khá hiệu quả. Còn ở đây, do hoàn cảnh cụ thể, trong một giai đoạn cụ thể, chúng ta phải thiết kế chi phí “bôi trơn”… Những cái đó thiết kế đúng với hiện nay và hy vọng trong nay mai, các chỉ tiêu này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Cái thứ hai nữa, các chỉ số đó không phải bất biến. Ví dụ trước đây chúng ta đánh giá các địa phương có ưu đãi doanh nghiệp nhà nước có hơn không so với doanh nghiệp tư nhân. Thì sau thời kỳ chúng ta cổ phần hóa, địa phương chỉ giữ lại doanh nghiệp công ích, chỉ số đó chúng tôi đã bỏ.
Còn sau này, có một số chỉ tiêu có thể nghiên cứu thêm, ví dụ tính minh bạch bổ sung thêm việc doanh nghiệp có được quyền tham gia vào phản biện chính sách của địa phương, hay các quyết định của địa phương ít rủi so với dự đoán của doanh nghiệp hay không… Nói chung, cùng với sự phát triển, chỉ số PCI không phải là bất biến.