PCI 2009: Các tỉnh “đua” cải thiện điểm số
61/63 tỉnh, thành phố có sự cải thiện về điểm số trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009
Đà Nẵng tiếp tục vững vàng ngồi đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2009, lần thứ hai liên tiếp đẩy Bình Dương “về nhì”. Trong khi đó, Cao Bằng lùi ba bậc thế chỗ Điện Biên đứng chót bảng năm nay.
Lào Cai, Đồng Tháp, Vĩnh Long nhảy từ Tốt lên Rất tốt, trong khi Hòa Bình “rơi” khỏi nhóm Trung bình xuống Tương đối thấp.
So với kết quả xếp hạng năm 2008, kỷ lục “chân dài nhảy xa” thuộc về tỉnh Điện Biên. Bét bảng năm ngoái nay vươn lên dẫn đầu top khá với 37 bậc được cải thiện. Ngược lại, kỷ lục “nhảy lùi” thuộc về Thái Bình khi thoái lui 22 vị trí.
Với hai thành phố tập trung lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, Tp.HCM và Hà Nội tiếp tục “giật lùi”, mức điều chỉnh giảm tương ứng là 3 và 2 bậc.
9.890 doanh nghiệp dân doanh tham gia cuộc điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã cho điểm 9 chỉ số thành phần của PCI 2009 “rộng tay” hơn năm trước. Kết cục, nhiều tỉnh cải thiện điểm số lớn.
Bản đồ PCI năm 2009, màu đỏ và hồng (tỉnh, thành phố xếp hạng Thấp và Tương đối thấp) chỉ còn thưa thớt, trong khi màu xanh lam, xanh dương (xếp hạng Tốt và Khá) chiếm tỷ lệ áp đảo.
“Chạy đua” cải thiện điểm số
Có tới 61/63 tỉnh, thành phố có sự cải thiện về điểm số trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009. 10 vị trí dẫn đầu năm nay đều đạt số điểm trên 65,7 (năm ngoái chưa đến 60 điểm), trong khi vị trí cuối cùng cũng tăng hơn tỉnh bét bảng năm 2008 trên 4 điểm.
Trường hợp đáng lưu ý nhất, Điện Biên năm nay tăng 63% về điểm số, từ 36,39 lên 59,32 điểm. Ngược lại, duy nhất Vĩnh Phúc và Hòa Bình là hai địa phương bị doanh nghiệp “chê” hơn năm ngoái khi có số điểm giảm, dù không đáng kể.
Do điểm số được cải thiện, nhóm Rất tốt tăng từ 3 tỉnh của năm 2008 lên 6 trong bảng xếp hạng năm 2009; nhóm Tốt tăng gấp đôi với 20 địa phương được “đóng khung” ở mức này.
Về phía cuối bảng xếp hạng, nhóm Thấp và Tương đối thấp trong xếp hạng năm 2008 lần lượt là 6 và 12 tỉnh, thành phố, thì năm 2009 chỉ còn 1 và 3.
Biến động vị trí trong bảng xếp hạng năm 2009 mạnh mẽ hơn nhiều so với các năm trước, khi hàng chục tỉnh, thành phố có sự điều chỉnh trên 10 thứ hạng trở lên. Kỷ lục cải thiện vị trí trên 10 bậc, ngoài Điện Biên còn có Tây Ninh (28 bậc), Kiên Giang (16 bậc), Bắc Giang và Quảng Bình (13 bậc)…
Ngược lại, đi xuống trên 10 vị trí ngoài Thái Bình còn có Phú Thọ (19 bậc), Quảng Ngãi (17 bậc), Hòa Bình (16 bậc), Hà Nam (14 bậc), Nam Định và Nghệ An (13 bậc)… chủ yếu do có sự cải thiện yếu hơn về điểm số so với các tỉnh còn lại.
Điều này cho thấy đang có nhiều động lực cải thiện môi trường kinh doanh tại các địa phương. Ghi nhận của VnEconomy trong năm qua, có nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo để nhìn nhận những điểm yếu trong chỉ số PCI của địa phương mình như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Ninh Thuận, thậm chí là các tỉnh thuộc top đầu như Đà Nẵng, Bình Dương...
Các sở kế hoạch và đầu tư, nhiều nơi trở thành đầu mối giúp lãnh đạo tỉnh xây dựng phương án và giám sát việc cải thiện năng lực cạnh tranh của địa phương mình. Lãnh đạo Hà Nội trong năm vừa qua đã chỉ đạo xây dựng một bản đề án cải thiện chỉ số PCI và đưa vào chương trình trọng tâm hoạt động của thành phố.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho đến nay đã có trên 40 tỉnh, thành phố sử dụng chỉ số PCI để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của địa phương mình, học hỏi kinh nghiệm của địa phương tốt hơn, làm thước đo giám sát việc thực hiện công tác quản lý điều hành bộ máy hành chính…
Sự cạnh tranh gay gắt khiến các tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng PCI năm 2009 khác biệt không nhiều về điểm số. Chênh lệch trong vòng một điểm đã có thể cách xa nhau tới 5-6 vị trí. Cho nên, kết quả năm nay sẽ dễ dàng thay đổi vào năm tới.
Những cải thiện tích cực
Chiếm tới 20% trọng số PCI, sự cải thiện chỉ số Chất lượng đào tạo lao động có đóng góp lớn trong việc tăng điểm số cho các tỉnh, thành phố. Khoảng 45% số doanh nghiệp tham gia điều tra PCI năm 2009 đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo ở mức Tốt hoặc Rất tốt (năm 2008 là 35%).
Tiếp theo, Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước chiếm 15% trọng số cũng được cải thiện hơn sau nhiều năm giậm chân tại chỗ. Thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm từ 22% xuống 15%; thời gian trung bình mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ.
Khoảng 47% số doanh nghiệp tham gia điều tra ở tỉnh trung vị cho biết các công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính đã giảm trong vòng 2 năm qua; 44% số doanh nghiệp nhận định cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả hơn.
Chi phí gia nhập thị trường, chiếm 10% trọng số, tiếp tục là chỉ số thành phần được cải thiện trong năm vừa qua. Thời gian doanh nghiệp phải chờ đăng ký kinh doanh đối với tỉnh trung vị giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày. Số lượng doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để khởi sự kinh doanh giảm từ 21% xuống còn 19%; chờ 3 tháng còn dưới 5%.
Trong cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh, các chỉ số Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất (5% trọng số) cũng ghi nhận một số cải thiện. Lo ngại về khả năng bị thu hồi đất của doanh nghiệp cải thiện từ 2 lên 2,5 điểm (thang điểm 5). Khoảng 40% doanh nghiệp tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất, tăng 2 điểm % so với năm 2008.
Nhưng, chỉ số về lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý cho thấy kết quả khác nhau. Tỷ lệ các vụ kiện được thụ lý tại tòa án tỉnh do doanh nghiệp dân doanh là nguyên đơn tăng từ 65% lên 72% trong kết quả đánh giá năm 2009.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp tin tưởng có thể sử dụng hệ thống pháp lý để khởi kiện các hành vi tham nhũng, hoặc bảo vệ tài sản của họ giảm lần lượt là 27% xuống 25% và 67% xuống 62%.
Còn nhiều thách thức
Chỉ số Tính minh bạch chiếm tới 20% trọng số PCI, sau khi đạt được những bước tiến lớn các năm trước thì năm 2009 có sự đảo chiều đi xuống.
Khả năng tiếp cận tài liệu kế hoạch của tỉnh và tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng phải có mối quan hệ mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh giảm về mức năm 2006 (61,26%).
Tương tự, có 8,4% doanh nghiệp cho rằng có thể dự đoán được việc thực thi pháp luật của tỉnh, trong khi 41% doanh nghiệp cho biết phải thương lượng với cán bộ thuế địa phương, giảm xuống dưới mức của năm 2007.
Chi phí không chính thức không đồng nhất về kết quả trong các chỉ số thành phần. Về phía tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp tại các tỉnh trung vị cho biết thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức giảm từ 65% xuống 59%; số doanh nghiệp phải chi hơn 10% thu nhập cho các loại chi phí này giảm từ 10% của năm 2008 xuống còn 9%.
Nhưng có tới 52% doanh nghiệp tin rằng cán bộ sử dụng các quy định riêng của tỉnh với mục đích trục lợi, tăng so với 37% của năm 2008; 53% doanh nghiệp cho biết cần phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu để có được hợp đồng với cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, cảm nhận của doanh nghiệp đối với chỉ số Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng sụt giảm về mức năm 2007. Chỉ có 43% doanh nghiệp tin tưởng chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực tư nhân, giảm 10% so với mức năm 2008.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tính sáng tạo của tỉnh trong việc giải quyết những trở ngại khi quy định của trung ương chưa rõ ràng cũng thấp hơn năm 2008. “Đây là một kết quả khó giải thích trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ”, báo cáo của VCCI cho biết.
* Những tính toán của VCCI cũng lưu ý, nếu cải thiện một điểm trong PCI chưa có trọng số, sẽ có thêm ba nhà đầu tư có khả năng lựa chọn tỉnh làm địa điểm đầu tư kinh doanh.
Tính minh bạch và Chất lượng lao động chiếm trọng số cao nhất, 20% trong chỉ số PCI năm nay. Một điểm cải thiện trong chỉ số Tính minh bạch sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiêp ở mức 62 triệu đồng.
Một điểm cải thiện chỉ số thành phần về Chất lượng lao động ước tính sẽ giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp lên khoảng 58 triệu đồng.
Lào Cai, Đồng Tháp, Vĩnh Long nhảy từ Tốt lên Rất tốt, trong khi Hòa Bình “rơi” khỏi nhóm Trung bình xuống Tương đối thấp.
So với kết quả xếp hạng năm 2008, kỷ lục “chân dài nhảy xa” thuộc về tỉnh Điện Biên. Bét bảng năm ngoái nay vươn lên dẫn đầu top khá với 37 bậc được cải thiện. Ngược lại, kỷ lục “nhảy lùi” thuộc về Thái Bình khi thoái lui 22 vị trí.
Với hai thành phố tập trung lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, Tp.HCM và Hà Nội tiếp tục “giật lùi”, mức điều chỉnh giảm tương ứng là 3 và 2 bậc.
9.890 doanh nghiệp dân doanh tham gia cuộc điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã cho điểm 9 chỉ số thành phần của PCI 2009 “rộng tay” hơn năm trước. Kết cục, nhiều tỉnh cải thiện điểm số lớn.
Bản đồ PCI năm 2009, màu đỏ và hồng (tỉnh, thành phố xếp hạng Thấp và Tương đối thấp) chỉ còn thưa thớt, trong khi màu xanh lam, xanh dương (xếp hạng Tốt và Khá) chiếm tỷ lệ áp đảo.
“Chạy đua” cải thiện điểm số
Có tới 61/63 tỉnh, thành phố có sự cải thiện về điểm số trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009. 10 vị trí dẫn đầu năm nay đều đạt số điểm trên 65,7 (năm ngoái chưa đến 60 điểm), trong khi vị trí cuối cùng cũng tăng hơn tỉnh bét bảng năm 2008 trên 4 điểm.
Trường hợp đáng lưu ý nhất, Điện Biên năm nay tăng 63% về điểm số, từ 36,39 lên 59,32 điểm. Ngược lại, duy nhất Vĩnh Phúc và Hòa Bình là hai địa phương bị doanh nghiệp “chê” hơn năm ngoái khi có số điểm giảm, dù không đáng kể.
Do điểm số được cải thiện, nhóm Rất tốt tăng từ 3 tỉnh của năm 2008 lên 6 trong bảng xếp hạng năm 2009; nhóm Tốt tăng gấp đôi với 20 địa phương được “đóng khung” ở mức này.
Về phía cuối bảng xếp hạng, nhóm Thấp và Tương đối thấp trong xếp hạng năm 2008 lần lượt là 6 và 12 tỉnh, thành phố, thì năm 2009 chỉ còn 1 và 3.
Biến động vị trí trong bảng xếp hạng năm 2009 mạnh mẽ hơn nhiều so với các năm trước, khi hàng chục tỉnh, thành phố có sự điều chỉnh trên 10 thứ hạng trở lên. Kỷ lục cải thiện vị trí trên 10 bậc, ngoài Điện Biên còn có Tây Ninh (28 bậc), Kiên Giang (16 bậc), Bắc Giang và Quảng Bình (13 bậc)…
Ngược lại, đi xuống trên 10 vị trí ngoài Thái Bình còn có Phú Thọ (19 bậc), Quảng Ngãi (17 bậc), Hòa Bình (16 bậc), Hà Nam (14 bậc), Nam Định và Nghệ An (13 bậc)… chủ yếu do có sự cải thiện yếu hơn về điểm số so với các tỉnh còn lại.
Điều này cho thấy đang có nhiều động lực cải thiện môi trường kinh doanh tại các địa phương. Ghi nhận của VnEconomy trong năm qua, có nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo để nhìn nhận những điểm yếu trong chỉ số PCI của địa phương mình như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Ninh Thuận, thậm chí là các tỉnh thuộc top đầu như Đà Nẵng, Bình Dương...
Các sở kế hoạch và đầu tư, nhiều nơi trở thành đầu mối giúp lãnh đạo tỉnh xây dựng phương án và giám sát việc cải thiện năng lực cạnh tranh của địa phương mình. Lãnh đạo Hà Nội trong năm vừa qua đã chỉ đạo xây dựng một bản đề án cải thiện chỉ số PCI và đưa vào chương trình trọng tâm hoạt động của thành phố.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho đến nay đã có trên 40 tỉnh, thành phố sử dụng chỉ số PCI để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong môi trường kinh doanh của địa phương mình, học hỏi kinh nghiệm của địa phương tốt hơn, làm thước đo giám sát việc thực hiện công tác quản lý điều hành bộ máy hành chính…
Sự cạnh tranh gay gắt khiến các tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng PCI năm 2009 khác biệt không nhiều về điểm số. Chênh lệch trong vòng một điểm đã có thể cách xa nhau tới 5-6 vị trí. Cho nên, kết quả năm nay sẽ dễ dàng thay đổi vào năm tới.
Những cải thiện tích cực
Chiếm tới 20% trọng số PCI, sự cải thiện chỉ số Chất lượng đào tạo lao động có đóng góp lớn trong việc tăng điểm số cho các tỉnh, thành phố. Khoảng 45% số doanh nghiệp tham gia điều tra PCI năm 2009 đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo ở mức Tốt hoặc Rất tốt (năm 2008 là 35%).
Tiếp theo, Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước chiếm 15% trọng số cũng được cải thiện hơn sau nhiều năm giậm chân tại chỗ. Thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính đã giảm từ 22% xuống 15%; thời gian trung bình mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thuế giảm từ 8 giờ xuống còn 5 giờ.
Khoảng 47% số doanh nghiệp tham gia điều tra ở tỉnh trung vị cho biết các công việc liên quan đến giấy tờ, thủ tục hành chính đã giảm trong vòng 2 năm qua; 44% số doanh nghiệp nhận định cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả hơn.
Chi phí gia nhập thị trường, chiếm 10% trọng số, tiếp tục là chỉ số thành phần được cải thiện trong năm vừa qua. Thời gian doanh nghiệp phải chờ đăng ký kinh doanh đối với tỉnh trung vị giảm từ 12,25 ngày xuống còn 10 ngày. Số lượng doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để khởi sự kinh doanh giảm từ 21% xuống còn 19%; chờ 3 tháng còn dưới 5%.
Trong cảm nhận của các doanh nghiệp dân doanh, các chỉ số Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng đất (5% trọng số) cũng ghi nhận một số cải thiện. Lo ngại về khả năng bị thu hồi đất của doanh nghiệp cải thiện từ 2 lên 2,5 điểm (thang điểm 5). Khoảng 40% doanh nghiệp tin tưởng sẽ được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất, tăng 2 điểm % so với năm 2008.
Nhưng, chỉ số về lòng tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý cho thấy kết quả khác nhau. Tỷ lệ các vụ kiện được thụ lý tại tòa án tỉnh do doanh nghiệp dân doanh là nguyên đơn tăng từ 65% lên 72% trong kết quả đánh giá năm 2009.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp tin tưởng có thể sử dụng hệ thống pháp lý để khởi kiện các hành vi tham nhũng, hoặc bảo vệ tài sản của họ giảm lần lượt là 27% xuống 25% và 67% xuống 62%.
Còn nhiều thách thức
Chỉ số Tính minh bạch chiếm tới 20% trọng số PCI, sau khi đạt được những bước tiến lớn các năm trước thì năm 2009 có sự đảo chiều đi xuống.
Khả năng tiếp cận tài liệu kế hoạch của tỉnh và tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng phải có mối quan hệ mới tiếp cận được các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh giảm về mức năm 2006 (61,26%).
Tương tự, có 8,4% doanh nghiệp cho rằng có thể dự đoán được việc thực thi pháp luật của tỉnh, trong khi 41% doanh nghiệp cho biết phải thương lượng với cán bộ thuế địa phương, giảm xuống dưới mức của năm 2007.
Chi phí không chính thức không đồng nhất về kết quả trong các chỉ số thành phần. Về phía tích cực, tỷ lệ doanh nghiệp tại các tỉnh trung vị cho biết thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức giảm từ 65% xuống 59%; số doanh nghiệp phải chi hơn 10% thu nhập cho các loại chi phí này giảm từ 10% của năm 2008 xuống còn 9%.
Nhưng có tới 52% doanh nghiệp tin rằng cán bộ sử dụng các quy định riêng của tỉnh với mục đích trục lợi, tăng so với 37% của năm 2008; 53% doanh nghiệp cho biết cần phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu để có được hợp đồng với cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, cảm nhận của doanh nghiệp đối với chỉ số Tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng sụt giảm về mức năm 2007. Chỉ có 43% doanh nghiệp tin tưởng chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với khu vực tư nhân, giảm 10% so với mức năm 2008.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tính sáng tạo của tỉnh trong việc giải quyết những trở ngại khi quy định của trung ương chưa rõ ràng cũng thấp hơn năm 2008. “Đây là một kết quả khó giải thích trong bối cảnh phân cấp mạnh mẽ”, báo cáo của VCCI cho biết.
* Những tính toán của VCCI cũng lưu ý, nếu cải thiện một điểm trong PCI chưa có trọng số, sẽ có thêm ba nhà đầu tư có khả năng lựa chọn tỉnh làm địa điểm đầu tư kinh doanh.
Tính minh bạch và Chất lượng lao động chiếm trọng số cao nhất, 20% trong chỉ số PCI năm nay. Một điểm cải thiện trong chỉ số Tính minh bạch sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiêp ở mức 62 triệu đồng.
Một điểm cải thiện chỉ số thành phần về Chất lượng lao động ước tính sẽ giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu tư trên đầu người, và tăng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp lên khoảng 58 triệu đồng.