Xã hội dân sự, từ PCI đến MEI
Năm năm trước, khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố lần đầu, lãnh đạo nhiều tỉnh thành đã bị “sốc”
Năm năm trước, khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố lần đầu, lãnh đạo nhiều tỉnh thành đã bị “sốc”.
Đối với nhiều vị chủ tịch tỉnh, bị một cơ quan như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một tổ chức mang tính chất của một hiệp hội, đứng ra “xếp hạng” mình là điều dường như không thể chấp nhận được.
Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc, nhớ lại rằng trong những năm đầu tiên công bố PCI, ông và các đồng sự nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, trong đó có cả những cuộc điện thoại phản đối gay gắt từ các lãnh đạo tỉnh thành.
Giờ đây, khi PCI đã trở nên khá quen thuộc với đông đảo công chúng, liệu ông Lộc và các đồng sự có tiếp tục nhận được các cuộc điện thoại từ các bộ ngành về một bảng xếp hạng mới mang tên MEI - chỉ số đánh giá hiệu quả xây dựng và thực thi pháp luật của các bộ?
MEI có lẽ đã không bao giờ ra đời được nếu không có trải nghiệm đầy khó khăn từ chính PCI. Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch VCCI và là một chuyên gia am tường về môi trường kinh doanh, nói rằng ngay từ thời điểm khởi động PCI, đã có nhiều ý kiến đòi hỏi phải triển khai một chương trình gì đó tương tự MEI.
Lý lẽ của đòi hỏi này là, vì sao các bộ là những đơn vị tham gia xây dựng nên hệ thống pháp luật kinh doanh lại không được đưa ra đánh giá và xếp hạng, trong khi các tỉnh thành chỉ là các đơn vị thực thi lại phải “chịu” điều đó?
Đòi hỏi là vậy, nhưng theo hồi tưởng của bà Lan, lúc đó việc này là “quá khó”!
Sự ra đời của PCI, theo nhận định của một số chuyên gia, chính là một sự “can đảm” của VCCI. Nhưng sự tồn tại và phát triển của nó còn xứng đáng được ghi nhận hơn: từ chỗ hoài nghi và phản đối, giờ đây các tỉnh thành đã có thái độ khác hẳn đối với PCI.
Một số tỉnh thành còn coi việc cải thiện thứ hạng trong PCI như là mục tiêu để phấn đấu, và mỗi bước cải thiện được coi như thành tích. Một số khác, thậm chí đã mời chính các chuyên gia tham gia dự án PCI về làm việc, để phân tích và tư vấn cho cách thức để cải thiện từng chỉ số cấu thành nên kết quả PCI.
Từ trải nghiệm của PCI, lãnh đạo các bộ có lẽ sẽ “bình tĩnh” hơn trước MEI. Ít ra, MEI đã có bước khởi động từ một báo cáo tương tự, nhưng còn giản lược hơn, đã được công bố năm ngoái là LDEA.
Có điều gì chung trong hành trình từ PCI đến MEI? Có lẽ đó chính là dấu ấn của xã hội dân sự, thể hiện rõ nhất qua từng phiếu khảo sát mà các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã gửi về VCCI. VCCI có lẽ đã không thể thuyết phục được ai, nếu các kết quả họ công bố không phải là tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp.
Các tỉnh thành đã không thể phủ nhận kết quả PCI bởi vì vị trí của họ được thể hiện qua sự đánh giá của chính các doanh nghiệp trên địa bàn. Và giờ đây, các bộ trưởng có lẽ cũng không thể phủ nhận kết quả của MEI vì đó cũng là tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, mà ít nhiều doanh nghiệp trong đó vẫn đang chịu sự “chủ quản” từ chính các bộ.
Tại lễ công bố MEI, GS. Đặng Hùng Võ nói sẽ tốt hơn nếu như một ngày nào đó, báo cáo MEI cũng sẽ được xem như căn cứ để… đánh giá cán bộ. Vị chuyên gia từng có một nhiệm kỳ làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất rằng sẽ là hợp lý nếu căn cứ vào MEI mà chấm điểm lãnh đạo các bộ, từ đó làm cơ sở cho việc đề bạt cán bộ trong nhiệm kỳ tiếp theo. Khác với lâu nay, việc đề bạt và đánh giá nhiều khi rất cảm tính, việc định lượng được hiệu quả làm việc của các bộ trưởng như vậy cũng là một cách làm hay.
Đề xuất có vẻ… không thực tế này lại nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu tham gia lễ công bố MEI. Tuy nhiên, như nhiều đại biểu nhận xét, việc MEI được công bố và có thể tạo ra một sức ép đáng kể lên hoạt động của các bộ cũng đã là một thành công.
Cũng cần nhắc lại là trong quá trình triển khai MEI, chỉ có 10/14 bộ “chịu” cung cấp danh sách văn bản pháp luật mà bộ đó ban hành cho đại diện VCCI. Sự thiếu hợp tác này cho thấy, điều mà bà Phạm Chi Lan cho là “rất khó” trước đây, cũng không quá khó hiểu.
Trong vài ngày tới, việc các bộ trưởng có thể gọi điện cho ông Vũ Tiến Lộc là có thể xảy ra. Nhưng dường như ông Lộc và các đồng sự cũng đã cảm nhận và sẵn sàng cho mọi áp lực. Tháng trước, tại lễ công bố báo cáo khảo sát 16 luật liên quan đến kinh doanh, ông Lộc nói với đại sứ Anh, ngài Anthony Stokes rằng VCCI đã và đang tạo ra những “cú sốc tích cực” trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Có lẽ, không có cách nào khác, phải đặt dưới áp lực của công luận, của xã hội dân sự, các chủ thể đang có ảnh hưởng to lớn đến môi trường kinh doanh mới “chịu” thay đổi một cách căn bản, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ cho toàn bộ nền kinh tế.
Đối với nhiều vị chủ tịch tỉnh, bị một cơ quan như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một tổ chức mang tính chất của một hiệp hội, đứng ra “xếp hạng” mình là điều dường như không thể chấp nhận được.
Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc, nhớ lại rằng trong những năm đầu tiên công bố PCI, ông và các đồng sự nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, trong đó có cả những cuộc điện thoại phản đối gay gắt từ các lãnh đạo tỉnh thành.
Giờ đây, khi PCI đã trở nên khá quen thuộc với đông đảo công chúng, liệu ông Lộc và các đồng sự có tiếp tục nhận được các cuộc điện thoại từ các bộ ngành về một bảng xếp hạng mới mang tên MEI - chỉ số đánh giá hiệu quả xây dựng và thực thi pháp luật của các bộ?
MEI có lẽ đã không bao giờ ra đời được nếu không có trải nghiệm đầy khó khăn từ chính PCI. Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch VCCI và là một chuyên gia am tường về môi trường kinh doanh, nói rằng ngay từ thời điểm khởi động PCI, đã có nhiều ý kiến đòi hỏi phải triển khai một chương trình gì đó tương tự MEI.
Lý lẽ của đòi hỏi này là, vì sao các bộ là những đơn vị tham gia xây dựng nên hệ thống pháp luật kinh doanh lại không được đưa ra đánh giá và xếp hạng, trong khi các tỉnh thành chỉ là các đơn vị thực thi lại phải “chịu” điều đó?
Đòi hỏi là vậy, nhưng theo hồi tưởng của bà Lan, lúc đó việc này là “quá khó”!
Sự ra đời của PCI, theo nhận định của một số chuyên gia, chính là một sự “can đảm” của VCCI. Nhưng sự tồn tại và phát triển của nó còn xứng đáng được ghi nhận hơn: từ chỗ hoài nghi và phản đối, giờ đây các tỉnh thành đã có thái độ khác hẳn đối với PCI.
Một số tỉnh thành còn coi việc cải thiện thứ hạng trong PCI như là mục tiêu để phấn đấu, và mỗi bước cải thiện được coi như thành tích. Một số khác, thậm chí đã mời chính các chuyên gia tham gia dự án PCI về làm việc, để phân tích và tư vấn cho cách thức để cải thiện từng chỉ số cấu thành nên kết quả PCI.
Từ trải nghiệm của PCI, lãnh đạo các bộ có lẽ sẽ “bình tĩnh” hơn trước MEI. Ít ra, MEI đã có bước khởi động từ một báo cáo tương tự, nhưng còn giản lược hơn, đã được công bố năm ngoái là LDEA.
Có điều gì chung trong hành trình từ PCI đến MEI? Có lẽ đó chính là dấu ấn của xã hội dân sự, thể hiện rõ nhất qua từng phiếu khảo sát mà các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đã gửi về VCCI. VCCI có lẽ đã không thể thuyết phục được ai, nếu các kết quả họ công bố không phải là tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp.
Các tỉnh thành đã không thể phủ nhận kết quả PCI bởi vì vị trí của họ được thể hiện qua sự đánh giá của chính các doanh nghiệp trên địa bàn. Và giờ đây, các bộ trưởng có lẽ cũng không thể phủ nhận kết quả của MEI vì đó cũng là tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, mà ít nhiều doanh nghiệp trong đó vẫn đang chịu sự “chủ quản” từ chính các bộ.
Tại lễ công bố MEI, GS. Đặng Hùng Võ nói sẽ tốt hơn nếu như một ngày nào đó, báo cáo MEI cũng sẽ được xem như căn cứ để… đánh giá cán bộ. Vị chuyên gia từng có một nhiệm kỳ làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất rằng sẽ là hợp lý nếu căn cứ vào MEI mà chấm điểm lãnh đạo các bộ, từ đó làm cơ sở cho việc đề bạt cán bộ trong nhiệm kỳ tiếp theo. Khác với lâu nay, việc đề bạt và đánh giá nhiều khi rất cảm tính, việc định lượng được hiệu quả làm việc của các bộ trưởng như vậy cũng là một cách làm hay.
Đề xuất có vẻ… không thực tế này lại nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu tham gia lễ công bố MEI. Tuy nhiên, như nhiều đại biểu nhận xét, việc MEI được công bố và có thể tạo ra một sức ép đáng kể lên hoạt động của các bộ cũng đã là một thành công.
Cũng cần nhắc lại là trong quá trình triển khai MEI, chỉ có 10/14 bộ “chịu” cung cấp danh sách văn bản pháp luật mà bộ đó ban hành cho đại diện VCCI. Sự thiếu hợp tác này cho thấy, điều mà bà Phạm Chi Lan cho là “rất khó” trước đây, cũng không quá khó hiểu.
Trong vài ngày tới, việc các bộ trưởng có thể gọi điện cho ông Vũ Tiến Lộc là có thể xảy ra. Nhưng dường như ông Lộc và các đồng sự cũng đã cảm nhận và sẵn sàng cho mọi áp lực. Tháng trước, tại lễ công bố báo cáo khảo sát 16 luật liên quan đến kinh doanh, ông Lộc nói với đại sứ Anh, ngài Anthony Stokes rằng VCCI đã và đang tạo ra những “cú sốc tích cực” trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Có lẽ, không có cách nào khác, phải đặt dưới áp lực của công luận, của xã hội dân sự, các chủ thể đang có ảnh hưởng to lớn đến môi trường kinh doanh mới “chịu” thay đổi một cách căn bản, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ cho toàn bộ nền kinh tế.