Cà phê cuối tuần: Euro và Quốc hội
Sự liên hệ với bóng đá khi theo dõi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường
“Đang là mùa Euro nên “chuyền bóng” giỏi lắm. Theo tôi thì không nên như thế”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Ngô Văn Minh bình luận về việc quản tập đoàn nhà nước nói chung, Vinalines nói riêng.
“Cà phê cuối tuần” giữa VnEconomy với đại biểu Minh diễn ra ngay khi không khí từ các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội thứ ba đang “nóng rực” bởi một vấn đề không hề mới: quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Mà các lỗ hổng cả về pháp lý và trách nhiệm đều đã lộ rõ, từ Vinashin đến Vinalines.
Thưa ông, cùng với chất vấn tại nghị trường, hai báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2009 của Quốc hội khóa 12 ngày 27/11/2009 về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tình hình của Vinalines vừa được gửi tới Quốc hội chắc hẳn đã trả lời được nhiều câu hỏi của đại biểu?
Xem hai cái báo cáo này, tôi thấy rất là chung, chưa có trách nhiệm cụ thể. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói mọi việc đều biết trước, ít nhất từ năm 2009 Quốc hội đã giám sát việc hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đưa ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhưng mà đến nay vẫn chưa trình nổi một nghị định về vấn đề này.
Bộ trưởng Vinh nói họ đầu tư nhưng không báo cáo lên các bộ, ngành, không ai có thể vào được vì chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm, tất cả mọi việc từ đầu tư đến kinh doanh. Tôi xin hỏi không ai vào được thì đến như Thủ tướng có vào được không? Không giao cho bộ nào thì thanh tra, kiểm toán nằm ở đâu mà để xảy đằng chân lân đằng đầu, sao có thể nói thế được?
Rồi Bộ trưởng lại cho rằng khi doanh nghiệp nhà nước đổ bể, Nhà nước phải cứu trợ, Nhà nước phải bảo lãnh, Nhà nước không buông lơi doanh nghiệp chết như doanh nghiệp tư nhân được. Quan điểm về chính sách thế là sai, doanh nghiệp tư nhân chết anh cho chết à, thế anh cho gói hỗ trợ ra làm gì?
Như tôi đã nói đấy, Quốc hội đã chỉ ra nguyên nhân mà anh chậm khắc phục, nên mới có thêm Vinalines, đó là chưa nói đến Dầu khí, Điện lực, Sông Đà…, cái sảy nảy cái ung.
Vậy theo ông thì đại biểu Quốc hội muốn nhìn thấy điều gì rõ hơn ở hai báo cáo của Chính phủ?
Đấy là phải làm rõ trách nhiệm, là vì sao để các đơn vị đó tự tung tự tác như tiền của túi mình, phải nói rõ trách nhiệm của ai, chuyện xảy ra lâu thế rồi, sao bộ quản lý ngành, đa ngành không biết?
Đang là mùa Euro nên “chuyền bóng” giỏi lắm. Theo tôi thì không nên như thế. Tôi tin rằng nếu có nghị định chấn chỉnh sớm hơn chắc chắn không xảy ra Vinalines ngay sau Vinashin. Vì sao Quốc hội đã yêu cầu mà đến hôm nay chưa trình được, còn vướng cái gì? Đó câu hỏi lớn đặt ra.
Khi chất vấn Bộ trưởng Vinh, đại biểu Trần Du Lịch đã nhắc lại câu chuyện cách đây hai năm, cũng tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nhiệm kỳ trước - PV) và một đồng chí Thường vụ Quốc hội tranh luận với nhau, khi Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho rằng mình vô can trong vụ việc của tập đoàn Vinashin. Ông Lịch cũng đã đặt vấn đề chậm trễ trong việc khắc phục lỗ hổng pháp lý và hỏi Bộ trưởng Vinh có xót xa khi nguồn lực lớn của dân giao cho các chủ tịch tập đoàn, tổng công ty quyết hết, như tiền của riêng các ông đó mà không phải của nhân dân hay không…?
Tôi còn nhớ câu chuyện đó, quản lý là phải quy trách nhiệm, hổng chỗ nào lấp chỗ đó và điều quan trọng là lỗ hổng trách nhiệm từ đâu chứ không thể nói như ông Phúc (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - PV) là bộ trưởng chỉ như là "đười ươi giữ ống", còn làm luật là việc của Quốc hội.
Quốc hội làm luật nhưng quan trọng là ai trình, Chính phủ phải trình luật để quản lý đất nước, quản lý kinh doanh. Ba năm trước Quốc hội đã yêu cầu phải có luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh nhưng đến giờ chưa làm được thì trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu tình hình nó bình thường thì chậm chút xíu không vấn đề gì, còn hiện nay có thể nói đang là tình trạng khẩn cấp tại sao không có các giải pháp khẩn cấp. Ít ra chỗ nào có vấn đề thì anh phải thổi còi ngay, chứ đến 2015 các tập đoàn, tổng công ty mới chấm dứt đầu tư ngoài ngành, 3 năm nữa, mà nếu kể từ khi Quốc hội giám sát là 6 năm thì còn bao nhiêu "Vina" nữa?
Để cho quả bóng trách nhiệm còn lăn đi lăn lại, thì cũng có trách nhiệm của Quốc hội là chất vấn, thảo luận đều chưa đi đến cùng sự việc. Nếu hôm qua tôi có điều kiện tôi sẽ hỏi đến nơi, là bộ trưởng nói không phải trách nhiệm của của bộ thì chỉ cho rõ xem bộ nào phải có trách nhiệm.
Thưa, là đại biểu tái cử, ông đã có dịp nào để “thưởng thức” các “pha bóng” đẹp ở các phiên họp khác của Quốc hội chưa?
"Chuyền bóng" diễn ra nhiều rồi mà chưa khắc phục được, mà bây giờ cũng “đỡ” hơn trước nhiều rồi đấy.
Đồng ý là khi đại biểu nêu vấn đề rộng, chuyển cho các bộ ngành khác có liên quan trả lời cũng đúng thôi, nhưng nó phải đúng thực chất chứ không nên để đại biểu hiểu là chỉ đá bóng, cái này đại biểu phàn nàn nhiều rồi.
Ví dụ chuyện cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, rồi sân golf thì đúng là trách nhiệm của UBND các tỉnh. Song dù phân cấp cho tỉnh nhưng anh quản lý thì phải xem xét trên bình diện vĩ mô chứ, anh phân cấp phải đi liền kiểm tra giám sát chứ nếu không thì làm sao giữ được kỷ cương của đất nước.
Có một nguyên nhân để các bộ trưởng dễ “chuyến bóng’ là do cách chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề. Ví dụ chất vấn về đất đai lại kèm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đó thì rõ ràng có liên quan đến thanh tra, chứ không chỉ riêng tài nguyên - môi trường.
Để hạn chế việc quả bóng trách nhiệm cứ đá đi đá lại ở nghị trường, thì theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào điều hành, bộ nào trả lời rõ vấn đề thuộc bộ đó, còn cái nào rộng hơn thì để phó thủ tướng và thủ tướng trả lời.
Vậy với trách nhiệm liên quan đến quản lý tập đoàn, theo ông Quốc hội nên hành xử thế nào để khi chất vấn đại biểu không có sự liên hệ với những “pha bóng” đẹp, và có thể cả chưa đẹp nữa?
Sau chất vấn phải có nghị quyết rõ ràng yêu cầu Chính phủ phải có giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng như Vinashin, Vinalines. Anh Vinh có nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình sửa luật này luật khác, nhưng đó là qua quá trình đấu tranh của nhiều đại biểu chứ không phải chỉ là bộ. Mà nhiều luật cũng mới là dự kiến thôi, nên phải có biện pháp lấp ngay những lỗ hổng mà đại biểu đã chỉ ra.
Nghị quyết của Quốc hội cũng có giá trị như là luật, Chính phủ phải chấp hành, từ giờ đến kỳ họp sau đại biểu sẽ theo dõi xem thực hiện đến đâu và yêu cầu anh phải làm bằng được để chấm dứt cái lỗ hổng đó.
“Cà phê cuối tuần” giữa VnEconomy với đại biểu Minh diễn ra ngay khi không khí từ các phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội thứ ba đang “nóng rực” bởi một vấn đề không hề mới: quản lý tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Mà các lỗ hổng cả về pháp lý và trách nhiệm đều đã lộ rõ, từ Vinashin đến Vinalines.
Thưa ông, cùng với chất vấn tại nghị trường, hai báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2009 của Quốc hội khóa 12 ngày 27/11/2009 về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tình hình của Vinalines vừa được gửi tới Quốc hội chắc hẳn đã trả lời được nhiều câu hỏi của đại biểu?
Xem hai cái báo cáo này, tôi thấy rất là chung, chưa có trách nhiệm cụ thể. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói mọi việc đều biết trước, ít nhất từ năm 2009 Quốc hội đã giám sát việc hiện chính sách pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đưa ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhưng mà đến nay vẫn chưa trình nổi một nghị định về vấn đề này.
Bộ trưởng Vinh nói họ đầu tư nhưng không báo cáo lên các bộ, ngành, không ai có thể vào được vì chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm, tất cả mọi việc từ đầu tư đến kinh doanh. Tôi xin hỏi không ai vào được thì đến như Thủ tướng có vào được không? Không giao cho bộ nào thì thanh tra, kiểm toán nằm ở đâu mà để xảy đằng chân lân đằng đầu, sao có thể nói thế được?
Rồi Bộ trưởng lại cho rằng khi doanh nghiệp nhà nước đổ bể, Nhà nước phải cứu trợ, Nhà nước phải bảo lãnh, Nhà nước không buông lơi doanh nghiệp chết như doanh nghiệp tư nhân được. Quan điểm về chính sách thế là sai, doanh nghiệp tư nhân chết anh cho chết à, thế anh cho gói hỗ trợ ra làm gì?
Như tôi đã nói đấy, Quốc hội đã chỉ ra nguyên nhân mà anh chậm khắc phục, nên mới có thêm Vinalines, đó là chưa nói đến Dầu khí, Điện lực, Sông Đà…, cái sảy nảy cái ung.
Vậy theo ông thì đại biểu Quốc hội muốn nhìn thấy điều gì rõ hơn ở hai báo cáo của Chính phủ?
Đấy là phải làm rõ trách nhiệm, là vì sao để các đơn vị đó tự tung tự tác như tiền của túi mình, phải nói rõ trách nhiệm của ai, chuyện xảy ra lâu thế rồi, sao bộ quản lý ngành, đa ngành không biết?
Đang là mùa Euro nên “chuyền bóng” giỏi lắm. Theo tôi thì không nên như thế. Tôi tin rằng nếu có nghị định chấn chỉnh sớm hơn chắc chắn không xảy ra Vinalines ngay sau Vinashin. Vì sao Quốc hội đã yêu cầu mà đến hôm nay chưa trình được, còn vướng cái gì? Đó câu hỏi lớn đặt ra.
Khi chất vấn Bộ trưởng Vinh, đại biểu Trần Du Lịch đã nhắc lại câu chuyện cách đây hai năm, cũng tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nhiệm kỳ trước - PV) và một đồng chí Thường vụ Quốc hội tranh luận với nhau, khi Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư cho rằng mình vô can trong vụ việc của tập đoàn Vinashin. Ông Lịch cũng đã đặt vấn đề chậm trễ trong việc khắc phục lỗ hổng pháp lý và hỏi Bộ trưởng Vinh có xót xa khi nguồn lực lớn của dân giao cho các chủ tịch tập đoàn, tổng công ty quyết hết, như tiền của riêng các ông đó mà không phải của nhân dân hay không…?
Tôi còn nhớ câu chuyện đó, quản lý là phải quy trách nhiệm, hổng chỗ nào lấp chỗ đó và điều quan trọng là lỗ hổng trách nhiệm từ đâu chứ không thể nói như ông Phúc (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - PV) là bộ trưởng chỉ như là "đười ươi giữ ống", còn làm luật là việc của Quốc hội.
Quốc hội làm luật nhưng quan trọng là ai trình, Chính phủ phải trình luật để quản lý đất nước, quản lý kinh doanh. Ba năm trước Quốc hội đã yêu cầu phải có luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh nhưng đến giờ chưa làm được thì trách nhiệm thuộc về ai?
Nếu tình hình nó bình thường thì chậm chút xíu không vấn đề gì, còn hiện nay có thể nói đang là tình trạng khẩn cấp tại sao không có các giải pháp khẩn cấp. Ít ra chỗ nào có vấn đề thì anh phải thổi còi ngay, chứ đến 2015 các tập đoàn, tổng công ty mới chấm dứt đầu tư ngoài ngành, 3 năm nữa, mà nếu kể từ khi Quốc hội giám sát là 6 năm thì còn bao nhiêu "Vina" nữa?
Để cho quả bóng trách nhiệm còn lăn đi lăn lại, thì cũng có trách nhiệm của Quốc hội là chất vấn, thảo luận đều chưa đi đến cùng sự việc. Nếu hôm qua tôi có điều kiện tôi sẽ hỏi đến nơi, là bộ trưởng nói không phải trách nhiệm của của bộ thì chỉ cho rõ xem bộ nào phải có trách nhiệm.
Thưa, là đại biểu tái cử, ông đã có dịp nào để “thưởng thức” các “pha bóng” đẹp ở các phiên họp khác của Quốc hội chưa?
"Chuyền bóng" diễn ra nhiều rồi mà chưa khắc phục được, mà bây giờ cũng “đỡ” hơn trước nhiều rồi đấy.
Đồng ý là khi đại biểu nêu vấn đề rộng, chuyển cho các bộ ngành khác có liên quan trả lời cũng đúng thôi, nhưng nó phải đúng thực chất chứ không nên để đại biểu hiểu là chỉ đá bóng, cái này đại biểu phàn nàn nhiều rồi.
Ví dụ chuyện cho nước ngoài thuê đất trồng rừng, rồi sân golf thì đúng là trách nhiệm của UBND các tỉnh. Song dù phân cấp cho tỉnh nhưng anh quản lý thì phải xem xét trên bình diện vĩ mô chứ, anh phân cấp phải đi liền kiểm tra giám sát chứ nếu không thì làm sao giữ được kỷ cương của đất nước.
Có một nguyên nhân để các bộ trưởng dễ “chuyến bóng’ là do cách chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề. Ví dụ chất vấn về đất đai lại kèm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đó thì rõ ràng có liên quan đến thanh tra, chứ không chỉ riêng tài nguyên - môi trường.
Để hạn chế việc quả bóng trách nhiệm cứ đá đi đá lại ở nghị trường, thì theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào điều hành, bộ nào trả lời rõ vấn đề thuộc bộ đó, còn cái nào rộng hơn thì để phó thủ tướng và thủ tướng trả lời.
Vậy với trách nhiệm liên quan đến quản lý tập đoàn, theo ông Quốc hội nên hành xử thế nào để khi chất vấn đại biểu không có sự liên hệ với những “pha bóng” đẹp, và có thể cả chưa đẹp nữa?
Sau chất vấn phải có nghị quyết rõ ràng yêu cầu Chính phủ phải có giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng như Vinashin, Vinalines. Anh Vinh có nói Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình sửa luật này luật khác, nhưng đó là qua quá trình đấu tranh của nhiều đại biểu chứ không phải chỉ là bộ. Mà nhiều luật cũng mới là dự kiến thôi, nên phải có biện pháp lấp ngay những lỗ hổng mà đại biểu đã chỉ ra.
Nghị quyết của Quốc hội cũng có giá trị như là luật, Chính phủ phải chấp hành, từ giờ đến kỳ họp sau đại biểu sẽ theo dõi xem thực hiện đến đâu và yêu cầu anh phải làm bằng được để chấm dứt cái lỗ hổng đó.