Cà phê cuối tuần: Nóng chuyện vay nước ngoài
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Nguyễn Thành Đô nói về nợ nước ngoài
Số liệu về nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2010 mà Bộ Tài chính vừa công bố phần nào làm dấy lên những lo ngại về an toàn nợ.
"Cà phê cuối tuần" kỳ này, VnEconomy trò chuyện với Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), ông Nguyễn Thành Đô, xung quanh chủ đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc trong tuần: nợ nước ngoài.
Vay được là tốt
Nếu nhìn vào các chỉ tiêu nợ tăng liên tục qua các năm, theo ông có đáng lo ngại không?
Hiện tại, do trong nước nhu cầu đầu tư rất lớn, rồi đầu tư phát triển thì có bội chi ngân sách, phải có bù đắp, cân đối trong nước không đủ, nên không thể không vay được. Nếu anh muốn phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng GDP thì phải vay thôi.
Đi vay thì bao giờ cũng có giai đoạn đầu tư tập trung, theo thông thương, thời gian đầu đi vay thì dư nợ bao giờ cũng tăng dần, đến lúc nào đó ở mức độ hạ tầng cơ sở đã tốt rồi, có thể vay trong nước thì sẽ giảm dần vay nước ngoài. Còn trường hợp sau này ngân sách không có bội chi nữa thì có thể không cần vay. Cân bằng thu chi mà trả được dần thì nợ đi xuống.
Bây giờ nếu bảo vay nhiều như thế có ngại không? Vay được mà sử dụng được tốt, vay một đồng làm ra hai, ba đồng thì là tốt. Ví như như doanh nghiệp mà không đi vay thì làm sao phát triển được. Hay cá nhân gia đình mình, nếu tích lũy không đủ, muốn mua nhà, mua đất thì phải đi vay. Nếu mình có nguồn thu, tích lũy được trả nợ thì là tốt.
Trong khi mình vay dễ dàng, người ta tin mình, tin vào triển vọng của mình thì mới cho vay được. Người ta ủng hộ chính sách kinh tế của mình, giúp đỡ mình nguồn tài chính để phát triển thì là tốt. Có những nước như Hy Lạp, khi bị khủng hoảng ra ngoài thị trường vay cũng không ai cho vay.
Thế còn bây giờ bảo cao hay không, cũng là câu chuyện. Cho đến nay, trong chiến lược phát triển tài chính, tỷ lệ nợ nước ngoài vẫn nói là không quá 50% GDP. Với nợ nước ngoài, đến cuối năm 2010 xác định là 42,2% GDP, tức là vẫn giữ dưới 50%, có nghĩa là vẫn ở mức độ an toàn.
Tuy nhiên mình sẽ còn phải đánh giá thực sự trên các chỉ số giám sát khác nữa chứ tổng nợ nước ngoài trên GDP là một chỉ tiêu tổng hợp, mang tính hết sức tương đối. Ngoài ra phải kết hợp rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam.
Về chỉ tiêu tổng quát nợ nước ngoài trên GDP, cho đến nay chưa có một thực tiễn trên thế giới nào cho thấy đồng nhất với nhau cả, chỉ có mỗi một nước tìm ra một mức giới hạn và quy định cho mình.
Ví dụ các nước EU quy định tổng hạn mức nợ công là 60% GDP. Ngân hàng Thế giới tổng hợp rất nhiều trường hợp và đưa ra khuyến cao nợ nước ngoài chỉ nên dưới 50% GDP. Nhưng cũng không phải nước nào cũng theo tiêu chí này, có nhiều nước đã “phá” mức này rồi. Các nước châu Âu hiện nay có những nước đến 80-90% GDP, thậm chí vượt 100% GDP.
So với những nước có hệ số tín nhiệm tương tự Việt Nam, thì nợ nước ngoài của ta ở mức như thế nào?
Nói chung, so với các nước quanh chúng ta mà có cùng hệ số tín nhiệm như Philippines hay một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ… mức nợ của chúng ta gần như tương đương. Các nước khác có nợ chiếm khoảng từ 38% đến 47% GDP. Mình chưa phải là nước có nợ quá cao.
Bộ Tài chính cũng đang làm chiến lược quản lý nợ từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó cũng có kiến nghị mức trần nợ công, gồm có nợ nước ngoài và nợ trong nước. Trần đó có thể tính toán cho phù hợp với quy mô của nền kinh tế, có thể sẽ thay đổi.
Mọi người cứ nhìn theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới là khít lại 50%, cái đó không phải. Nó phải linh hoạt. Cái quan trọng là mỗi đồng vốn vay về, mình làm ra được hiệu quả hai ba lần thì nợ có lên đến 60% cũng chẳng vấn đề gì, nếu nền kinh tế của mình hấp thụ được lượng vốn đó và tạo ra nguồn thu thì vay được là yếu tố để phát triển.
Chứ vay được một đồng mà làm ra nửa đồng thì đấy mới là đáng quan ngại. Tức là cái quan ngại nên là hiệu quả sử dụng đồng vốn, là cái mà chúng ta phải tập trung vào. Còn chỉ số chỉ là để đánh giá tổng quát và tương đối thôi. Tất nhiên nó cũng là một tín hiệu, nhưng không phải cứ 42% là sốt ruột lên, lại bảo nhiều quá, không đi vay nữa.
Không vay thì lấy gì để phát triển, khi chúng ta còn bao nhiêu đường cao tốc, bến cảng, sân bay… không vay lấy gì làm động lực phát triển trong 10 năm tới, 20 năm tới! Thì mình phải đầu tư từ bây giờ nó mới phát huy hiệu quả trong 10 năm sau, 20 năm sau.
Theo Thông tư 56 về xác định hạn mức nợ có chi tiết đáng chú ý là nếu tăng trưởng năm liền trước cao hơn lãi suất bình quân các khoản vay trung dài hạn thì tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP năm sau sẽ tăng lên. Điều này có đồng nghĩa nợ sẽ vượt mọi trần quy định?
Bởi vì khi tăng trưởng GDP của mình hơn mức lãi suất thì tất cả phần lãi suất ăn vào tăng trưởng còn dư. Mình vay về là gốc, trả là cả gốc lẫn lãi, nếu tăng trưởng thấp hơn lãi suất thì áp lực trả nợ lãi nhiều sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số nợ.
Nhưng cho đến nay, lãi suất bình quân của mình vẫn đang thấp hơn tăng trưởng GDP. Ví dụ như năm 2010 này lãi suất bình quân các khoản nợ nước ngoài xác định lại là khoảng 2,9%.
Lãi vay tăng là bình thường
Trong một hội thảo về nợ công cách đây 1-2 năm, ông có thông báo mức lãi suất bình quân các khoản nợ nước ngoài khoảng 2,1%. Vì sao tốc độ tăng lãi suất lại cao như vậy?
Vì mình đi vay lãi suất ngày càng đắt lên. Thứ nhất là ODA ngày xưa mình vay toàn 1-2%, hiện giờ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều tăng lãi suất lên, do mình đã vào nhóm nước có thu nhập trung bình, nên lãi suất vay ngày càng kém ưu đãi.
Cái thứ hai là tỷ trọng vay thương mại với lãi suất cao tăng lên, cho nên phản ánh ngược lại vào lãi suất bình quân sẽ cao lên thôi. Cái ấy là bình thường.
Ông có thấy việc Việt Nam bị hạ bậc định mức tín nhiệm trong thời gian qua có ảnh hưởng đến lãi suất không?
Ảnh hưởng cực kỳ nhiều. Ví dụ như mỗi bậc định mức tín nhiệm, đang từ bậc này chuyển sang bậc kia sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia trong vấn đề vay nợ nước ngoài.
Ảnh hưởng thứ nhất là lãi suất sẽ rất khác, ảnh hưởng thứ hai là mức phí và ảnh hưởng thứ ba là các điều kiện vay. Ví dụ như Mỹ vừa rồi, bị đánh tụt hạng là người ta tính ngay được sẽ có thể thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Thế cho nên, các nước rất quan tâm cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Muốn như vậy thì phải làm rất nhiều thứ để đáp ứng các yêu cầu để người ta đánh giá, ví dụ như cung cấp đầy đủ thông tin một cách minh bạch, thường xuyên cập nhật thông tin về những tiến bộ trong nền kinh tế của mình…
Bản thân chính sách vĩ mô của mình cũng phải rõ ràng, rồi việc thực hiện những khuyến nghị của người ta như về khắc phục yếu kém trong hệ thống ngân hàng, hay cải thiện dự trữ ngoại hối, rồi những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thu hút ngoại tệ, giảm bội chi ngân sách… rất nhiều thứ.
Nó sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức định mức tín nhiệm khi đánh giá mình thì người ta sẽ phân tích được, dự báo được nền kinh tế của mình, thì hệ số tín nhiệm mới dần cải thiện. Chứ của ta hiện nay những thông tin ra thị trường thế giới còn ít, chưa cập nhật nên bản thân những doanh nghiệp, giới đầu tư quốc tế rất thiếu thông tin về Việt Nam.
Thế là mình thiệt thôi, vì khi người ta không có đủ thông tin để đánh giá một cách khách quan. Thường là người ta vẫn kêu mình thiếu minh bạch, thiếu nhiều số liệu, khi yêu cầu cung cấp thì mình không cung cấp được.
Rồi bản thân số liệu của mình giữa cơ quan này với cơ quan khác không trùng khớp, tạo ra tâm lý lo lắng cho người ta, thậm chí có thể dẫn tới nghi ngờ con số. Dẫn tới là họ sẽ dùng con số của họ, mà con số đó thì mình cũng không biết họ lấy ở đâu cả. Nhưng mà người ta có quyền đánh giá.
Cho nên, các nước người ta rất quan tâm cải thiện hình ảnh đất nước của mình để tăng hệ số tín nhiệm quốc gia, và từ đó, mỗi một lần tăng như thế thì đi vay lãi suất sẽ thấp đi, phí cũng thấp đi, điều kiện vay cũng dễ dàng hơn.
Một điểm quan trọng khi nói đến lợi thế vay nước ngoài hiện nay của Việt Nam là lãi suất thấp hơn vay trong nước. Nhưng theo dõi bản tin số 7 thì tỷ giá cuối kỳ năm 2010 so với năm 2009 tăng trên 10%. Như vậy liệu có rẻ thật?
Vấn đề tỷ giá đó là việc trong nước của mình. Điều chỉnh như thế thì mình phải chịu thôi. Ví dụ đợt vừa rồi, khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá lên thì dù mình không vay thêm gì cả, chỉ tính theo số liệu tiền mình đã vay rồi, thì dư nợ tính theo VND của mình cũng đã tăng thêm mấy phần trăm nữa so với GDP.
Nếu không có vấn đề tỷ giá, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP năm 2010 sẽ tăng chậm hơn trong năm 2010, có thể dưới 40%.
Vay ODA không ảnh hưởng nhiều đến ngoại hối
Về hiệu quả vay, xin hỏi ông, trong một số giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện tình trạng căng thẳng như cuối năm 2010, đầu năm 2011 chẳng hạn, các khoản vay nước ngoài có giúp can thiệp hạ nhiệt thị trường này không?
Chuyện vay ODA hay vay của các nhà tài trợ là theo cam kết, từ khâu cam kết đến triển khai dự án, đến giải ngân… Đại đa số ODA tài trợ theo dạng dự án, mà dự án giải ngân không phải bằng tiền mặt cho Việt Nam. Ví dụ như nhà thầu nước ngoài vào đây thực hiện công trình, xong nhà tài trợ thanh toán tiền công trình cho nhà thầu đó, hoặc dùng để mua sắm thiết bị từ bên ngoài… tất cả dòng tiền đó ở ngoài Việt Nam, cho nên không thể can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Chỉ có một số khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán, như những khoản vay hỗ trợ ngân sách thì giải ngân ngay bằng tiền mặt. Với mỗi khoản vay như thế khi vay về có thể bổ sung cho dự trữ ngoại hối của chúng ta. Nhưng rất tiếc là những khoản như thế không nhiều so với tổng vay.
Vay thương mại cũng thế, kể cả phát hành trái phiếu nhiều khi cũng đưa vào công trình hết. Chẳng hạn vay thương mại để thực hiện dự án thì cũng là mua thiết bị và thanh toán ra bên ngoài. Nhập thiết bị về thì phải trả tiền ra nên không làm tăng được dự trữ ngoại hối.
Năm 2010, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ thì ví dụ đã dùng 700 triệu USD chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đầu tư cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, thì cũng phải trả tiền để nhập thiết bị về.
Như ông nói, vay ODA cũng có những điểm hạn chế?
Vay ODA là những khoản vay có ràng buộc. Tức là anh phải mua thiết bị của người ta, dùng nhà thầu của người ta, theo quy định của người ta. Rất nhiều ràng buộc. Chưa kể có những khoản bao gồm cả cam kết chính sách.
Hơn nữa, khi mình vay về, nhà tài trợ chỉ cho mình sử dụng trong lĩnh vực này thôi, anh không được sử dụng sang lĩnh vực khác. Cho nên, đi theo những ràng buộc ấy, ODA hiện giờ chủ yếu đi vào hạ tầng cơ sở, không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Tất nhiên là có một số khoản vay về cho vay lại nhưng cái chính vẫn là ODA cho các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Cho nên, cũng có ý kiến là vay ODA nhiều chưa chắc đã tốt ở giác độ mình phải phụ thuộc vào nhà tài trợ, hai là tập trung vào hạ tầng cũng tốt nhưng tạo gánh nặng cho ngân sách vì không có khoản thu trực tiếp từ dự án đó.
Còn đối với vay thương mại, thường anh không bị ràng buộc, có thể mua thiết bị chỗ này mà không mua chỗ kia, tổ chức đấu thầu và không bị ép giá... Hai là khi vay thương mại được dùng cho dự án thương mại. Nếu anh tính toán tốt, bản thân dự án có hiệu quả thì anh thu được tiền về, trả được nợ. Ở giác độ đó nó tốt hơn.
Tăng mức trả nợ cũng sẽ không có áp lực
Hiểu một cách đơn giản nhất thì việc trả nợ nước ngoài có thể đánh giá như thế nào?
Về tổng thể, cho đến lúc này mà nói, thứ nhất là chúng ta vay chưa vượt ngưỡng an toàn. Thứ hai là Chính phủ Việt Nam còn chưa có vi phạm nào trong vấn đề trả nợ, chúng ta trả nợ bình thường và có khả năng trả nợ bình thường trong nhiều năm tới.
Với giới hạn nợ như thế này, hơn nữa chúng ta vay dài hạn và lãi suất chúng ta trả cũng khá thấp so với lãi suất thị trường, cho nên cân đối trả nợ so với thu ngân sách, so với quy mô nền kinh tế quốc dân trong các năm tới vẫn trong ngưỡng an toàn.
Có thể một số khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì trả nợ có khó khăn. Nhưng chủ yếu đó là các khoản tự vay tự trả và doanh nghiệp sẽ phải tự xử lý theo quy định của luật pháp trong nước và quốc tế.
Thế còn trong tương lai chúng ta vẫn có kế hoạch vay và trả bình thường. Chuyện vay để phát triển kinh tế ở trên thế giới này là chuyện bình thường, diễn ra hàng ngày.
Có một điểm đáng quan tâm là mức trả nợ gốc, lãi và phí cũng tăng rất mạnh, đỉnh điểm vào năm 2020 dự kiến khoảng 2,4 tỷ USD. Ông có nghĩ gánh nặng cho ngân sách sẽ tăng lên theo nghĩa vụ nợ?
Cái này thì phải nhìn vào con số tương đối. Ví dụ năm nay chúng ta trả nợ 1,5 tỷ USD tương đương với 15% thu ngân sách chẳng hạn. Năm sau chúng ta trả nợ 2 tỷ USD cũng tương đương 15% thu ngân sách…
Tức là khi quy mô nền kinh tế chúng ta lớn thêm, thu ngân sách chúng ta to lên thì việc tăng mức trả nợ sẽ không có áp lực hay vấn đề gì cả.
Giám sát nợ là việc của nhiều cơ quan
Theo quy định hiện nay, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm đối với việc giám sát nợ nước ngoài. Nếu các giới hạn an toàn nợ bị phá vỡ trách nhiệm của Cục sẽ đến đâu, hay đảm bảo được an toàn thì được thưởng gì?
Về quản lý nợ công, vấn đề giám sát tầm vĩ mô, các chỉ số cân đối với nền kinh tế là trách nhiệm của Bộ Tài chính mà Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm giúp Bộ giám sát việc này. Để làm được, chúng tôi phải nắm được số liệu chính xác, hàng năm có rà soát lại để so với ngưỡng an toàn đã quy định mà có cảnh báo. Chứ không phải đi đến từng dự án giám sát xem triển khai dự án có hiệu quả không.
Để quản lý nợ thì không phải chỉ Cục chúng tôi mà cũng không chỉ là Bộ Tài chính mà vấn đề này là cả quá trình vay để làm gì, vay từ đâu, vay bao nhiêu…với sự tham gia của nhiêu các cơ quan khác của Chính phủ.
Ví dụ như vay làm một công trình thì công trình đó ai quyết định. Đầu tiên phải có người làm dự án rồi đề xuất lên UBND tỉnh hoặc lên bộ ngành chủ quản duyệt, có cái lên Thủ tướng, có cái lên Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư rồi mới đến triển khai đi vay. Đi vay về thì khi thực hiện ai là người giám sát sử dụng vốn, ai làm duyệt chi, thanh tra, kiểm tra… nó là cả một hệ thống kiểm tra và giám sát.
Đối với việc giám sát vĩ mô chung thì năm nào chúng tôi cũng có báo cáo Thủ tướng và có cảnh báo về tình trạng nợ của quốc gia. Ví dự như hiện chỉ tiêu về dự trữ ngoại hối so với dư nợ ngắn hạn của chúng ta hơi thấp thì chúng tôi cũng có cảnh báo như thế để Chính phủ có giải pháp tăng dự trữ ngoại hối. Hay là khuyến cáo trong thời gian tới nên hạn chế vay ngắn hạn của doanh nghiệp…
Chứ bây giờ, nếu các chỉ tiêu giám sát nợ quá ngưỡng an toàn mà bảo chúng tôi phải chịu trách nhiệm về mặt nào đó, hay là điều khiển được các chỉ số đó nằm trong ngưỡng an toàn được thưởng cái gì đó thì không có. Nó không phải những trách nhiệm đấy.
Như ông nói về vấn đề cần minh bạch thông tin ra quốc tế. Vậy những số liệu này các tổ chức quốc tế có sử dụng không?
Chắc chắn họ có sử dụng. Đây là một trong những dữ liệu để họ tham khảo. Nhưng, họ cũng có những số liệu riêng.
"Cà phê cuối tuần" kỳ này, VnEconomy trò chuyện với Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), ông Nguyễn Thành Đô, xung quanh chủ đề đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn đọc trong tuần: nợ nước ngoài.
Vay được là tốt
Nếu nhìn vào các chỉ tiêu nợ tăng liên tục qua các năm, theo ông có đáng lo ngại không?
Hiện tại, do trong nước nhu cầu đầu tư rất lớn, rồi đầu tư phát triển thì có bội chi ngân sách, phải có bù đắp, cân đối trong nước không đủ, nên không thể không vay được. Nếu anh muốn phát triển kinh tế, đảm bảo tăng trưởng GDP thì phải vay thôi.
Đi vay thì bao giờ cũng có giai đoạn đầu tư tập trung, theo thông thương, thời gian đầu đi vay thì dư nợ bao giờ cũng tăng dần, đến lúc nào đó ở mức độ hạ tầng cơ sở đã tốt rồi, có thể vay trong nước thì sẽ giảm dần vay nước ngoài. Còn trường hợp sau này ngân sách không có bội chi nữa thì có thể không cần vay. Cân bằng thu chi mà trả được dần thì nợ đi xuống.
Bây giờ nếu bảo vay nhiều như thế có ngại không? Vay được mà sử dụng được tốt, vay một đồng làm ra hai, ba đồng thì là tốt. Ví như như doanh nghiệp mà không đi vay thì làm sao phát triển được. Hay cá nhân gia đình mình, nếu tích lũy không đủ, muốn mua nhà, mua đất thì phải đi vay. Nếu mình có nguồn thu, tích lũy được trả nợ thì là tốt.
Trong khi mình vay dễ dàng, người ta tin mình, tin vào triển vọng của mình thì mới cho vay được. Người ta ủng hộ chính sách kinh tế của mình, giúp đỡ mình nguồn tài chính để phát triển thì là tốt. Có những nước như Hy Lạp, khi bị khủng hoảng ra ngoài thị trường vay cũng không ai cho vay.
Thế còn bây giờ bảo cao hay không, cũng là câu chuyện. Cho đến nay, trong chiến lược phát triển tài chính, tỷ lệ nợ nước ngoài vẫn nói là không quá 50% GDP. Với nợ nước ngoài, đến cuối năm 2010 xác định là 42,2% GDP, tức là vẫn giữ dưới 50%, có nghĩa là vẫn ở mức độ an toàn.
Tuy nhiên mình sẽ còn phải đánh giá thực sự trên các chỉ số giám sát khác nữa chứ tổng nợ nước ngoài trên GDP là một chỉ tiêu tổng hợp, mang tính hết sức tương đối. Ngoài ra phải kết hợp rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam.
Về chỉ tiêu tổng quát nợ nước ngoài trên GDP, cho đến nay chưa có một thực tiễn trên thế giới nào cho thấy đồng nhất với nhau cả, chỉ có mỗi một nước tìm ra một mức giới hạn và quy định cho mình.
Ví dụ các nước EU quy định tổng hạn mức nợ công là 60% GDP. Ngân hàng Thế giới tổng hợp rất nhiều trường hợp và đưa ra khuyến cao nợ nước ngoài chỉ nên dưới 50% GDP. Nhưng cũng không phải nước nào cũng theo tiêu chí này, có nhiều nước đã “phá” mức này rồi. Các nước châu Âu hiện nay có những nước đến 80-90% GDP, thậm chí vượt 100% GDP.
So với những nước có hệ số tín nhiệm tương tự Việt Nam, thì nợ nước ngoài của ta ở mức như thế nào?
Nói chung, so với các nước quanh chúng ta mà có cùng hệ số tín nhiệm như Philippines hay một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ… mức nợ của chúng ta gần như tương đương. Các nước khác có nợ chiếm khoảng từ 38% đến 47% GDP. Mình chưa phải là nước có nợ quá cao.
Bộ Tài chính cũng đang làm chiến lược quản lý nợ từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó cũng có kiến nghị mức trần nợ công, gồm có nợ nước ngoài và nợ trong nước. Trần đó có thể tính toán cho phù hợp với quy mô của nền kinh tế, có thể sẽ thay đổi.
Mọi người cứ nhìn theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới là khít lại 50%, cái đó không phải. Nó phải linh hoạt. Cái quan trọng là mỗi đồng vốn vay về, mình làm ra được hiệu quả hai ba lần thì nợ có lên đến 60% cũng chẳng vấn đề gì, nếu nền kinh tế của mình hấp thụ được lượng vốn đó và tạo ra nguồn thu thì vay được là yếu tố để phát triển.
Chứ vay được một đồng mà làm ra nửa đồng thì đấy mới là đáng quan ngại. Tức là cái quan ngại nên là hiệu quả sử dụng đồng vốn, là cái mà chúng ta phải tập trung vào. Còn chỉ số chỉ là để đánh giá tổng quát và tương đối thôi. Tất nhiên nó cũng là một tín hiệu, nhưng không phải cứ 42% là sốt ruột lên, lại bảo nhiều quá, không đi vay nữa.
Không vay thì lấy gì để phát triển, khi chúng ta còn bao nhiêu đường cao tốc, bến cảng, sân bay… không vay lấy gì làm động lực phát triển trong 10 năm tới, 20 năm tới! Thì mình phải đầu tư từ bây giờ nó mới phát huy hiệu quả trong 10 năm sau, 20 năm sau.
Theo Thông tư 56 về xác định hạn mức nợ có chi tiết đáng chú ý là nếu tăng trưởng năm liền trước cao hơn lãi suất bình quân các khoản vay trung dài hạn thì tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP năm sau sẽ tăng lên. Điều này có đồng nghĩa nợ sẽ vượt mọi trần quy định?
Bởi vì khi tăng trưởng GDP của mình hơn mức lãi suất thì tất cả phần lãi suất ăn vào tăng trưởng còn dư. Mình vay về là gốc, trả là cả gốc lẫn lãi, nếu tăng trưởng thấp hơn lãi suất thì áp lực trả nợ lãi nhiều sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số nợ.
Nhưng cho đến nay, lãi suất bình quân của mình vẫn đang thấp hơn tăng trưởng GDP. Ví dụ như năm 2010 này lãi suất bình quân các khoản nợ nước ngoài xác định lại là khoảng 2,9%.
Lãi vay tăng là bình thường
Trong một hội thảo về nợ công cách đây 1-2 năm, ông có thông báo mức lãi suất bình quân các khoản nợ nước ngoài khoảng 2,1%. Vì sao tốc độ tăng lãi suất lại cao như vậy?
Vì mình đi vay lãi suất ngày càng đắt lên. Thứ nhất là ODA ngày xưa mình vay toàn 1-2%, hiện giờ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đều tăng lãi suất lên, do mình đã vào nhóm nước có thu nhập trung bình, nên lãi suất vay ngày càng kém ưu đãi.
Cái thứ hai là tỷ trọng vay thương mại với lãi suất cao tăng lên, cho nên phản ánh ngược lại vào lãi suất bình quân sẽ cao lên thôi. Cái ấy là bình thường.
Ông có thấy việc Việt Nam bị hạ bậc định mức tín nhiệm trong thời gian qua có ảnh hưởng đến lãi suất không?
Ảnh hưởng cực kỳ nhiều. Ví dụ như mỗi bậc định mức tín nhiệm, đang từ bậc này chuyển sang bậc kia sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia trong vấn đề vay nợ nước ngoài.
Ảnh hưởng thứ nhất là lãi suất sẽ rất khác, ảnh hưởng thứ hai là mức phí và ảnh hưởng thứ ba là các điều kiện vay. Ví dụ như Mỹ vừa rồi, bị đánh tụt hạng là người ta tính ngay được sẽ có thể thiệt hại hàng trăm tỷ USD.
Thế cho nên, các nước rất quan tâm cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Muốn như vậy thì phải làm rất nhiều thứ để đáp ứng các yêu cầu để người ta đánh giá, ví dụ như cung cấp đầy đủ thông tin một cách minh bạch, thường xuyên cập nhật thông tin về những tiến bộ trong nền kinh tế của mình…
Bản thân chính sách vĩ mô của mình cũng phải rõ ràng, rồi việc thực hiện những khuyến nghị của người ta như về khắc phục yếu kém trong hệ thống ngân hàng, hay cải thiện dự trữ ngoại hối, rồi những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thu hút ngoại tệ, giảm bội chi ngân sách… rất nhiều thứ.
Nó sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức định mức tín nhiệm khi đánh giá mình thì người ta sẽ phân tích được, dự báo được nền kinh tế của mình, thì hệ số tín nhiệm mới dần cải thiện. Chứ của ta hiện nay những thông tin ra thị trường thế giới còn ít, chưa cập nhật nên bản thân những doanh nghiệp, giới đầu tư quốc tế rất thiếu thông tin về Việt Nam.
Thế là mình thiệt thôi, vì khi người ta không có đủ thông tin để đánh giá một cách khách quan. Thường là người ta vẫn kêu mình thiếu minh bạch, thiếu nhiều số liệu, khi yêu cầu cung cấp thì mình không cung cấp được.
Rồi bản thân số liệu của mình giữa cơ quan này với cơ quan khác không trùng khớp, tạo ra tâm lý lo lắng cho người ta, thậm chí có thể dẫn tới nghi ngờ con số. Dẫn tới là họ sẽ dùng con số của họ, mà con số đó thì mình cũng không biết họ lấy ở đâu cả. Nhưng mà người ta có quyền đánh giá.
Cho nên, các nước người ta rất quan tâm cải thiện hình ảnh đất nước của mình để tăng hệ số tín nhiệm quốc gia, và từ đó, mỗi một lần tăng như thế thì đi vay lãi suất sẽ thấp đi, phí cũng thấp đi, điều kiện vay cũng dễ dàng hơn.
Một điểm quan trọng khi nói đến lợi thế vay nước ngoài hiện nay của Việt Nam là lãi suất thấp hơn vay trong nước. Nhưng theo dõi bản tin số 7 thì tỷ giá cuối kỳ năm 2010 so với năm 2009 tăng trên 10%. Như vậy liệu có rẻ thật?
Vấn đề tỷ giá đó là việc trong nước của mình. Điều chỉnh như thế thì mình phải chịu thôi. Ví dụ đợt vừa rồi, khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá lên thì dù mình không vay thêm gì cả, chỉ tính theo số liệu tiền mình đã vay rồi, thì dư nợ tính theo VND của mình cũng đã tăng thêm mấy phần trăm nữa so với GDP.
Nếu không có vấn đề tỷ giá, tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP năm 2010 sẽ tăng chậm hơn trong năm 2010, có thể dưới 40%.
Vay ODA không ảnh hưởng nhiều đến ngoại hối
Về hiệu quả vay, xin hỏi ông, trong một số giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện tình trạng căng thẳng như cuối năm 2010, đầu năm 2011 chẳng hạn, các khoản vay nước ngoài có giúp can thiệp hạ nhiệt thị trường này không?
Chuyện vay ODA hay vay của các nhà tài trợ là theo cam kết, từ khâu cam kết đến triển khai dự án, đến giải ngân… Đại đa số ODA tài trợ theo dạng dự án, mà dự án giải ngân không phải bằng tiền mặt cho Việt Nam. Ví dụ như nhà thầu nước ngoài vào đây thực hiện công trình, xong nhà tài trợ thanh toán tiền công trình cho nhà thầu đó, hoặc dùng để mua sắm thiết bị từ bên ngoài… tất cả dòng tiền đó ở ngoài Việt Nam, cho nên không thể can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Chỉ có một số khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán, như những khoản vay hỗ trợ ngân sách thì giải ngân ngay bằng tiền mặt. Với mỗi khoản vay như thế khi vay về có thể bổ sung cho dự trữ ngoại hối của chúng ta. Nhưng rất tiếc là những khoản như thế không nhiều so với tổng vay.
Vay thương mại cũng thế, kể cả phát hành trái phiếu nhiều khi cũng đưa vào công trình hết. Chẳng hạn vay thương mại để thực hiện dự án thì cũng là mua thiết bị và thanh toán ra bên ngoài. Nhập thiết bị về thì phải trả tiền ra nên không làm tăng được dự trữ ngoại hối.
Năm 2010, Việt Nam phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ngoại tệ thì ví dụ đã dùng 700 triệu USD chuyển cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đầu tư cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, thì cũng phải trả tiền để nhập thiết bị về.
Như ông nói, vay ODA cũng có những điểm hạn chế?
Vay ODA là những khoản vay có ràng buộc. Tức là anh phải mua thiết bị của người ta, dùng nhà thầu của người ta, theo quy định của người ta. Rất nhiều ràng buộc. Chưa kể có những khoản bao gồm cả cam kết chính sách.
Hơn nữa, khi mình vay về, nhà tài trợ chỉ cho mình sử dụng trong lĩnh vực này thôi, anh không được sử dụng sang lĩnh vực khác. Cho nên, đi theo những ràng buộc ấy, ODA hiện giờ chủ yếu đi vào hạ tầng cơ sở, không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.
Tất nhiên là có một số khoản vay về cho vay lại nhưng cái chính vẫn là ODA cho các dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Cho nên, cũng có ý kiến là vay ODA nhiều chưa chắc đã tốt ở giác độ mình phải phụ thuộc vào nhà tài trợ, hai là tập trung vào hạ tầng cũng tốt nhưng tạo gánh nặng cho ngân sách vì không có khoản thu trực tiếp từ dự án đó.
Còn đối với vay thương mại, thường anh không bị ràng buộc, có thể mua thiết bị chỗ này mà không mua chỗ kia, tổ chức đấu thầu và không bị ép giá... Hai là khi vay thương mại được dùng cho dự án thương mại. Nếu anh tính toán tốt, bản thân dự án có hiệu quả thì anh thu được tiền về, trả được nợ. Ở giác độ đó nó tốt hơn.
Tăng mức trả nợ cũng sẽ không có áp lực
Hiểu một cách đơn giản nhất thì việc trả nợ nước ngoài có thể đánh giá như thế nào?
Về tổng thể, cho đến lúc này mà nói, thứ nhất là chúng ta vay chưa vượt ngưỡng an toàn. Thứ hai là Chính phủ Việt Nam còn chưa có vi phạm nào trong vấn đề trả nợ, chúng ta trả nợ bình thường và có khả năng trả nợ bình thường trong nhiều năm tới.
Với giới hạn nợ như thế này, hơn nữa chúng ta vay dài hạn và lãi suất chúng ta trả cũng khá thấp so với lãi suất thị trường, cho nên cân đối trả nợ so với thu ngân sách, so với quy mô nền kinh tế quốc dân trong các năm tới vẫn trong ngưỡng an toàn.
Có thể một số khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì trả nợ có khó khăn. Nhưng chủ yếu đó là các khoản tự vay tự trả và doanh nghiệp sẽ phải tự xử lý theo quy định của luật pháp trong nước và quốc tế.
Thế còn trong tương lai chúng ta vẫn có kế hoạch vay và trả bình thường. Chuyện vay để phát triển kinh tế ở trên thế giới này là chuyện bình thường, diễn ra hàng ngày.
Có một điểm đáng quan tâm là mức trả nợ gốc, lãi và phí cũng tăng rất mạnh, đỉnh điểm vào năm 2020 dự kiến khoảng 2,4 tỷ USD. Ông có nghĩ gánh nặng cho ngân sách sẽ tăng lên theo nghĩa vụ nợ?
Cái này thì phải nhìn vào con số tương đối. Ví dụ năm nay chúng ta trả nợ 1,5 tỷ USD tương đương với 15% thu ngân sách chẳng hạn. Năm sau chúng ta trả nợ 2 tỷ USD cũng tương đương 15% thu ngân sách…
Tức là khi quy mô nền kinh tế chúng ta lớn thêm, thu ngân sách chúng ta to lên thì việc tăng mức trả nợ sẽ không có áp lực hay vấn đề gì cả.
Giám sát nợ là việc của nhiều cơ quan
Theo quy định hiện nay, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm đối với việc giám sát nợ nước ngoài. Nếu các giới hạn an toàn nợ bị phá vỡ trách nhiệm của Cục sẽ đến đâu, hay đảm bảo được an toàn thì được thưởng gì?
Về quản lý nợ công, vấn đề giám sát tầm vĩ mô, các chỉ số cân đối với nền kinh tế là trách nhiệm của Bộ Tài chính mà Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có trách nhiệm giúp Bộ giám sát việc này. Để làm được, chúng tôi phải nắm được số liệu chính xác, hàng năm có rà soát lại để so với ngưỡng an toàn đã quy định mà có cảnh báo. Chứ không phải đi đến từng dự án giám sát xem triển khai dự án có hiệu quả không.
Để quản lý nợ thì không phải chỉ Cục chúng tôi mà cũng không chỉ là Bộ Tài chính mà vấn đề này là cả quá trình vay để làm gì, vay từ đâu, vay bao nhiêu…với sự tham gia của nhiêu các cơ quan khác của Chính phủ.
Ví dụ như vay làm một công trình thì công trình đó ai quyết định. Đầu tiên phải có người làm dự án rồi đề xuất lên UBND tỉnh hoặc lên bộ ngành chủ quản duyệt, có cái lên Thủ tướng, có cái lên Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư rồi mới đến triển khai đi vay. Đi vay về thì khi thực hiện ai là người giám sát sử dụng vốn, ai làm duyệt chi, thanh tra, kiểm tra… nó là cả một hệ thống kiểm tra và giám sát.
Đối với việc giám sát vĩ mô chung thì năm nào chúng tôi cũng có báo cáo Thủ tướng và có cảnh báo về tình trạng nợ của quốc gia. Ví dự như hiện chỉ tiêu về dự trữ ngoại hối so với dư nợ ngắn hạn của chúng ta hơi thấp thì chúng tôi cũng có cảnh báo như thế để Chính phủ có giải pháp tăng dự trữ ngoại hối. Hay là khuyến cáo trong thời gian tới nên hạn chế vay ngắn hạn của doanh nghiệp…
Chứ bây giờ, nếu các chỉ tiêu giám sát nợ quá ngưỡng an toàn mà bảo chúng tôi phải chịu trách nhiệm về mặt nào đó, hay là điều khiển được các chỉ số đó nằm trong ngưỡng an toàn được thưởng cái gì đó thì không có. Nó không phải những trách nhiệm đấy.
Như ông nói về vấn đề cần minh bạch thông tin ra quốc tế. Vậy những số liệu này các tổ chức quốc tế có sử dụng không?
Chắc chắn họ có sử dụng. Đây là một trong những dữ liệu để họ tham khảo. Nhưng, họ cũng có những số liệu riêng.