Nợ nước ngoài có lãi suất cao tăng mạnh
Những nội dung chính trong bản tin nợ nước ngoài số 6, vừa được Bộ Tài chính công bố chính thức
Bản tin nợ nước ngoài số 6 vừa được Bộ Tài chính công bố chính thức. Những điểm đáng lưu ý trong bản tin mới cập nhật là số nợ mới tăng không nhiều nhưng chủ yếu là nợ Chính phủ, khoản nợ lãi suất cao tăng mạnh, và vay bằng USD chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Cụ thể, nợ nước ngoài của Việt Nam đến 30/6/2010 là trên 29,002 tỷ USD (áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ), tăng 3,84% so với cuối năm 2009, tương đương với 1,073 tỷ USD tăng thêm.
Trong con số trên 29 tỷ USD, nợ nước ngoài của Chính phủ là gần 25,1 tỷ USD, tăng 4,82% so với cuối năm 2009; nợ được Chính phủ bảo lãnh là trên 3,9 tỷ USD, giảm 2,05%. Như vậy, số nợ nước ngoài tăng thêm trong nửa đầu năm 2010 chủ yếu đến từ nợ Chính phủ.
Không cập nhật các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài như: dư nợ so với GDP; nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, so với thu ngân sách… nhưng có thể cho rằng nhiều chỉ tiêu trong số này không xấu đi so với cuối năm 2009, thậm chí có thể tốt hơn do tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này đã phục hồi.
Riêng chỉ tiêu dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn là đáng lo ngại hơn cả. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đều cho rằng, cán cân thanh toán năm 2010 tiếp tục thâm hụt 4 tỷ USD. Trước đó, chỉ tiêu này vào cuối năm 2009 chỉ tương đương 290%, sụt giảm mạnh từ mức trên 10 nghìn lần vào cuối năm 2007.
Nếu áp vào các mức khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tất cả các chỉ tiêu kiểm soát nợ nước ngoài vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Những tuyên bố khẳng định Việt Nam luôn đủ khả năng trả nợ và chưa chậm trả các khoản nợ đến hạn vẫn thường xuyên được nêu lên trong năm vừa qua, “đậm” hơn ở các kỳ họp với đại diện nhóm tư vấn các nhà tài trợ.
Một điểm đáng lưu ý khác, các khoản vay có lãi suất cao tăng mạnh trong nửa đầu năm 2010, trong khi khoản vay lãi suất ưu đãi hơn ít thay đổi.
Không kể các khoản nợ được bảo lãnh, nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ tăng nhẹ ở các khoản vay có lãi suất dưới 1%; giảm nhẹ ở mức lãi suất 1 đến dưới 3%; nhưng tăng tới 11,65% ở khoản vay lãi suất 3 đến dưới 6%; và tăng gấp đôi ở khoản vay lãi suất 6-10%.
Liên quan đến diễn biến này, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam cũng tụt hạng nghiêm trọng kể từ cuối năm 2009 và đến nay vẫn ở mức khá thấp.
Cơ cấu đồng tiền cũng có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vay bằng USD và giảm ở các đồng tiền mạnh khác. Tỷ trọng vay bằng USD từ mức gần 17% vào cuối năm 2009 đã tăng lên xấp xỉ 23% vào giữa năm ngoái.
Cùng thời gian này, các khoản vay bằng đồng Yên đã giảm tỷ trọng từ 39,63% xuống còn 38,25%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) giảm từ 29,29% xuống 26,64%; vay bằng đồng Euro từ 10,78% còn 9,21%...
Cũng trong kỳ báo cáo, Việt Nam đã trả nợ tổng cộng hơn 741 triệu USD, trong đó nợ gốc là trên 478 triệu USD.
Cụ thể, nợ nước ngoài của Việt Nam đến 30/6/2010 là trên 29,002 tỷ USD (áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ), tăng 3,84% so với cuối năm 2009, tương đương với 1,073 tỷ USD tăng thêm.
Trong con số trên 29 tỷ USD, nợ nước ngoài của Chính phủ là gần 25,1 tỷ USD, tăng 4,82% so với cuối năm 2009; nợ được Chính phủ bảo lãnh là trên 3,9 tỷ USD, giảm 2,05%. Như vậy, số nợ nước ngoài tăng thêm trong nửa đầu năm 2010 chủ yếu đến từ nợ Chính phủ.
Không cập nhật các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài như: dư nợ so với GDP; nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, so với thu ngân sách… nhưng có thể cho rằng nhiều chỉ tiêu trong số này không xấu đi so với cuối năm 2009, thậm chí có thể tốt hơn do tăng trưởng GDP và xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ này đã phục hồi.
Riêng chỉ tiêu dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn là đáng lo ngại hơn cả. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đều cho rằng, cán cân thanh toán năm 2010 tiếp tục thâm hụt 4 tỷ USD. Trước đó, chỉ tiêu này vào cuối năm 2009 chỉ tương đương 290%, sụt giảm mạnh từ mức trên 10 nghìn lần vào cuối năm 2007.
Nếu áp vào các mức khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tất cả các chỉ tiêu kiểm soát nợ nước ngoài vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Những tuyên bố khẳng định Việt Nam luôn đủ khả năng trả nợ và chưa chậm trả các khoản nợ đến hạn vẫn thường xuyên được nêu lên trong năm vừa qua, “đậm” hơn ở các kỳ họp với đại diện nhóm tư vấn các nhà tài trợ.
Một điểm đáng lưu ý khác, các khoản vay có lãi suất cao tăng mạnh trong nửa đầu năm 2010, trong khi khoản vay lãi suất ưu đãi hơn ít thay đổi.
Không kể các khoản nợ được bảo lãnh, nợ nước ngoài của Chính phủ chỉ tăng nhẹ ở các khoản vay có lãi suất dưới 1%; giảm nhẹ ở mức lãi suất 1 đến dưới 3%; nhưng tăng tới 11,65% ở khoản vay lãi suất 3 đến dưới 6%; và tăng gấp đôi ở khoản vay lãi suất 6-10%.
Liên quan đến diễn biến này, tín nhiệm quốc gia của Việt Nam cũng tụt hạng nghiêm trọng kể từ cuối năm 2009 và đến nay vẫn ở mức khá thấp.
Cơ cấu đồng tiền cũng có thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vay bằng USD và giảm ở các đồng tiền mạnh khác. Tỷ trọng vay bằng USD từ mức gần 17% vào cuối năm 2009 đã tăng lên xấp xỉ 23% vào giữa năm ngoái.
Cùng thời gian này, các khoản vay bằng đồng Yên đã giảm tỷ trọng từ 39,63% xuống còn 38,25%; SDR (quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) giảm từ 29,29% xuống 26,64%; vay bằng đồng Euro từ 10,78% còn 9,21%...
Cũng trong kỳ báo cáo, Việt Nam đã trả nợ tổng cộng hơn 741 triệu USD, trong đó nợ gốc là trên 478 triệu USD.