Cải cách thuế: Khi Việt Nam còn “một mình một sân”
Việt Nam cần thiết kế cũng như thực thi chính sách thuế phù hợp với các thông lệ quốc tế
Những kết quả từ các cuộc khảo sát về chính sách thuế hiện hành tại Việt Nam, được tổ chức Action Aid và Hội Tư vấn thuế Việt Nam thực hiện, đã đưa tới những gợi mở quan trọng trong việc hoàn thiện các chính sách thuế trong thời gian tới.
Các con số “biết nói”
Một cuộc khảo sát của Hội Tư vấn thuế Việt Nam mới đây đã được tiến hành tại 69 doanh nghiệp, trong đó Tp.HCM là 22 doanh nghiệp, Hà Nội 15 doanh nghiệp, Đồng Nai 23 doanh nghiệp và Bắc Ninh 9 doanh nghiệp.
Trong số này, có 17 doanh nghiệp tư nhân (24,64%), 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (44,93%), 11 doanh nghiệp là công ty TNHH/công ty cổ phần có vốn nhà nước (15,94%), 1 doanh nghiệp nhà nước và 10 doanh nghiệp thuộc loại hình khác (14,45%).
Theo các doanh nghiệp, các vấn đề khó khăn nhất về chính sách, thủ tục hành chính thuế thường gặp là việc luật thuế thay đổi thường xuyên nên chưa cập nhật kịp; nội dung văn bản chưa thống nhất về từ ngữ dễ gây hiểu nhầm. Một số chính sách giữa các văn bản còn chưa đồng nhất và văn bản sửa đổi bổ sung nhiều .
Trong khi đó, với các quy định về ưu đãi thuế và xác định đối tượng được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp cho rằng hiện có nhiều hồ sơ thủ tục hành chính thuế nên việc giám sát khó khăn; cán bộ thuế gặp rủi ro nghề nghiệp khi giải quyết hoàn thuế liên quan đến hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, trong khi các vấn đề khác như các quy định về kê khai và nộp thay thuế nhà thầu khó thực hiện và khai thuế qua mạng thường bị nghẽn vào thời điểm khai thuế cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp.
Các con số “biết nói” về tình hình thực hiện chính sách thuế hiện nay là rất đáng chú ý. Nhận xét về tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật thuế hiện hành, có 62,71% số cán bộ và 88,89% số doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình và thấp, 27% cán bộ thuế và hơn 11% số doanh nghiệp có ý kiến đánh giá cao về tính minh bạch, rõ ràng của chính sách thuế hiện hành.
Đáng chú ý là khi được yêu cầu chỉ ra các văn bản pháp luật thuế cụ thể gây khó khăn trong việc thực hiện, cán bộ thuế và doanh nghiệp đều nêu ví dụ về thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với nhà thầu nước ngoài, quy định về đối tương không chịu thuế của Luật Thuế giá trị gia tăng và các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhận xét về khả năng tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật thuế, 1% số cán bộ thuế và 16% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các văn bản pháp luật chính sách và quản lý thuế.
Các doanh nghiệp đều cho rằng cơ quan thuế cập nhật chính sách thuế mới cho doanh nghiệp còn chậm; người kê khai thuế chưa được trang bị kiến thức đầy đủ và kịp thời và việc tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế còn hạn chế nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thực thi.
Đánh giá về các quy định hiện hành của chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế nhằm ngăn ngừa, hạn chế gian lận thuế, đảm bảo bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, 18 đến 28% ý kiến cho rằng rất có hiệu quả, 16% ý kiến cho rằng hiệu quả chưa cao.
Để giải quyết các vấn đề này, nhóm khảo sát đã đề xuất các giải pháp cụ thể về chính sách thuế, quản lý thuế để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, tăng cường hiệu quả- hiệu lực của công tác thuế đồng thời khuyến khích đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, nhóm đề xuất rằng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để cập nhật kiến thức về thuế; có chính sách xử lý rõ ràng khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, cập nhật kịp thời các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh lên một trang web chung phục vụ trong cả nước.
Bên cạnh đó, nhóm cũng đề xuất việc nên hợp nhất các nghị định và thông tư, hiện nay chính sách thuế đã thay đổi nhưng một số quy định tại các nghị định trước vẫn còn hiệu lực song hành với nghị định mới vậy các nhà xây dựng chính sách nên gộp các văn bản vào một văn bản mới và bỏ hẳn cái cũ sẽ dễ tra cứu hơn.
Xóa bớt khoảng cách
Trong khi đó, theo báo cáo "Kinh nghiệm quốc tế về ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư: So sánh với chính sách thuế hiện hành của Việt Nam" do Action Aid thực hiện, đang có khoảng cách nhất định giữa chính sách và thực thi chính sách thuế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo này, có thể nói luật thuế của tất cả các nước trên thế giới đều có các cơ chế ưu đãi. Trong đó, cơ chế ưu đãi có tính công bằng và khách quan nhất là các cơ chế miễn, giảm, giải thoát nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ...
Ngoài ra, các cơ chế ưu đãi thuế khác được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu, chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định nhằm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực, ngành nghề, các địa bàn cụ thể, hoặc tạo ảnh hưởng tác động đến thực hiện một số chính sách xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Như vậy, có thể thấy chính sách thuế cùng với các cơ chế ưu đãi luôn có quá trình vận động, thay đổi một cách biện chứng với sự phát triển của hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Sự khác biệt về mức điều tiết trong từng sắc thuế cũng như các cơ chế ưu đãi thuế giữa các quốc gia xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nó cũng có tác động tới việc thu hút các nguồn đầu tư quốc tế cũng như góp phần vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua so sánh cụ thể, các chuyên gia của Action Aid đã phát hiện ra những khác biệt tương đối giữa Việt Nam và các nước trong vấn đề xây dựng và áp dụng chính sách thuế.
Chẳng hạn, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, từ 1/1/2013, Thái Lan giảm thuế suất phổ thông từ 23% xuống mức 20%. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn các năm 1990 đến 2003 thuế suất (thông thường) thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, từ 2004 đến 2008 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, từ 2009 đến 2013 là 25%, từ 01/01/2014 đến 31/12/2015 là 22%, và từ 01/01/2016 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Có thể thấy sự "trễ pha" đáng kể trong việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam, một xu thế đã và đang được nhiều nước áp dụng.
Đối với chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thông thường một quốc gia có thể ban hành một chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi hơn so với các nước khác nhằm thu hút đầu tư. Trong khi các nước phát triển phương Tây thường ít áp dụng chính sách ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn đến lợi dụng, các nước đang phát triển trong đó bao gồm hầu hết các nước châu Á và ASEAN sử dụng biện pháp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư, khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt (công nghệ cao, công nghiệp tiên phong, đặc khu kinh tế…), trong đó có Việt Nam.
Một ví dụ đáng chú ý nữa là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, các nước rất coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhiều nước sử dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn FDI hướng vào công nghiệp hỗ trợ.
Chẳng hạn, Thái Lan có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với ngành công nghiệp kỹ thuật, chế biến nông sản và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Malaysia có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, các ngành công nghiệp tiên phong, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử. Singapore có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút FDI vào các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, thương mại, vận tải biển. Hàn Quốc thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực công nghiệp phụ tùng, công nghiệp vật liệu mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam không có quy định cụ thể về ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ như ví dụ của các nước trên. Các diễn biến gần đây liên quan đến việc vận động thành lập quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành này là một tín hiệu đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Đối với vấn đề ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Malaysia có quy định về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hóa hoặc tự động hóa hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. Tại Thái Lan, nước này áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư, kể cả đầu tư mở rộng, theo đó, Cơ quan Quản lý Đầu tư Thái sẽ xét duyệt đối với từng dự án đầu tư cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Singapore cũng cho phép doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp hơn 5% (so với mức thuế suất phổ thông 17%) trong thời gian 10 năm và có thể được gia hạn thêm 5 năm đối với thu nhập từ đầu tư mở rộng, căn cứ vào các điều kiện như: tạo ra giá trị gia tăng cao, mở rộng quy mô, mua sắm máy móc và thiết bị hiện đại.
Trong khi đó, ở Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với đầu tư mở động có quá trình biến động không bình thường. Từ 2004-2008, lợi nhuận tăng thêm từ đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm, từ 2009-2013 đầu tư mở rộng không còn được hưởng ưu đãi.
Phải đến năm 2013, sau nhiều tranh luận trên các diễn đàn khác nhau, Quốc hội mới thông qua luật thuế mới, theo đó từ 2014, được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng như một phần của lợi nhuận từ kinh doanh (nếu doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp), hoặc được miễn giảm riêng như một dự án đầu tư mới.
Hiện tại, các chính sách thuế của Việt Nam vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và theo các chuyên gia nước ngoài, việc xóa bớt khoảng cách khác biệt với các quốc gia khác là việc cần được tính đến một cách nghiêm túc, trong bối cảnh Việt Nam đang càng ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thông qua việc đã và đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại quan trọng trong thời gian gần đây.
Các con số “biết nói”
Một cuộc khảo sát của Hội Tư vấn thuế Việt Nam mới đây đã được tiến hành tại 69 doanh nghiệp, trong đó Tp.HCM là 22 doanh nghiệp, Hà Nội 15 doanh nghiệp, Đồng Nai 23 doanh nghiệp và Bắc Ninh 9 doanh nghiệp.
Trong số này, có 17 doanh nghiệp tư nhân (24,64%), 31 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (44,93%), 11 doanh nghiệp là công ty TNHH/công ty cổ phần có vốn nhà nước (15,94%), 1 doanh nghiệp nhà nước và 10 doanh nghiệp thuộc loại hình khác (14,45%).
Theo các doanh nghiệp, các vấn đề khó khăn nhất về chính sách, thủ tục hành chính thuế thường gặp là việc luật thuế thay đổi thường xuyên nên chưa cập nhật kịp; nội dung văn bản chưa thống nhất về từ ngữ dễ gây hiểu nhầm. Một số chính sách giữa các văn bản còn chưa đồng nhất và văn bản sửa đổi bổ sung nhiều .
Trong khi đó, với các quy định về ưu đãi thuế và xác định đối tượng được hưởng ưu đãi, các doanh nghiệp cho rằng hiện có nhiều hồ sơ thủ tục hành chính thuế nên việc giám sát khó khăn; cán bộ thuế gặp rủi ro nghề nghiệp khi giải quyết hoàn thuế liên quan đến hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, trong khi các vấn đề khác như các quy định về kê khai và nộp thay thuế nhà thầu khó thực hiện và khai thuế qua mạng thường bị nghẽn vào thời điểm khai thuế cũng là mối quan tâm của các doanh nghiệp.
Các con số “biết nói” về tình hình thực hiện chính sách thuế hiện nay là rất đáng chú ý. Nhận xét về tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của các văn bản pháp luật thuế hiện hành, có 62,71% số cán bộ và 88,89% số doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình và thấp, 27% cán bộ thuế và hơn 11% số doanh nghiệp có ý kiến đánh giá cao về tính minh bạch, rõ ràng của chính sách thuế hiện hành.
Đáng chú ý là khi được yêu cầu chỉ ra các văn bản pháp luật thuế cụ thể gây khó khăn trong việc thực hiện, cán bộ thuế và doanh nghiệp đều nêu ví dụ về thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với nhà thầu nước ngoài, quy định về đối tương không chịu thuế của Luật Thuế giá trị gia tăng và các quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong khi đó, nhận xét về khả năng tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật thuế, 1% số cán bộ thuế và 16% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về các văn bản pháp luật chính sách và quản lý thuế.
Các doanh nghiệp đều cho rằng cơ quan thuế cập nhật chính sách thuế mới cho doanh nghiệp còn chậm; người kê khai thuế chưa được trang bị kiến thức đầy đủ và kịp thời và việc tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế còn hạn chế nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thực thi.
Đánh giá về các quy định hiện hành của chính sách thuế và cơ chế quản lý thuế nhằm ngăn ngừa, hạn chế gian lận thuế, đảm bảo bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, 18 đến 28% ý kiến cho rằng rất có hiệu quả, 16% ý kiến cho rằng hiệu quả chưa cao.
Để giải quyết các vấn đề này, nhóm khảo sát đã đề xuất các giải pháp cụ thể về chính sách thuế, quản lý thuế để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, tăng cường hiệu quả- hiệu lực của công tác thuế đồng thời khuyến khích đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, nhóm đề xuất rằng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để cập nhật kiến thức về thuế; có chính sách xử lý rõ ràng khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, cập nhật kịp thời các doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh lên một trang web chung phục vụ trong cả nước.
Bên cạnh đó, nhóm cũng đề xuất việc nên hợp nhất các nghị định và thông tư, hiện nay chính sách thuế đã thay đổi nhưng một số quy định tại các nghị định trước vẫn còn hiệu lực song hành với nghị định mới vậy các nhà xây dựng chính sách nên gộp các văn bản vào một văn bản mới và bỏ hẳn cái cũ sẽ dễ tra cứu hơn.
Xóa bớt khoảng cách
Trong khi đó, theo báo cáo "Kinh nghiệm quốc tế về ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư: So sánh với chính sách thuế hiện hành của Việt Nam" do Action Aid thực hiện, đang có khoảng cách nhất định giữa chính sách và thực thi chính sách thuế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo báo cáo này, có thể nói luật thuế của tất cả các nước trên thế giới đều có các cơ chế ưu đãi. Trong đó, cơ chế ưu đãi có tính công bằng và khách quan nhất là các cơ chế miễn, giảm, giải thoát nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ...
Ngoài ra, các cơ chế ưu đãi thuế khác được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu, chủ trương, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định nhằm khuyến khích phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực, ngành nghề, các địa bàn cụ thể, hoặc tạo ảnh hưởng tác động đến thực hiện một số chính sách xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Như vậy, có thể thấy chính sách thuế cùng với các cơ chế ưu đãi luôn có quá trình vận động, thay đổi một cách biện chứng với sự phát triển của hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Sự khác biệt về mức điều tiết trong từng sắc thuế cũng như các cơ chế ưu đãi thuế giữa các quốc gia xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên nó cũng có tác động tới việc thu hút các nguồn đầu tư quốc tế cũng như góp phần vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, qua so sánh cụ thể, các chuyên gia của Action Aid đã phát hiện ra những khác biệt tương đối giữa Việt Nam và các nước trong vấn đề xây dựng và áp dụng chính sách thuế.
Chẳng hạn, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, từ 1/1/2013, Thái Lan giảm thuế suất phổ thông từ 23% xuống mức 20%. Trong khi đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn các năm 1990 đến 2003 thuế suất (thông thường) thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, từ 2004 đến 2008 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, từ 2009 đến 2013 là 25%, từ 01/01/2014 đến 31/12/2015 là 22%, và từ 01/01/2016 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Có thể thấy sự "trễ pha" đáng kể trong việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam, một xu thế đã và đang được nhiều nước áp dụng.
Đối với chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thông thường một quốc gia có thể ban hành một chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi hơn so với các nước khác nhằm thu hút đầu tư. Trong khi các nước phát triển phương Tây thường ít áp dụng chính sách ưu đãi thuế vì cho rằng ưu đãi thuế gây méo mó và dễ dẫn đến lợi dụng, các nước đang phát triển trong đó bao gồm hầu hết các nước châu Á và ASEAN sử dụng biện pháp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư, khuyến khích một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt (công nghệ cao, công nghiệp tiên phong, đặc khu kinh tế…), trong đó có Việt Nam.
Một ví dụ đáng chú ý nữa là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, các nước rất coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhiều nước sử dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút vốn FDI hướng vào công nghiệp hỗ trợ.
Chẳng hạn, Thái Lan có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với ngành công nghiệp kỹ thuật, chế biến nông sản và doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn. Malaysia có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, các ngành công nghiệp tiên phong, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử. Singapore có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thu hút FDI vào các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, thương mại, vận tải biển. Hàn Quốc thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực công nghiệp phụ tùng, công nghiệp vật liệu mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam không có quy định cụ thể về ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ như ví dụ của các nước trên. Các diễn biến gần đây liên quan đến việc vận động thành lập quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành này là một tín hiệu đáng chú ý trong bối cảnh hiện nay.
Đối với vấn đề ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của Malaysia có quy định về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hóa hoặc tự động hóa hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại. Tại Thái Lan, nước này áp dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư, kể cả đầu tư mở rộng, theo đó, Cơ quan Quản lý Đầu tư Thái sẽ xét duyệt đối với từng dự án đầu tư cụ thể, căn cứ vào các tiêu chí cụ thể. Singapore cũng cho phép doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp hơn 5% (so với mức thuế suất phổ thông 17%) trong thời gian 10 năm và có thể được gia hạn thêm 5 năm đối với thu nhập từ đầu tư mở rộng, căn cứ vào các điều kiện như: tạo ra giá trị gia tăng cao, mở rộng quy mô, mua sắm máy móc và thiết bị hiện đại.
Trong khi đó, ở Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với đầu tư mở động có quá trình biến động không bình thường. Từ 2004-2008, lợi nhuận tăng thêm từ đầu tư mở rộng được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm, từ 2009-2013 đầu tư mở rộng không còn được hưởng ưu đãi.
Phải đến năm 2013, sau nhiều tranh luận trên các diễn đàn khác nhau, Quốc hội mới thông qua luật thuế mới, theo đó từ 2014, được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng như một phần của lợi nhuận từ kinh doanh (nếu doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp), hoặc được miễn giảm riêng như một dự án đầu tư mới.
Hiện tại, các chính sách thuế của Việt Nam vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện và theo các chuyên gia nước ngoài, việc xóa bớt khoảng cách khác biệt với các quốc gia khác là việc cần được tính đến một cách nghiêm túc, trong bối cảnh Việt Nam đang càng ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thông qua việc đã và đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại quan trọng trong thời gian gần đây.