Sửa ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ hội cho ai?
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu kinh tế
Cũng như tại nhiều quốc gia đang phát triển khác, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ chủ chốt của chính sách thuế tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng, trong đó có việc định hướng, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn cần khuyến khích phát triển phù hợp với từng giai đoạn nhất định của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc “cắt” ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu công nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013 đã trở thành một cú sốc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đến nay, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng và đầu tư vào khu công nghiệp về cơ bản đã được khôi phục tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh cần được xem xét là cơ chế “bù đắp thiệt thòi” đối với các doanh nghiệp đầu tư mở rộng và đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013.
Cơ hội cho ai?
Trong 10 tháng đầu năm 2014, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những giải pháp và đề xuất để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, trong đó ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một trọng tâm. Nghị quyết 63/NQ-CP (Nghị quyết 63) của Chính phủ (tháng 8/2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP đã được ban hành để hiện thực hóa giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được trình lên Quốc hội xem xét thông qua nhằm hiện thực hóa giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Với những giải pháp trên, ngay khi dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (dự thảo luật) được Quốc hội thông qua, cơ hội được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, theo người viết, sẽ mở ra đối với ít nhất các đối tượng sau:
Một, các doanh nghiệp có dự án đầu tư phân kỳ sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại từ 1/1/2014 cho các phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009 - 2013 trước đây theo quan điểm xử lý của nhiều cơ quan thuế là đầu tư mở rộng và không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hai, các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế có hiệu lực nay đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới được sửa đổi, bổ sung nhiều khả năng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ khi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành, trong đó có một số trường hợp đáng chú ý sau.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng trong giai đoạn 2009-2013 thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế, trong đó có khu công nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi quy định tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới trước năm 2014 có quy mô “siêu lớn” (vốn đầu tư từ 12.000 tỷ đồng trở lên) trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản), sử dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại và thực hiện giải ngân không quá 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư.
Đề xuất ưu đãi cho khu công nghiệp
Các giải pháp mới về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được đưa ra theo hướng mở rộng diện ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua nhiều khó khăn hiện nay trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn để tái đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số trường hợp vướng mắc khiến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI chịu thiệt thòi.
Tiêu biểu là các doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng tại các khu công nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 và phát sinh thu nhập trong những năm đầu tiên nay đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới được sửa đổi, bổ sung nếu được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại thì sẽ không được lợi nhiều, do mức ưu đãi tối đa chỉ là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo
Do vậy, người viết đề xuất,Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Luật Thuế và Nghị định, Thông tư hướng dẫn nên có điều chỉnh theo hướng quy định thu nhập từ dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp vào diện được hưởng miễn thuế, giảm thuế với mức cao hơn theo 1 trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
Phương án 2: Miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 5 năm tiếp theo.
Đề xuất khác
Người viết đề xuất Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt và hướng dẫn thực hiện nguyên tắc xử lý ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp có sự thay đổi về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 6, điều 1, dự thảo Luật) theo hướng các doanh nghiệp có dự án đầu tư (mới hoặc mở rộng) trước đây không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nay đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp cho thời gian còn lại.
Về vướng mắc phát sinh khi xác định “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại”, trước mắt, theo người viết chưa đưa điều kiện “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại” vào quy định tại khoản e điểm 2 điều 1 dự thảo Luật.
Điều kiện này sẽ được xem xét bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lần tới, sau khi căn cứ pháp lý về “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại” đã được Chính phủ và bộ chủ quản (ví dụ Bộ Khoa học Công nghệ) quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Về hiệu lực áp dụng, đề xuất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, riêng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thuộc diện này đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại không bị “mất” ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014.
Có thể nói, nội dung sửa đổi, bổ sung về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong dự luật thực sự là điểm nhấn lớn nhất trong chuỗi các giải pháp mạnh mẽ về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ trong năm 2014.
Cơ hội sẽ mở ra với nhiều đối tượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng đã chịu thiệt thòi về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013 và hiện vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
* Tác giả bài viết là Phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu kinh tế, chính trị quan trọng, trong đó có việc định hướng, thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề, lĩnh vực hoặc địa bàn cần khuyến khích phát triển phù hợp với từng giai đoạn nhất định của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc “cắt” ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khu công nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013 đã trở thành một cú sốc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đến nay, cơ chế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng và đầu tư vào khu công nghiệp về cơ bản đã được khôi phục tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh cần được xem xét là cơ chế “bù đắp thiệt thòi” đối với các doanh nghiệp đầu tư mở rộng và đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013.
Cơ hội cho ai?
Trong 10 tháng đầu năm 2014, Chính phủ và Bộ Tài chính đã có những giải pháp và đề xuất để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, trong đó ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là một trọng tâm. Nghị quyết 63/NQ-CP (Nghị quyết 63) của Chính phủ (tháng 8/2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP đã được ban hành để hiện thực hóa giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đã được trình lên Quốc hội xem xét thông qua nhằm hiện thực hóa giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Với những giải pháp trên, ngay khi dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (dự thảo luật) được Quốc hội thông qua, cơ hội được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, theo người viết, sẽ mở ra đối với ít nhất các đối tượng sau:
Một, các doanh nghiệp có dự án đầu tư phân kỳ sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại từ 1/1/2014 cho các phân kỳ đầu tư giai đoạn 2009 - 2013 trước đây theo quan điểm xử lý của nhiều cơ quan thuế là đầu tư mở rộng và không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hai, các doanh nghiệp có dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế có hiệu lực nay đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới được sửa đổi, bổ sung nhiều khả năng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ khi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành, trong đó có một số trường hợp đáng chú ý sau.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng trong giai đoạn 2009-2013 thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế, trong đó có khu công nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi quy định tại Nghị định 91/2014/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới trước năm 2014 có quy mô “siêu lớn” (vốn đầu tư từ 12.000 tỷ đồng trở lên) trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản), sử dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại và thực hiện giải ngân không quá 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư.
Đề xuất ưu đãi cho khu công nghiệp
Các giải pháp mới về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được đưa ra theo hướng mở rộng diện ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua nhiều khó khăn hiện nay trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu vốn để tái đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn còn đó một số trường hợp vướng mắc khiến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI chịu thiệt thòi.
Tiêu biểu là các doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng tại các khu công nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 và phát sinh thu nhập trong những năm đầu tiên nay đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới được sửa đổi, bổ sung nếu được áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại thì sẽ không được lợi nhiều, do mức ưu đãi tối đa chỉ là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo
Do vậy, người viết đề xuất,Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của các Luật Thuế và Nghị định, Thông tư hướng dẫn nên có điều chỉnh theo hướng quy định thu nhập từ dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp vào diện được hưởng miễn thuế, giảm thuế với mức cao hơn theo 1 trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
Phương án 2: Miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 5 năm tiếp theo.
Đề xuất khác
Người viết đề xuất Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính phê duyệt và hướng dẫn thực hiện nguyên tắc xử lý ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp có sự thay đổi về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 6, điều 1, dự thảo Luật) theo hướng các doanh nghiệp có dự án đầu tư (mới hoặc mở rộng) trước đây không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nay đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như các doanh nghiệp cho thời gian còn lại.
Về vướng mắc phát sinh khi xác định “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại”, trước mắt, theo người viết chưa đưa điều kiện “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại” vào quy định tại khoản e điểm 2 điều 1 dự thảo Luật.
Điều kiện này sẽ được xem xét bổ sung trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp lần tới, sau khi căn cứ pháp lý về “công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại” đã được Chính phủ và bộ chủ quản (ví dụ Bộ Khoa học Công nghệ) quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Về hiệu lực áp dụng, đề xuất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, riêng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thuộc diện này đáp ứng được điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại không bị “mất” ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014.
Có thể nói, nội dung sửa đổi, bổ sung về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong dự luật thực sự là điểm nhấn lớn nhất trong chuỗi các giải pháp mạnh mẽ về thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh của Chính phủ trong năm 2014.
Cơ hội sẽ mở ra với nhiều đối tượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng đã chịu thiệt thòi về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2013 và hiện vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
* Tác giả bài viết là Phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam