Cần chính sách “một tiếng nói” để ổn định kinh tế vĩ mô
Đề xuất thành lập một ủy ban liên bộ để phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô
Sự phối hợp giữa các chính sách, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong yêu cầu cấp thiết về ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những trọng tâm của phiên thảo luận chiều 10/3, tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức tại Cần Thơ.
Không ít tham luận và ý kiến tại hội thảo cũng đi sâu phân tích việc giải bài toán trung và dài hạn về lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
Chống lạm phát ngay cả khi lạm phát thấp
Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô vẫn tiếp tục tích lũy và có dấu hiệu bùng phát vào những tháng đầu năm 2011, lạm phát trở thành một trong bốn vấn đề gay gắt nhất liên quan đến bình ổn vĩ mô, cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách.
Đó là nhận xét của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng và TS. Nguyễn Đức Thành thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tại tham luận “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới”.
Từ những đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam, các tác giả cho rằng Chính phủ nên có những cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát, không chỉ khi lạm phát đang cao, mà còn phải có những cam kết duy trì lạm phát thấp ngay cả khi lạm phát đang khá thấp và ổn định.
TS. Phạm Đỗ Chí, chuyên gia dự án STAR - Vietnam (trợ giúp phát triển thương mại) cho rằng quyết tâm thực hiện việc ổn định vĩ mô, mà bắt đầu bằng chặn đứng lạm phát, tiếp theo đó sẽ dẫn đến việc giảm mặt bằng lãi suất và ổn định tỷ giá, phải được thể hiện bằng cách đem mức lạm phát cuối năm 2011 xuống còn 8% so với 11,7% trong năm trước.
Đây là lộ trình chính sách rất khó khăn, nhưng theo ông Chí là có thể thực hiện được, nếu giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán xuống còn 15% và mức tăng tín dụng xuống còn 17%-18%. Đồng thời, cắt giảm chi tiêu công để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách xuống còn 4,5% GDP (so với 5,9% năm 2010).
Điều này chỉ có thể thực hiện được dựa vào mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% thay vì 7% như dự kiến và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế cho năm 2011 (tức là chặn hẳn sự thâm hụt vào quỹ dự trữ ngoại hối như trong hai năm qua).
Chính sách tiền tệ và tài khóa thiếu nhất quán
Theo TS. Vũ Đình Ánh (Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả) chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nói riêng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế.
Tuy nhiên, phân tích thực trạng giai đoạn 2006 - 2010, ông Ánh đã không khỏi “tiếc nuối” khi có những thời điểm chính sách tiền tệ và tài khóa không được điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi của diễn biến kinh tế - tài chính vĩ mô Việt Nam.
Nhược điểm lớn nhất trong phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam được ông Ánh chỉ ra là vẫn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi và chưa xây dựng được một chiến lược hoạch định chính sách khoa học và hợp lý.
Các mục tiêu chính sách tương đối đồng bộ và đúng đắn (nếu xét trên khía cạnh xây dựng và kết quả thực hiện các mục tiêu chính sách) song hiệu quả chính sách không cao.
Cụ thể, chính sách tài khóa vẫn còn để thâm hụt ngân sách lớn, đầu tư trong nước tăng chậm, chi ngân sách còn rất lãng phí. Bên cạnh đó thì chính sách tiền tệ còn lúng túng, bị động. Chính sách tỷ giá chưa phát huy tác dụng tích cực như một công cụ hữu hiệu trong nền kinh tế mở.
Ông Ánh cũng nhìn nhận, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến chính sách kinh tế vĩ mô không đồng bộ là chính sách được hình thành từ những cơ quan độc lập, lại không được liên hệ với nhau chặt chẽ do thiếu sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
“Hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là các cơ quan hoạch định chính sách ít trao đổi hợp tác với nhau trong quá trình làm chính sách, mỗi cơ quan theo đuổi các ý đồ và lập luận riêng trong khi tổ chức điều hành thống nhất của Chính phủ còn nhiều đỉểm bất cập’, tham luận của tác giả này nêu rõ.
Cần chính sách "một tiếng nói"
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan làm chính sách, đảm bảo tính đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô là vấn đề được nhấn mạnh nhiều lần tại hội thảo.
TS. Phạm Đỗ Chí đề xuất thành lập một ủy ban liên bộ ngay trong năm nay để phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các cơ quan khác nhau của chính phủ, cũng như công bố chính sách với “một tiếng nói”, tránh “làm mất niềm tin trong công chúng như mới đây”.
Ông Chí cũng đề nghị tiến hành thông báo về mức dự trữ ngoại hối, và đảm bảo rằng mức dự trữ mỏng manh hiện nay sẽ không được sử dụng để bảo vệ tỷ giá VND ở mức bất hợp lý.
Thay vào đó, một số điều chỉnh đối với tỷ giá chính thức có thể được thực hiện dần dần loại bỏ hệ thống tỷ giá kép hiện hành. Với điều kiện những điều chỉnh tỷ giá này phải đi kèm với chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để giảm tổng cầu và ngăn chặn lạm phát cao trong 1-2 năm tới cho giai đoạn 2011-2015, ông Chí nhấn mạnh.
Theo quan điểm của ông Chí, tăng trưởng tín dụng trong nước và tăng trưởng tiền tệ hằng năm trong 5 năm tiếp theo phải được xác định bởi ủy ban liên bộ, sử dụng phương pháp định lượng nghiêm ngặt, trong mối quan hệ với các mục tiêu hàng năm về tăng trưởng GDP thực tế, lạm phát và cán cân thanh toán.
Quan trọng hơn, ông Chí lưu ý, trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa cần được xây dựng bởi ủy ban này để đảm bảo tính kỷ luật hơn so với quá khứ, cụ thể là giảm thâm hụt tài chính tổng thể hàng năm bằng cách giảm tỉ lệ đầu tư/GDP.
Như vậy, tỷ lệ này có thể được đưa từ 42% năm 2010 xuống khoảng 39% vào năm 2011 và dần giảm một điểm % (1%) mỗi năm trong kế hoạch 4 năm tiếp theo đến khoảng 35% vào năm 2015.
Dựa trên tỷ lệ này, các khoản thu chi hằng năm của chính phủ cần phải được xác định một cách chi tiết bởi ủy ban liên bộ và Bộ Tài chính, trong sự nhất quán với các mục tiêu tín dụng trong nước hàng năm nêu trên của Ngân hàng Nhà nước, vị chuyên gia này “hiến kế”.
Không ít tham luận và ý kiến tại hội thảo cũng đi sâu phân tích việc giải bài toán trung và dài hạn về lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
Chống lạm phát ngay cả khi lạm phát thấp
Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô vẫn tiếp tục tích lũy và có dấu hiệu bùng phát vào những tháng đầu năm 2011, lạm phát trở thành một trong bốn vấn đề gay gắt nhất liên quan đến bình ổn vĩ mô, cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách.
Đó là nhận xét của TS. Nguyễn Thị Thu Hằng và TS. Nguyễn Đức Thành thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tại tham luận “Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Phát hiện mới từ những bằng chứng mới”.
Từ những đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam, các tác giả cho rằng Chính phủ nên có những cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát, không chỉ khi lạm phát đang cao, mà còn phải có những cam kết duy trì lạm phát thấp ngay cả khi lạm phát đang khá thấp và ổn định.
TS. Phạm Đỗ Chí, chuyên gia dự án STAR - Vietnam (trợ giúp phát triển thương mại) cho rằng quyết tâm thực hiện việc ổn định vĩ mô, mà bắt đầu bằng chặn đứng lạm phát, tiếp theo đó sẽ dẫn đến việc giảm mặt bằng lãi suất và ổn định tỷ giá, phải được thể hiện bằng cách đem mức lạm phát cuối năm 2011 xuống còn 8% so với 11,7% trong năm trước.
Đây là lộ trình chính sách rất khó khăn, nhưng theo ông Chí là có thể thực hiện được, nếu giảm mức tăng tổng phương tiện thanh toán xuống còn 15% và mức tăng tín dụng xuống còn 17%-18%. Đồng thời, cắt giảm chi tiêu công để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách xuống còn 4,5% GDP (so với 5,9% năm 2010).
Điều này chỉ có thể thực hiện được dựa vào mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% thay vì 7% như dự kiến và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế cho năm 2011 (tức là chặn hẳn sự thâm hụt vào quỹ dự trữ ngoại hối như trong hai năm qua).
Chính sách tiền tệ và tài khóa thiếu nhất quán
Theo TS. Vũ Đình Ánh (Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả) chính sách kinh tế vĩ mô nói chung, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nói riêng là một trong những công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý và điều hành nền kinh tế.
Tuy nhiên, phân tích thực trạng giai đoạn 2006 - 2010, ông Ánh đã không khỏi “tiếc nuối” khi có những thời điểm chính sách tiền tệ và tài khóa không được điều chỉnh kịp thời trước những thay đổi của diễn biến kinh tế - tài chính vĩ mô Việt Nam.
Nhược điểm lớn nhất trong phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam được ông Ánh chỉ ra là vẫn thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, thường xuyên thay đổi và chưa xây dựng được một chiến lược hoạch định chính sách khoa học và hợp lý.
Các mục tiêu chính sách tương đối đồng bộ và đúng đắn (nếu xét trên khía cạnh xây dựng và kết quả thực hiện các mục tiêu chính sách) song hiệu quả chính sách không cao.
Cụ thể, chính sách tài khóa vẫn còn để thâm hụt ngân sách lớn, đầu tư trong nước tăng chậm, chi ngân sách còn rất lãng phí. Bên cạnh đó thì chính sách tiền tệ còn lúng túng, bị động. Chính sách tỷ giá chưa phát huy tác dụng tích cực như một công cụ hữu hiệu trong nền kinh tế mở.
Ông Ánh cũng nhìn nhận, một trong những nguyên nhân cơ bản khiến chính sách kinh tế vĩ mô không đồng bộ là chính sách được hình thành từ những cơ quan độc lập, lại không được liên hệ với nhau chặt chẽ do thiếu sự chỉ đạo thống nhất, tập trung.
“Hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là các cơ quan hoạch định chính sách ít trao đổi hợp tác với nhau trong quá trình làm chính sách, mỗi cơ quan theo đuổi các ý đồ và lập luận riêng trong khi tổ chức điều hành thống nhất của Chính phủ còn nhiều đỉểm bất cập’, tham luận của tác giả này nêu rõ.
Cần chính sách "một tiếng nói"
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan làm chính sách, đảm bảo tính đồng bộ của các chính sách kinh tế vĩ mô là vấn đề được nhấn mạnh nhiều lần tại hội thảo.
TS. Phạm Đỗ Chí đề xuất thành lập một ủy ban liên bộ ngay trong năm nay để phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các cơ quan khác nhau của chính phủ, cũng như công bố chính sách với “một tiếng nói”, tránh “làm mất niềm tin trong công chúng như mới đây”.
Ông Chí cũng đề nghị tiến hành thông báo về mức dự trữ ngoại hối, và đảm bảo rằng mức dự trữ mỏng manh hiện nay sẽ không được sử dụng để bảo vệ tỷ giá VND ở mức bất hợp lý.
Thay vào đó, một số điều chỉnh đối với tỷ giá chính thức có thể được thực hiện dần dần loại bỏ hệ thống tỷ giá kép hiện hành. Với điều kiện những điều chỉnh tỷ giá này phải đi kèm với chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để giảm tổng cầu và ngăn chặn lạm phát cao trong 1-2 năm tới cho giai đoạn 2011-2015, ông Chí nhấn mạnh.
Theo quan điểm của ông Chí, tăng trưởng tín dụng trong nước và tăng trưởng tiền tệ hằng năm trong 5 năm tiếp theo phải được xác định bởi ủy ban liên bộ, sử dụng phương pháp định lượng nghiêm ngặt, trong mối quan hệ với các mục tiêu hàng năm về tăng trưởng GDP thực tế, lạm phát và cán cân thanh toán.
Quan trọng hơn, ông Chí lưu ý, trong bối cảnh đó, chính sách tài khóa cần được xây dựng bởi ủy ban này để đảm bảo tính kỷ luật hơn so với quá khứ, cụ thể là giảm thâm hụt tài chính tổng thể hàng năm bằng cách giảm tỉ lệ đầu tư/GDP.
Như vậy, tỷ lệ này có thể được đưa từ 42% năm 2010 xuống khoảng 39% vào năm 2011 và dần giảm một điểm % (1%) mỗi năm trong kế hoạch 4 năm tiếp theo đến khoảng 35% vào năm 2015.
Dựa trên tỷ lệ này, các khoản thu chi hằng năm của chính phủ cần phải được xác định một cách chi tiết bởi ủy ban liên bộ và Bộ Tài chính, trong sự nhất quán với các mục tiêu tín dụng trong nước hàng năm nêu trên của Ngân hàng Nhà nước, vị chuyên gia này “hiến kế”.