“Cần giải trình rõ nguồn vốn cho sân bay Long Thành”
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 7,837 tỷ USD (164.589 tỷ đồng)
Đây là yêu cầu được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, chiều 8/10.
Theo tờ trình của Chính phủ, toàn bộ dự án dự kiến chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: đầu tư nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm và hai đường cất hạ cánh song song có cấu hình đóng.
Giai đoạn 2: nhà ga hành khách công suất 50 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,5 triệu tấn/năm và thêm một đường cất hạ cánh mở cửa vào năm 2030.
Giai đoạn sau cùng: nhà ga hành khách đạt công suất 100 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn hàng hóa/năm và 4 đường cất hạ cánh.
Dự kiến, toàn bộ giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.
Khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 7,837 tỷ USD (164.589 tỷ đồng), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết.
Về cơ cấu nguồn vốn, dự kiến vốn nhà nước giai đoạn 1 là 84.624 tỷ đồng còn vốn huy động khu vực ngoài nhà nước là 79.965 tỷ đồng.
Chính phủ cho biết, việc xem xét ảnh hưởng của đầu tư dự án đến tình hình nợ công sẽ được phân tích, đánh giá cụ thể ở bước lập dự án đầu tư.
Tuy nhiên, thẩm tra sơ bộ báo cáo đầu tư dự án, Thường trực Ủy ban Kinh tế hơn một lần bày tỏ lo ngại tác động của dự án tới nợ công và còn rất nhiều băn khoăn khác nhau.
Có ý kiến cho rằng chỉ cần mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (với tổng diện tích là 1.500 ha hiện tại) vẫn có thể nâng công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu, vì các cảng hàng không trong khu vực với diện tích nhỏ hơn vẫn có thể phục vụ lượng khách rất lớn.
Như, cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha có công suất đạt 50 triệu hành khách/năm, cảng hàng không Changi (Singapore) rộng 1.300 ha có công suất đạt 42 triệu hành khách/năm.
Ý kiến khác tại cơ quan thẩm tra phân tích, trong bối cảnh huy động vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, thì cần cân nhắc lựa chọn việc đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành hay đầu tư phát triển hệ thống đường sắt Bắc - Nam hoặc phát triển hệ thống giao thông đường biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặt khác, việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sử dụng một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn, theo một số ý kiến thẩm tra cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Ngoài ra, cũng cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối với sân bay này. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ khả năng huy động vốn, trong khi nếu tính cả ba giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn.
Theo nhìn nhận của Thường trực Ủy ban Kinh tế thì trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư dự án là không đơn giản.
Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ hơn trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng nêu trên thì dự kiến vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cần huy động mỗi năm là bao nhiêu.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, theo báo cáo đầu tư thì hiệu quả kinh tế của dự án với tỷ lệ nội hoàn kinh tế cao (EIRR là 22,1%), nên Nhà nước không cần thiết phải bỏ vốn đầu tư mà có thể kêu gọi các nguồn vốn khác.
Theo tờ trình của Chính phủ, toàn bộ dự án dự kiến chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: đầu tư nhà ga hành khách công suất 25 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,2 triệu tấn/năm và hai đường cất hạ cánh song song có cấu hình đóng.
Giai đoạn 2: nhà ga hành khách công suất 50 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 1,5 triệu tấn/năm và thêm một đường cất hạ cánh mở cửa vào năm 2030.
Giai đoạn sau cùng: nhà ga hành khách đạt công suất 100 triệu khách/năm, nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn hàng hóa/năm và 4 đường cất hạ cánh.
Dự kiến, toàn bộ giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025.
Khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 7,837 tỷ USD (164.589 tỷ đồng), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết.
Về cơ cấu nguồn vốn, dự kiến vốn nhà nước giai đoạn 1 là 84.624 tỷ đồng còn vốn huy động khu vực ngoài nhà nước là 79.965 tỷ đồng.
Chính phủ cho biết, việc xem xét ảnh hưởng của đầu tư dự án đến tình hình nợ công sẽ được phân tích, đánh giá cụ thể ở bước lập dự án đầu tư.
Tuy nhiên, thẩm tra sơ bộ báo cáo đầu tư dự án, Thường trực Ủy ban Kinh tế hơn một lần bày tỏ lo ngại tác động của dự án tới nợ công và còn rất nhiều băn khoăn khác nhau.
Có ý kiến cho rằng chỉ cần mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (với tổng diện tích là 1.500 ha hiện tại) vẫn có thể nâng công suất khai thác để đáp ứng nhu cầu, vì các cảng hàng không trong khu vực với diện tích nhỏ hơn vẫn có thể phục vụ lượng khách rất lớn.
Như, cảng hàng không quốc tế Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha có công suất đạt 50 triệu hành khách/năm, cảng hàng không Changi (Singapore) rộng 1.300 ha có công suất đạt 42 triệu hành khách/năm.
Ý kiến khác tại cơ quan thẩm tra phân tích, trong bối cảnh huy động vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông còn khó khăn, thì cần cân nhắc lựa chọn việc đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành hay đầu tư phát triển hệ thống đường sắt Bắc - Nam hoặc phát triển hệ thống giao thông đường biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặt khác, việc đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành sử dụng một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn, theo một số ý kiến thẩm tra cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Ngoài ra, cũng cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối với sân bay này. Tuy nhiên, báo cáo chưa làm rõ khả năng huy động vốn, trong khi nếu tính cả ba giai đoạn thì tổng mức đầu tư sẽ rất lớn.
Theo nhìn nhận của Thường trực Ủy ban Kinh tế thì trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư dự án là không đơn giản.
Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ hơn trong cơ cấu nguồn vốn sử dụng nêu trên thì dự kiến vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cần huy động mỗi năm là bao nhiêu.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho biết, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, theo báo cáo đầu tư thì hiệu quả kinh tế của dự án với tỷ lệ nội hoàn kinh tế cao (EIRR là 22,1%), nên Nhà nước không cần thiết phải bỏ vốn đầu tư mà có thể kêu gọi các nguồn vốn khác.
Mặt khác, để không ảnh hưởng đến nợ công, đề nghị Chính phủ cho phép Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vay thương mại trực tiếp để xây dựng.
Nhất trí sẽ trình Quốc hội để xin chủ trương đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành, song nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có chung băn khoăn về tính khả thi của nguồn vốn và phương án huy động vốn.
Đất nước có nhu cầu thực sự nhưng hết sức khó khăn, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau khi đề nghị tại kỳ họp Quốc hội tới, Chính phủ cần giải trình rõ về nguồn vốn đầu tư cho dự án này.
Nhất trí sẽ trình Quốc hội để xin chủ trương đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành, song nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có chung băn khoăn về tính khả thi của nguồn vốn và phương án huy động vốn.
Đất nước có nhu cầu thực sự nhưng hết sức khó khăn, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau khi đề nghị tại kỳ họp Quốc hội tới, Chính phủ cần giải trình rõ về nguồn vốn đầu tư cho dự án này.