Cân nhắc khi mua xe đạp điện cho con
Sau khi những kỳ thì vào THPT hoặc Đại học kết thúc, là lúc thị trường xe đạp điện vào mùa. Nhiều phụ huynh chọn xe đạp điện làm "phần thưởng" cho con.
Ưu điểm của xe đạp điện là có trọng lượng nhẹ, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, vận tốc tối đa không quá 25 km/giờ, sử dụng tiện lợi và dễ điều khiển... Do vậy, 2 phương tiện này được nhiều phụ huynh mua cho con đi học.Cẩn thận hàng giả, hàng nháiThị trường xe điện Việt Nam rất đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã… Chính vì vậy, trước hết bố mẹ cần xác định rõ nhu cầu sử dụng xe điện của con để có những lựa chọn chính xác. Khảo sát trên thị trường cho thấy mức giá xe điện phổ biến 7 - 18 triệu với nhiều chủng loại, mẫu mã và nguồn gốc khác nhau. Trong đó bán chạy nhất là dòng xe có kiểu dáng gọn nhẹ, pin sạc 1 lần có thể đi được quãng đường 45km, giá khoảng 9 - 12 triệu đồng/chiếc.Tuy nhiên theo các cơ quan quản lý thị trường, xe đạp điện hàng nhái, hàng kém chất lượng được nhiều cửa hàng trà trộn và bày bán tràn lan. Xe đạp điện nhái, chất lượng thấp chỉ bằng 2/3 so với xe đạp điện chính hãng nhưng lại được bán tương đương với giá xe có thương hiệu hoặc rẻ hơn 1 - 2 triệu đồng/chiếc, khiến nhiều phụ huynh mua nhầm.
Chất lượng xe đạp điện giả rất kém ở 3 bộ phận quan trọng đó là ăcquy (hoặc là pin), động cơ và bộ điều khiển. Hàng rẻ tiền sẽ nhanh bị sụt điện, động cơ hay trục trặc... Ngoài ra, mỗi khi xe bị hỏng, việc sửa chữa ở các thương hiệu giả, nhái thường rất khó khăn, chi phí lớn. Đó là chưa kể đến yếu tố an toàn của bộ khung, phanh xe, lốp…Để mua đúng xe đạp điện chất lượng tốt cho con, các bậc phụ huynh cần lưu ý lựa chọn xe có dập nổi thương hiệu của nhà sản xuất trên động cơ, ở vòng bi, mayơ (đùm) bánh sau xe. Những xe giả hiện nay phần lớn không có. Xe thật đều có phiếu tiêu chuẩn chất lượng, trên mỗi dòng ghi các thông tin như tên xe, loại xe, thông số kỹ thuật có đóng dấu của nhà sản xuất...Trẻ cần được dạy kỹ về an toàn giao thôngỞ lứa tuổi 15 – 16 tuổi khi vừa vào cấp học PTTH, trẻ còn khá non nớt và chủ quan khi tham gia giao thông. Nhiều phụ huynh giao xe cho con nhưng ít khi giám sát hoặc nhắc nhở để con chấp hành nghiêm các quy định về ATTG. Bởi vậy, không khó để bắt gặp học sinh chạy xe đạp điện không đội nón bảo hiểm, chạy xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang trên đường…
Mặt khác, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, đèn xi nhan, nên việc chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn. Ngoài ra, những loại xe này chạy không có tiếng động, nên khi vượt, các xe khác đang lưu thông cùng chiều khó phát hiện, dễ xảy ra va chạm.Ngoài ra, từ trước đến nay, nếu muốn điều khiển xe máy, buộc người cầm lái phải có giấy phép lái xe; tuy nhiên, do luật chưa có quy định người cầm lái xe đạp điện buộc phải thi sát hạch, có giấy phép lái xe, nên việc hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ và kinh nghiệm tham gia giao thông còn kém... Do đó, những nguy hiểm rình rập trẻ trên quãng đường từ nhà đến trường không phải là ít.
Để đảm bảo an toàn cho con cái, các bậc phụ huynh nên có "khóa huấn luyện" kỹ càng cho con tại các con đường nội bộ vắng vẻ, rồi dần dần cho con tập làm quen với việc tham gia giao thông. Hãy nhắc nhở con đội nón bảo hiểm, chấp hành đúng các quy định giao thông. Trẻ chỉ nên chạy xe với vận tốc tối đa 25 km một giờ, vì các thông số về thiết kế khung xe, bánh xe không phù hợp để đi với tốc độ cao hơn.Ngoài ra, hãy bỏ ra khoảng 5-10 phút để kiếm tra trước khi mang chiếc xe đạp điện ra ngoài sử dụng. Đầu tiên là kiểm tra hai lốp trước và sau, không nên bơm quá căng cũng như để lốp non hơi. Tiếp theo là xem hệ thống phanh, tra dầu nếu cảm thấy bóp phanh bị cứng hoặc rít. Nếu xuất hiện tiếng kêu thì cần tra dầu ngay, tốt nhất là mỗi tháng một lần.Các bậc phụ huynh cũng nên giúp con bôi mỡ phần trục trước, trục giữa 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Dựng chân chống giữa và nhấn ga xem động cơ có hoạt động trơn tru hay có bị kẹt không. Sau đó xem xét dây nối giữa bình pin và động cơ, nếu bộ dây này có vấn đề (bị đứt hoặc nghẽn mạch), xe sẽ không thể kích hoạt được chức năng chạy điện.