Cần thêm trách nhiệm, bớt luật lệ trong báo cáo diễn giải
Hiệp hội Kế toán công chứng (ACCA) và Deloitte vừa giới thiệu bản báo cáo xoay quanh vấn đề chất lượng của báo cáo diễn giải
Hiệp hội Kế toán công chứng (ACCA) và Deloitte vừa công bố một bản báo cáo cảnh báo về sự phức tạp ngày càng tăng của các quy tắc và tiêu chuẩn có nguy cơ hạn chế tính hữu dụng của báo cáo diễn giải.
Bảng báo cáo với tựa đề “Gõ đúng nốt, giai điệu nào được tạo nên?” thu thập ý kiến của hơn 230 giám đốc tài chính của các công ty niêm yết tại 9 quốc gia về các thử thách hiện tại và định hình về tương lai của báo cáo diễn giải trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp.
Ngày 21/4, ACCA và Deloitte cũng đã tổ chức một hội thảo tại Hà Nội nhằm tập trung thảo luận về nội dung của bản báo cáo này.
Báo cáo khảo sát cho thấy các nhu cầu khác nhau của các cổ đông và các nhà quản lý dẫn đến tình trạng các báo cáo ngày càng phức tạp hơn và mang tính tuân thủ quy định nhiều hơn.
Giáo sư Isobel Sharp, Phó tổng giám đốc kiểm toán của Deloitte giải thích rằng, các công ty hiện nay đang cố gắng phục vụ hai thân chủ trong cùng một thời điểm. Họ vừa muốn thông báo cho các cổ đông biết tình hình kinh doanh của công ty; mặt khác, họ cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các quy định về công bố thông tin để làm vừa lòng các cơ quan quản lý. Để đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu này một cách nhanh nhất và chính xác trong cùng một báo cáo là một thách thức lớn.
Helen Brand, Giám đốc ACCA cũng cho biết, thậm chí ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tính hiệu lực của các báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành cũng đã được chất vấn. Theo như báo cáo của ACCA, do những yêu cầu pháp lý về kê khai chi tiết ngày càng phức tạp và nhiều hơn đã khiến cho các báo cáo về hiệu quả hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mờ nhạt hơn.
Báo cáo đưa ra một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, nguyên nhân hình thành báo cáo diễn giải là nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý (chiếm 83% lý do), tiếp theo là nhằm đáp ứng nhu cầu của các cổ đông (82%).
Thứ hai, 71% những người được hỏi có cân nhắc đến những thử thách tối quan trọng trong việc đưa ra một báo cáo diễn giải. Các thử thách này bao gồm số lượng yêu cầu đối với những người chuẩn bị báo cáo, chi phí và thời gian cho việc chuẩn bị.
Thứ ba, những người được phỏng vấn cho biết năm thông tin quan trọng mà các cổ đông cần biết nhất gồm: giải thích về kết quả tài chính và tình hình tài chính của công ty (87% số người cho đây là yếu tố quan trọng nhất); xác định các rủi ro quan trọng nhất và tình hình quản trị rủi ro (chiếm 67%); phác thảo kế hoạch tương lai và triển vọng của doanh nghiệp (64%); miêu tả mô hình kinh doanh (60%); và mô tả một số chỉ số kinh doanh trọng yếu (KPIs) (chiếm 58%).
Thứ tư, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 78% người chuẩn bị các báo cáo diễn giải cho rằng rủi ro và quản trị rủi ro chiếm sự quan tâm nhiều nhất của các cổ đông.
Thứ năm, khi nhắc đến việc cải thiện báo cáo diễn giải trong tương lai, 65% số người được hỏi cho biết họ mong muốn môi trường báo cáo có tính tự quyết cao hơn và ít các quy định hơn. 58% muốn biết thêm về ý kiến của kiểm toán viên bên ngoài, 57% tin tưởng nên có những nhấn mạnh hơn vào các thông tin trong tương lai và 51% yêu cầu phải có hướng dẫn của Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Hội đồng này sắp phát hành hướng dẫn báo cáo diễn giải có tựa đề Quản lý luận vào cuối tháng 10/2010.
Theo như kết luận của Giáo sư Isobal Sharp, “chúng ta cần phải tranh luận về định hướng cho tương lai của báo cáo diễn giải. Liệu chúng ta đã dành cho những người chuẩn bị báo cáo nhiều trách nhiệm hơn chưa hay chúng ta để cho các cơ quan hữu quan ban hành nhiều quy tắc hơn để người chuẩn bị tuân theo? Càng ít các số liệu và chi tiết đôi khi lai mang đến nhiều thông tin hơn”.
Bà Helen Brand cũng chia sẻ quan điểm: “Báo cáo hiện nay dường như đã đáp ứng đủ các dữ liệu được yêu cầu nhưng dữ liệu đó có thực là thông tin cần thiết hay không? Người chuẩn bị báo cáo mong muốn nhiều quyền tự quyết hơn và ít các quy định hơn”.
Bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng văn phòng ACCA tại Việt Nam, cho biết khảo sát nói trên là rất kịp thời cho Việt Nam, bởi vì cải thiện chất lượng của báo cáo diễn giải sẽ giúp các cổ đông và những người quan tâm đến doanh nghiệp có được nhiều thông tin hơn về các chỉ số trọng yếu cũng như các khía cạnh rủi ro của công ty.
Còn theo bà Hà Thị Thu Thanh, Tổng giám đốc điều hành Deloitte Việt Nam, “yếu tố quan trọng nhất hiện nay là phải có và phải đào tạo những chuyên gia mà về nguyên tắc có thể giúp đỡ việc lập các báo cáo diễn giải”.
Bảng báo cáo với tựa đề “Gõ đúng nốt, giai điệu nào được tạo nên?” thu thập ý kiến của hơn 230 giám đốc tài chính của các công ty niêm yết tại 9 quốc gia về các thử thách hiện tại và định hình về tương lai của báo cáo diễn giải trong các báo cáo thường niên của doanh nghiệp.
Ngày 21/4, ACCA và Deloitte cũng đã tổ chức một hội thảo tại Hà Nội nhằm tập trung thảo luận về nội dung của bản báo cáo này.
Báo cáo khảo sát cho thấy các nhu cầu khác nhau của các cổ đông và các nhà quản lý dẫn đến tình trạng các báo cáo ngày càng phức tạp hơn và mang tính tuân thủ quy định nhiều hơn.
Giáo sư Isobel Sharp, Phó tổng giám đốc kiểm toán của Deloitte giải thích rằng, các công ty hiện nay đang cố gắng phục vụ hai thân chủ trong cùng một thời điểm. Họ vừa muốn thông báo cho các cổ đông biết tình hình kinh doanh của công ty; mặt khác, họ cũng cần phải tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các quy định về công bố thông tin để làm vừa lòng các cơ quan quản lý. Để đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu này một cách nhanh nhất và chính xác trong cùng một báo cáo là một thách thức lớn.
Helen Brand, Giám đốc ACCA cũng cho biết, thậm chí ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, tính hiệu lực của các báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành cũng đã được chất vấn. Theo như báo cáo của ACCA, do những yêu cầu pháp lý về kê khai chi tiết ngày càng phức tạp và nhiều hơn đã khiến cho các báo cáo về hiệu quả hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mờ nhạt hơn.
Báo cáo đưa ra một số điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, nguyên nhân hình thành báo cáo diễn giải là nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý (chiếm 83% lý do), tiếp theo là nhằm đáp ứng nhu cầu của các cổ đông (82%).
Thứ hai, 71% những người được hỏi có cân nhắc đến những thử thách tối quan trọng trong việc đưa ra một báo cáo diễn giải. Các thử thách này bao gồm số lượng yêu cầu đối với những người chuẩn bị báo cáo, chi phí và thời gian cho việc chuẩn bị.
Thứ ba, những người được phỏng vấn cho biết năm thông tin quan trọng mà các cổ đông cần biết nhất gồm: giải thích về kết quả tài chính và tình hình tài chính của công ty (87% số người cho đây là yếu tố quan trọng nhất); xác định các rủi ro quan trọng nhất và tình hình quản trị rủi ro (chiếm 67%); phác thảo kế hoạch tương lai và triển vọng của doanh nghiệp (64%); miêu tả mô hình kinh doanh (60%); và mô tả một số chỉ số kinh doanh trọng yếu (KPIs) (chiếm 58%).
Thứ tư, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, 78% người chuẩn bị các báo cáo diễn giải cho rằng rủi ro và quản trị rủi ro chiếm sự quan tâm nhiều nhất của các cổ đông.
Thứ năm, khi nhắc đến việc cải thiện báo cáo diễn giải trong tương lai, 65% số người được hỏi cho biết họ mong muốn môi trường báo cáo có tính tự quyết cao hơn và ít các quy định hơn. 58% muốn biết thêm về ý kiến của kiểm toán viên bên ngoài, 57% tin tưởng nên có những nhấn mạnh hơn vào các thông tin trong tương lai và 51% yêu cầu phải có hướng dẫn của Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Hội đồng này sắp phát hành hướng dẫn báo cáo diễn giải có tựa đề Quản lý luận vào cuối tháng 10/2010.
Theo như kết luận của Giáo sư Isobal Sharp, “chúng ta cần phải tranh luận về định hướng cho tương lai của báo cáo diễn giải. Liệu chúng ta đã dành cho những người chuẩn bị báo cáo nhiều trách nhiệm hơn chưa hay chúng ta để cho các cơ quan hữu quan ban hành nhiều quy tắc hơn để người chuẩn bị tuân theo? Càng ít các số liệu và chi tiết đôi khi lai mang đến nhiều thông tin hơn”.
Bà Helen Brand cũng chia sẻ quan điểm: “Báo cáo hiện nay dường như đã đáp ứng đủ các dữ liệu được yêu cầu nhưng dữ liệu đó có thực là thông tin cần thiết hay không? Người chuẩn bị báo cáo mong muốn nhiều quyền tự quyết hơn và ít các quy định hơn”.
Bà Lê Thị Hồng Len, Trưởng văn phòng ACCA tại Việt Nam, cho biết khảo sát nói trên là rất kịp thời cho Việt Nam, bởi vì cải thiện chất lượng của báo cáo diễn giải sẽ giúp các cổ đông và những người quan tâm đến doanh nghiệp có được nhiều thông tin hơn về các chỉ số trọng yếu cũng như các khía cạnh rủi ro của công ty.
Còn theo bà Hà Thị Thu Thanh, Tổng giám đốc điều hành Deloitte Việt Nam, “yếu tố quan trọng nhất hiện nay là phải có và phải đào tạo những chuyên gia mà về nguyên tắc có thể giúp đỡ việc lập các báo cáo diễn giải”.