Căng thẳng cung - cầu giấy in
Từ đầu năm đến nay, giấy in không chỉ liên tục tăng giá, mà tình trạng khan hiếm vẫn đang tiếp tục xảy ra
Từ đầu năm đến nay, giấy in không chỉ liên tục tăng giá, mà tình trạng khan hiếm vẫn đang tiếp tục xảy ra.
Điều này đã khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi “Có hay không có tình trạng đầu cơ đối với nguyên liệu này?”.
Sản xuất trong nước mới đáp ứng gần 50% nhu cầu
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam cho biết: trên thực tế ngành giấy Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 50% so với nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu về giấy in luôn có “áp lực” rất lớn.
Thời gian gần đây, hàng loạt nhà máy sản xuất giấy lớn tại các nước châu Âu đã đóng cửa, khiến sản lượng giấy in trên toàn thế giới sụt giảm khoảng 2 triệu tấn trong năm 2008. “Sản xuất giấy là ngành công nghiệp gây ô nhiễm và tàn phá rừng nghiêm trọng. Vì lý do đó, các quốc gia phát triển đều không mấy mặn mà với việc sản xuất”, ông Dòng nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu giấy tại Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn do biến động tỷ giá VND/USD. Điều này đã khiến họ chỉ có thể cung ứng hàng cho những đơn vị thanh toán tiền ngay.
Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Nhà in Quân đội 1 cho hay: Giấy Tân Mai hiện đang là đơn vị cung ứng giấy in lớn nhất trong cả nước, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về giấy in báo. Nhìn chung, giấy sản xuất ra tới đâu đều tiêu thụ hết ngay tới đó.
Trước tình trạng trên, hiện các nhà in cũng chỉ còn cách là thương lượng với khách hàng để chuyển sang sử dụng loại giấy khác có giá thành cao hơn, để giải quyết nhu cầu trước mắt. Nhưng, ông Tuấn cũng không tránh khỏi lo ngại. “Với mức dự trữ mỏng, nhà sản xuất lại cung ứng theo ngày, sắp tới nếu có bão lũ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển giấy, chắc chắn nhà in sẽ gặp không ít khó khăn”.
Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu giấy xuống 5%
Theo nhận định của ông Dòng, với tình hình giấy “căng thẳng” như hiện nay, giá giấy vở cho học sinh khi bước vào năm học mới 2008-2009 sẽ tăng khoảng 20-25% và số lượng cũng sẽ không dồi dào như hàng năm.
Hiện Hiệp hội In cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài chính nên giảm thuế nhập khẩu giấy xuống mức chung là 5%.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam cho rằng: sự chênh lệch giữa giá giấy nhập khẩu với giá giấy trong nước là nguồn gốc sâu xa dẫn tới tình trạng khan hàng. Nếu điều chỉnh để không còn sự chênh lệch nữa, doanh nghiệp kinh doanh giấy sẽ tích cực nhập hàng, vấn đề sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, “các nhà in cũng cần xem lại hoạt động của mình. Khi đã hoạt động theo cơ chế thị trường thì bản thân doanh nghiệp sẽ phải tự cân đối, dự trữ nguyên liệu, để không bị ảnh hưởng trước các biến động”, ông Bảo nhìn nhận.
* Tốc độ tăng giá giấy in báo thời gian gần đây:
- Ngày 1/1/2008 tăng từ 10.920.000 đồng/tấn lên 11.235.000 đồng/tấn (tương đương 2,88%).
- Ngày 1/3/2008 tăng từ 11.235.000 đồng/tấn lên 11.949.000 đồng/tấn (tương đương 6,35%).
- Ngày 15/3/2008 tăng từ 11.949.000 đồng/tấn lên 12.022.500 đồng/tấn (tương đương 0,61%).
- Ngày 15/4/2008 tăng từ 12.022.500 đồng/tấn lên 12.967.500 đồng/tấn (tương đương 8,75%).
- Ngày 28/6/2008 tăng từ 12.967.500 đồng/tấn lên 15.592.500 đồng/tấn (tương đương 20,24%).
Điều này đã khiến không ít người phải đặt ra câu hỏi “Có hay không có tình trạng đầu cơ đối với nguyên liệu này?”.
Sản xuất trong nước mới đáp ứng gần 50% nhu cầu
Ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam cho biết: trên thực tế ngành giấy Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 50% so với nhu cầu. Vì vậy, nhu cầu về giấy in luôn có “áp lực” rất lớn.
Thời gian gần đây, hàng loạt nhà máy sản xuất giấy lớn tại các nước châu Âu đã đóng cửa, khiến sản lượng giấy in trên toàn thế giới sụt giảm khoảng 2 triệu tấn trong năm 2008. “Sản xuất giấy là ngành công nghiệp gây ô nhiễm và tàn phá rừng nghiêm trọng. Vì lý do đó, các quốc gia phát triển đều không mấy mặn mà với việc sản xuất”, ông Dòng nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu giấy tại Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn do biến động tỷ giá VND/USD. Điều này đã khiến họ chỉ có thể cung ứng hàng cho những đơn vị thanh toán tiền ngay.
Ông Nguyễn Công Tuấn, Giám đốc Nhà in Quân đội 1 cho hay: Giấy Tân Mai hiện đang là đơn vị cung ứng giấy in lớn nhất trong cả nước, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu về giấy in báo. Nhìn chung, giấy sản xuất ra tới đâu đều tiêu thụ hết ngay tới đó.
Trước tình trạng trên, hiện các nhà in cũng chỉ còn cách là thương lượng với khách hàng để chuyển sang sử dụng loại giấy khác có giá thành cao hơn, để giải quyết nhu cầu trước mắt. Nhưng, ông Tuấn cũng không tránh khỏi lo ngại. “Với mức dự trữ mỏng, nhà sản xuất lại cung ứng theo ngày, sắp tới nếu có bão lũ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển giấy, chắc chắn nhà in sẽ gặp không ít khó khăn”.
Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu giấy xuống 5%
Theo nhận định của ông Dòng, với tình hình giấy “căng thẳng” như hiện nay, giá giấy vở cho học sinh khi bước vào năm học mới 2008-2009 sẽ tăng khoảng 20-25% và số lượng cũng sẽ không dồi dào như hàng năm.
Hiện Hiệp hội In cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài chính nên giảm thuế nhập khẩu giấy xuống mức chung là 5%.
Ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy Việt Nam cho rằng: sự chênh lệch giữa giá giấy nhập khẩu với giá giấy trong nước là nguồn gốc sâu xa dẫn tới tình trạng khan hàng. Nếu điều chỉnh để không còn sự chênh lệch nữa, doanh nghiệp kinh doanh giấy sẽ tích cực nhập hàng, vấn đề sẽ được giải quyết.
Tuy nhiên, “các nhà in cũng cần xem lại hoạt động của mình. Khi đã hoạt động theo cơ chế thị trường thì bản thân doanh nghiệp sẽ phải tự cân đối, dự trữ nguyên liệu, để không bị ảnh hưởng trước các biến động”, ông Bảo nhìn nhận.
* Tốc độ tăng giá giấy in báo thời gian gần đây:
- Ngày 1/1/2008 tăng từ 10.920.000 đồng/tấn lên 11.235.000 đồng/tấn (tương đương 2,88%).
- Ngày 1/3/2008 tăng từ 11.235.000 đồng/tấn lên 11.949.000 đồng/tấn (tương đương 6,35%).
- Ngày 15/3/2008 tăng từ 11.949.000 đồng/tấn lên 12.022.500 đồng/tấn (tương đương 0,61%).
- Ngày 15/4/2008 tăng từ 12.022.500 đồng/tấn lên 12.967.500 đồng/tấn (tương đương 8,75%).
- Ngày 28/6/2008 tăng từ 12.967.500 đồng/tấn lên 15.592.500 đồng/tấn (tương đương 20,24%).