Căng thẳng tiền tệ Trung-Mỹ leo nấc thang mới
Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đầu tiên về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đầu tiên về vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ, Trung Quốc tuyên bố hành động này có thể làm phương hại tới quan hệ kinh tế song phương. Theo giới phân tích, những diễn biến mới này đẩy căng thẳng tiền tệ giữa hai cường quốc kinh tế tiến gần hơn tới một cuộc chiến thương mại.
Theo hãng tin AP, ngày 30/9, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố, dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua về việc trừng phạt nước này trong vấn đề tỷ giá là vi phạm các nguyên tắc về thương mại tự do. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy sẽ áp dụng các biện pháp “phản đòn” Washington, sau khi đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như thịt gà, thép và nylon trong mấy tháng gần đây.
Sau nhiều năm căng thẳng tiền tệ Trung-Mỹ leo thang, dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua là dự luật đầu tiên liên quan tới vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ. Dự luật được thông qua vào tối ngày 29/9 tại Washington này cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ. Phía Mỹ cho rằng, Trung Quốc thực hiện chính sách thao túng tỷ giá đồng tiền, định giá Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực 20-40% để hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu của nước này, đồng thời gây thiệt hại cho hàng hóa và các nhà xuất khẩu Mỹ.
Dự luật đã được các nhà làm luật thuộc Hạ viện Mỹ thông qua với 348 phiếu thuận và 79 phiếu chống. Hiện còn chưa rõ tới thời điểm nào thì Thượng viện Mỹ sẽ xem xét và bỏ phiếu đối với dự luật này.
Dự luật về tỷ giá Nhân dân tệ được Hạ viện Mỹ thông qua ngay trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội của nước này vào tháng 11 tới. Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama đứng trước nguy cơ mất nhiều ghế trong Quốc hội khi mối lo chính của cử tri Mỹ hiện là tỷ lệ thất nghiệp lên tới 9,6% của nước này.
Nhiều khả năng, Thượng viện sẽ có kết luận đối với dự luật sau cuộc bầu cử tháng 11. Tuy nhiên, theo giới phân tích, tới khi đó, áp lực phải thông qua dự luật sẽ giảm đi rất nhiều.
“Đây là một bước tiến gần hơn tới chiến tranh thương mại. Chỉ là một bước tiến, nhưng đã làm tăng khả năng xảy ra kết cục này”, ông Dariusz Kowalczyk, một chuyên gia kinh tế thuộc công ty Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, nhận định trên AP.
Trong bài phát biểu ngày 30/9, phát ngôn viên Yao Jian của Bộ Thương mại Trung Quốc nói: “Không thể cho rằng đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp do thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và áp dụng những biện pháp bảo hộ thương mại dựa trên kết luận như vậy”.
Trong một bài phát biểu khác, phát ngôn viên Jiang Yu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Áp dụng chủ nghĩa bảo hộ thương mại đối với Trung Quốc vì vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ sẽ chỉ làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế thương mại Trung-Mỹ”.
Theo AP, những áp trong thương mại quốc tế đang có chiều hướng gia tăng cùng với tốc độ phục hồi yếu ớt của nền kinh tế toàn cầu. Các chính phủ Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác đã cam kết tránh áp dụng chủ nghĩa bảo hộ vì điều này có thể tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Washington và Bắc Kinh đã áp dụng thuế chống bán phá giá và các hàng rào thuế quan khác đối với hàng loạt mặt hàng của nhau, như thịt gia cầm, ống thép và lốp xe.
Dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua không áp dụng các biện pháp trừng phạt tự động, nhưng bổ sung việc thao túng tỷ giá tiền tệ để tạo lợi thế thương mại vào danh sách định nghĩa các biện pháp trợ giá không phù hợp. Theo dự luật, Bộ Thương mại Mỹ sẽ là cơ quan quyết định có áp dụng các biện pháp trừng phạt hay không.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề tỷ giá leo thang trong mấy tuần gần đây. Hồi tháng 6, Bắc Kinh cam kết tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ, nhưng từ đó tới nay, đồng tiền này mới tăng giá khoảng 2% so với USD, và điều này khiến Washington mất kiên nhẫn.
Trong một cuộc gặp mới đây với Tổng thống Obama tại New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cam kết sẽ tăng tỷ giá mạnh hơn. Tuy nhiên, trong một bài phát biểu trước cuộc gặp, ông Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, việc tăng mạnh tỷ giá Nhân dân tệ sẽ khiến hàng loạt người Trung Quốc mất việc và đẩy nhiều công ty của nước này vào cảnh phá sản.
Bắc Kinh có thể tiếp tục phải đối mặt với sức ép gia tăng trong vấn đề tỷ giá tại cuộc họp 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 11/11 tới tại Seoul, Hàn Quốc. Tình hình có khả năng căng thẳng hơn trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều trong tình trạng phục hồi chậm chạp.
“Với nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, các quốc gia với thặng dư cán cân vãng lai lớn có khả năng sẽ phải chịu áp lực gia tăng từ những nước có thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao”, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs nhận định trong báo cáo ra ngày 29/9.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil nhận định rằng, một số quốc gia đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng cách làm suy yếu tỷ giá đồng nội tệ và kiểm soát các dòng vốn. Ông cảnh báo rằng, cách làm này có thể dẫn tới “chiến tranh tiền tệ toàn cầu”.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ hiện đang gây chia cắt cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Các nhà xuất khẩu tại Mỹ cho rằng, họ bị thiệt hại bởi hàng hóa cạnh tranh không bình đẳng từ Trung Quốc, nhưng các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc hoặc xuất khẩu hàng hóa đi từ nước này thì lo ngại họ có thể chịu thiệt hại từ việc Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc Bắc Kinh có hành động trả đũa.
Theo hãng tin AP, ngày 30/9, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố, dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua về việc trừng phạt nước này trong vấn đề tỷ giá là vi phạm các nguyên tắc về thương mại tự do. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa phát đi tín hiệu nào cho thấy sẽ áp dụng các biện pháp “phản đòn” Washington, sau khi đã áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như thịt gà, thép và nylon trong mấy tháng gần đây.
Sau nhiều năm căng thẳng tiền tệ Trung-Mỹ leo thang, dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua là dự luật đầu tiên liên quan tới vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ. Dự luật được thông qua vào tối ngày 29/9 tại Washington này cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng mạnh hơn tỷ giá Nhân dân tệ. Phía Mỹ cho rằng, Trung Quốc thực hiện chính sách thao túng tỷ giá đồng tiền, định giá Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực 20-40% để hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu của nước này, đồng thời gây thiệt hại cho hàng hóa và các nhà xuất khẩu Mỹ.
Dự luật đã được các nhà làm luật thuộc Hạ viện Mỹ thông qua với 348 phiếu thuận và 79 phiếu chống. Hiện còn chưa rõ tới thời điểm nào thì Thượng viện Mỹ sẽ xem xét và bỏ phiếu đối với dự luật này.
Dự luật về tỷ giá Nhân dân tệ được Hạ viện Mỹ thông qua ngay trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội của nước này vào tháng 11 tới. Đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama đứng trước nguy cơ mất nhiều ghế trong Quốc hội khi mối lo chính của cử tri Mỹ hiện là tỷ lệ thất nghiệp lên tới 9,6% của nước này.
Nhiều khả năng, Thượng viện sẽ có kết luận đối với dự luật sau cuộc bầu cử tháng 11. Tuy nhiên, theo giới phân tích, tới khi đó, áp lực phải thông qua dự luật sẽ giảm đi rất nhiều.
“Đây là một bước tiến gần hơn tới chiến tranh thương mại. Chỉ là một bước tiến, nhưng đã làm tăng khả năng xảy ra kết cục này”, ông Dariusz Kowalczyk, một chuyên gia kinh tế thuộc công ty Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, nhận định trên AP.
Trong bài phát biểu ngày 30/9, phát ngôn viên Yao Jian của Bộ Thương mại Trung Quốc nói: “Không thể cho rằng đồng Nhân dân tệ đang bị định giá thấp do thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và áp dụng những biện pháp bảo hộ thương mại dựa trên kết luận như vậy”.
Trong một bài phát biểu khác, phát ngôn viên Jiang Yu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Áp dụng chủ nghĩa bảo hộ thương mại đối với Trung Quốc vì vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ sẽ chỉ làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế thương mại Trung-Mỹ”.
Theo AP, những áp trong thương mại quốc tế đang có chiều hướng gia tăng cùng với tốc độ phục hồi yếu ớt của nền kinh tế toàn cầu. Các chính phủ Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác đã cam kết tránh áp dụng chủ nghĩa bảo hộ vì điều này có thể tác động bất lợi tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Washington và Bắc Kinh đã áp dụng thuế chống bán phá giá và các hàng rào thuế quan khác đối với hàng loạt mặt hàng của nhau, như thịt gia cầm, ống thép và lốp xe.
Dự luật mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua không áp dụng các biện pháp trừng phạt tự động, nhưng bổ sung việc thao túng tỷ giá tiền tệ để tạo lợi thế thương mại vào danh sách định nghĩa các biện pháp trợ giá không phù hợp. Theo dự luật, Bộ Thương mại Mỹ sẽ là cơ quan quyết định có áp dụng các biện pháp trừng phạt hay không.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề tỷ giá leo thang trong mấy tuần gần đây. Hồi tháng 6, Bắc Kinh cam kết tăng tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ, nhưng từ đó tới nay, đồng tiền này mới tăng giá khoảng 2% so với USD, và điều này khiến Washington mất kiên nhẫn.
Trong một cuộc gặp mới đây với Tổng thống Obama tại New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cam kết sẽ tăng tỷ giá mạnh hơn. Tuy nhiên, trong một bài phát biểu trước cuộc gặp, ông Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, việc tăng mạnh tỷ giá Nhân dân tệ sẽ khiến hàng loạt người Trung Quốc mất việc và đẩy nhiều công ty của nước này vào cảnh phá sản.
Bắc Kinh có thể tiếp tục phải đối mặt với sức ép gia tăng trong vấn đề tỷ giá tại cuộc họp 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 11/11 tới tại Seoul, Hàn Quốc. Tình hình có khả năng căng thẳng hơn trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều trong tình trạng phục hồi chậm chạp.
“Với nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, các quốc gia với thặng dư cán cân vãng lai lớn có khả năng sẽ phải chịu áp lực gia tăng từ những nước có thâm hụt ngân sách lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao”, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs nhận định trong báo cáo ra ngày 29/9.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Brazil nhận định rằng, một số quốc gia đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng cách làm suy yếu tỷ giá đồng nội tệ và kiểm soát các dòng vốn. Ông cảnh báo rằng, cách làm này có thể dẫn tới “chiến tranh tiền tệ toàn cầu”.
Vấn đề tỷ giá Nhân dân tệ hiện đang gây chia cắt cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Các nhà xuất khẩu tại Mỹ cho rằng, họ bị thiệt hại bởi hàng hóa cạnh tranh không bình đẳng từ Trung Quốc, nhưng các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc hoặc xuất khẩu hàng hóa đi từ nước này thì lo ngại họ có thể chịu thiệt hại từ việc Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc Bắc Kinh có hành động trả đũa.