“Cắt ngọn” cao ốc 8B Lê Trực và hai chiều ý kiến
Những quan điểm khác nhau về việc phá dỡ phần xây dựng trái phép tại dự án cao ốc 8B Lê Trực, Hà Nội
Đang có những ý kiến trái chiều xung quanh việc phá dỡ phần xây dựng sai phép tại dự án cao ốc 8B Lê Trực (Hà Nội), đặc biệt là sau khi chủ đầu tư và khách hàng mua nhà tại dự án này đồng loạt “kêu cứu”.
Phần đa ý kiến bày tỏ quan điểm “cần phải cứng rắn và cương quyết” đối với những sai phạm của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Lê Trực tại dự án nói trên, bất kể là việc cưỡng chế gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình như thế nào.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, những người đã trót mua nhà không có lỗi và quyền lợi hợp pháp của họ phải được bảo đảm. Việc cố tình xây dựng vượt số tầng quy định và sai thiết kế được duyệt hoàn toàn là trách nhiệm của chủ đầu tư. Do đó, việc xử phạt nhằm vào kinh tế, thậm chí là truy tố hình sự đối với cá nhân, tập thể có liên quan là phương án được xem là “thấu tình, đạt lý nhất”.
“Nguy cơ tiềm ẩn”
Là một chuyên gia trong ngành xây dựng, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO), ông Nguyễn Lương Bình cho rằng, việc phá dỡ nhà cao tầng nói chung và dự án 8B Lê Trực nói riêng là “khá khó khăn và phức tạp”.
Bởi theo ông Bình, nhà cao tầng Việt Nam thường áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng. Hơn nữa, phần lớn nhà cao tầng cũng nằm lẫn trong các khu dân cư, xung quanh là nhà thấp tầng hoặc trong khu nhà cao tầng.
Bên cạnh đó theo tính toán, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế thường là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ khung không gian ổn định. Do vậy, công trình sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc bị biến dạng và chuyển vị..
Với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động, chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, lượng thép trong kết cấu bê tông là dày và nhiều nên việc phá dỡ sẽ làm giảm khả năng liên kết thép, bê tông.
“Về cấu tạo, việc phá dỡ cũng dẫn đến các cấu tạo sai khác so với ban đầu. Các nút khung, các nút liên kết giữa cột vách và dầm nối ở các vách cứng hay lõi cứng là những vị trí tập trung nội lực lớn. Khi phá dỡ sẽ xảy ra hư hỏng cục bộ. Trong phá dỡ, sẽ để lại kết cấu thừa, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn chịu lực và thẩm mỹ kiến trúc”, chuyên gia này nói.
Còn theo TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, hầu như không có việc cắt ngọn công trình.
Theo ông Chủng, thường người ta chỉ có kéo sập, phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ, mìn công nghệ cao. Chỉ có riêng Việt Nam thường xuyên xảy ra việc để chủ công trình xây sai xong, lại phải cắt ngọn.
“Với công trình số 8B Lê Trực (Hà Nội), nếu “cắt” hết phần sai phạm công trình sẽ tan tành. Vì ngoài hạ độ cao 16m xây vượt, công trình phải cắt khoảng lùi ở các mặt của tòa nhà. Việc phá dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực chắc chắn ảnh hưởng đến mặt kết cấu”, ông Chủng nói.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng, nói rằng, công trình 8B Lê Trực có số tầng sai phạm lớn khi cắt ngọn, nếu cắt giật cấp thì phải cùng cân, có các trụ đỡ vì nếu không cẩn thận có thể gây lệch tâm tòa nhà.
Ở góc độ kinh tế - xã hội, một chuyên gia Hiệp hội Bất động sản cho rằng, việc không phá dỡ phần sai phạm dự án 8B Lê Trực cũng có những lợi ích nhất định.
Bởi hiện nay, người mua nhà đang khẩn thiết kêu cứu tới các cơ quan quản lý vì lo ngại chất lượng của toàn công trình. Nếu không phá dỡ thì lo ngại này được loại bỏ. Việc chủ đầu tư muốn được “hiến tặng” phần xây dựng sai phép này cho nhà nước hoặc các đơn vị công ích cũng là một đề xuất cần xem xét.
Còn theo quy định tại Nghị định số 121/2013 của Chính phủ về một số quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng sai phép, không phép thì: hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
“Phải kiên quyết”
Có phần trái ngược với các quan điểm trên, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng, việc phá dỡ công trình xây dựng 8B Lê Trực không thể nói là an toàn hay không an toàn được. Về lý thuyết, việc một toà nhà được bỏ bớt số tầng và các hạng mục phía trên sẽ làm cho toà nhà nhẹ hơn và càng tốt cho chất lượng và độ bền của toà nhà.
“Các dự án khác có thể chấp nhận phạt cho tồn tại, chẳng hạn như khu biệt thự ở Ba Vì, bởi nó không ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng. Còn với dự án 8B Lê Trực, thì không thể áp dụng hình thức này vì nó liên quan đến cảnh quan của cả khu vực Ba Bình và thậm chí là an ninh, quốc phòng”, ông Liêm nói.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng khẳng định, với một dự án, việc phá dỡ một phần nào đó, nếu được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu toà nhà được. Dự án 8B Lê Trực được xây dựng lên chắc chắn có sự “bảo kê” của một số đối tượng. Do vậy, việc nêu ra các đề xuất này nọ chỉ là ý đồ của chủ đầu tư lẫn các đối tượng “bảo kê” đó.
Theo ông Trương Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam, việc phá dỡ một phần toà nhà là có thể thực hiện được.
Những lý do mà chủ đầu tư dự án 8B đưa ra trong thời gian qua rõ ràng là không thỏa đáng. Đặc biệt, việc chậm trễ khắc phục sai phạm của chủ đầu tư cũng không thể chấp nhận được, bởi nếu lo sợ hoạt động “cắt ngọn” chủ đầu tư hay đơn vị được chỉ định không làm được thì các đơn vị thi công chuyên nghiệp khác sẵn sàng vào cuộc phá dỡ công trình mà không làm ảnh hưởng đến tòa nhà.
Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cũng khẳng định, sai phạm tại dự án 8B Lê Trực là quá rõ ràng và nghiêm trọng. Việc phá dỡ phần xây dựng trái phép là điều cần thiết.
Phần đa ý kiến bày tỏ quan điểm “cần phải cứng rắn và cương quyết” đối với những sai phạm của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần May Lê Trực tại dự án nói trên, bất kể là việc cưỡng chế gây ảnh hưởng tới chất lượng công trình như thế nào.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, những người đã trót mua nhà không có lỗi và quyền lợi hợp pháp của họ phải được bảo đảm. Việc cố tình xây dựng vượt số tầng quy định và sai thiết kế được duyệt hoàn toàn là trách nhiệm của chủ đầu tư. Do đó, việc xử phạt nhằm vào kinh tế, thậm chí là truy tố hình sự đối với cá nhân, tập thể có liên quan là phương án được xem là “thấu tình, đạt lý nhất”.
“Nguy cơ tiềm ẩn”
Là một chuyên gia trong ngành xây dựng, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ, thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO), ông Nguyễn Lương Bình cho rằng, việc phá dỡ nhà cao tầng nói chung và dự án 8B Lê Trực nói riêng là “khá khó khăn và phức tạp”.
Bởi theo ông Bình, nhà cao tầng Việt Nam thường áp dụng giải pháp hệ kết cấu khung giằng, hệ thống vách lõi cứng chịu chủ yếu tải trọng ngang và có khả năng phân tán năng lượng lớn, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng. Hơn nữa, phần lớn nhà cao tầng cũng nằm lẫn trong các khu dân cư, xung quanh là nhà thấp tầng hoặc trong khu nhà cao tầng.
Bên cạnh đó theo tính toán, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế thường là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ khung không gian ổn định. Do vậy, công trình sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc bị biến dạng và chuyển vị..
Với tính chất của bê tông, khi phá dỡ các chấn động và rung động, chắc chắn sẽ làm om kết cấu bê tông cốt thép phần dưới, các cốt liệu bị rời rạc, cấu trúc bê tông cũng bị phá hủy. Bên cạnh đó, lượng thép trong kết cấu bê tông là dày và nhiều nên việc phá dỡ sẽ làm giảm khả năng liên kết thép, bê tông.
“Về cấu tạo, việc phá dỡ cũng dẫn đến các cấu tạo sai khác so với ban đầu. Các nút khung, các nút liên kết giữa cột vách và dầm nối ở các vách cứng hay lõi cứng là những vị trí tập trung nội lực lớn. Khi phá dỡ sẽ xảy ra hư hỏng cục bộ. Trong phá dỡ, sẽ để lại kết cấu thừa, đây là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn chịu lực và thẩm mỹ kiến trúc”, chuyên gia này nói.
Còn theo TS. Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cho thấy, hầu như không có việc cắt ngọn công trình.
Theo ông Chủng, thường người ta chỉ có kéo sập, phá hủy toàn bộ tòa nhà bằng thuốc nổ, mìn công nghệ cao. Chỉ có riêng Việt Nam thường xuyên xảy ra việc để chủ công trình xây sai xong, lại phải cắt ngọn.
“Với công trình số 8B Lê Trực (Hà Nội), nếu “cắt” hết phần sai phạm công trình sẽ tan tành. Vì ngoài hạ độ cao 16m xây vượt, công trình phải cắt khoảng lùi ở các mặt của tòa nhà. Việc phá dỡ tòa nhà số 8B Lê Trực chắc chắn ảnh hưởng đến mặt kết cấu”, ông Chủng nói.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng, nói rằng, công trình 8B Lê Trực có số tầng sai phạm lớn khi cắt ngọn, nếu cắt giật cấp thì phải cùng cân, có các trụ đỡ vì nếu không cẩn thận có thể gây lệch tâm tòa nhà.
Ở góc độ kinh tế - xã hội, một chuyên gia Hiệp hội Bất động sản cho rằng, việc không phá dỡ phần sai phạm dự án 8B Lê Trực cũng có những lợi ích nhất định.
Bởi hiện nay, người mua nhà đang khẩn thiết kêu cứu tới các cơ quan quản lý vì lo ngại chất lượng của toàn công trình. Nếu không phá dỡ thì lo ngại này được loại bỏ. Việc chủ đầu tư muốn được “hiến tặng” phần xây dựng sai phép này cho nhà nước hoặc các đơn vị công ích cũng là một đề xuất cần xem xét.
Còn theo quy định tại Nghị định số 121/2013 của Chính phủ về một số quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng sai phép, không phép thì: hành vi xây dựng sai phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
“Phải kiên quyết”
Có phần trái ngược với các quan điểm trên, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói rằng, việc phá dỡ công trình xây dựng 8B Lê Trực không thể nói là an toàn hay không an toàn được. Về lý thuyết, việc một toà nhà được bỏ bớt số tầng và các hạng mục phía trên sẽ làm cho toà nhà nhẹ hơn và càng tốt cho chất lượng và độ bền của toà nhà.
“Các dự án khác có thể chấp nhận phạt cho tồn tại, chẳng hạn như khu biệt thự ở Ba Vì, bởi nó không ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng. Còn với dự án 8B Lê Trực, thì không thể áp dụng hình thức này vì nó liên quan đến cảnh quan của cả khu vực Ba Bình và thậm chí là an ninh, quốc phòng”, ông Liêm nói.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng khẳng định, với một dự án, việc phá dỡ một phần nào đó, nếu được thực hiện đúng quy trình, đúng kỹ thuật sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu toà nhà được. Dự án 8B Lê Trực được xây dựng lên chắc chắn có sự “bảo kê” của một số đối tượng. Do vậy, việc nêu ra các đề xuất này nọ chỉ là ý đồ của chủ đầu tư lẫn các đối tượng “bảo kê” đó.
Theo ông Trương Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam, việc phá dỡ một phần toà nhà là có thể thực hiện được.
Những lý do mà chủ đầu tư dự án 8B đưa ra trong thời gian qua rõ ràng là không thỏa đáng. Đặc biệt, việc chậm trễ khắc phục sai phạm của chủ đầu tư cũng không thể chấp nhận được, bởi nếu lo sợ hoạt động “cắt ngọn” chủ đầu tư hay đơn vị được chỉ định không làm được thì các đơn vị thi công chuyên nghiệp khác sẵn sàng vào cuộc phá dỡ công trình mà không làm ảnh hưởng đến tòa nhà.
Chủ tịch Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cũng khẳng định, sai phạm tại dự án 8B Lê Trực là quá rõ ràng và nghiêm trọng. Việc phá dỡ phần xây dựng trái phép là điều cần thiết.