Chủ và khách dự án 8B Lê Trực cùng “kêu cứu”
Việc phá dỡ phần sai phạm được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ an toàn của toà nhà
Cả chủ đầu tư và khách hàng mua nhà tại dự án cao ốc
8B Lê Trực (Hà Nội) vừa đồng loạt “kêu cứu”, sau khi cơ quan chức
năng tiến hành cưỡng chế phá dỡ phần sai phạm tại dự án này
được gần hai tuần nay.
“Có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng”
Trong văn bản vừa gửi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Công ty Cổ phần May Lê Trực - chủ đầu tư dự án chung cư 8B Lê Trực thêm một lần nữa gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng cùng các cơ quan ban ngành của Trung ương và Hà Nội, vì đã để xảy ra những sai phạm để lại những “hậu quả khủng khiếp” mà công ty phải gánh chịu trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, sau một thời gian cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, phá dỡ phần sai phạm, thì đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng an toàn chịu lực và tuổi thọ của công trình.
Cụ thể, căn cứ vào báo cáo của nhà thầu phá dỡ và thực tế kiểm tra công tác phá dỡ tại công trình, cho thấy việc phá dỡ tầng 19 đã gây ra hiện tượng rung chấn rất mạnh đến kết cấu tầng 1 và cả các tầng hầm cũng như toàn bộ hệ thống tường xây gạch, trần, gạch đá ốp lát, hệ khung kính mặt ngoài của công trình đã thi công xong.
Theo doanh nghiệp này, hiện tượng rung chấn mạnh do quá trình phá dỡ này ảnh hưởng nặng nề đến khả năng an toàn chịu lực và tuổi thọ của công trình còn lại sau khi đưa vào sử dụng, mang đến những nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng cho người sử dụng mà không ai có thể lường trước, không thể biết sự cố sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Cùng với đó là nguy cơ mất an toàn cho khu cư dân liền kề, xung quanh công trình; nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và người đi đường….
Bên cạnh đó, việc phải phá dỡ phần công trình đã xây dựng hoàn thành gây ra lãng phí của cải vật chất cho xã hội, thiệt hại về mặt kinh tế trong khi đất nước vẫn đang cần nhiều cơ sở phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Với những lý do trên, Công ty Cổ phần May Lê Trực đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội xem xét, cho phép được thực hiện một trong 3 phương án.
Phương án 1: Công ty Cổ phần May Lê Trực được nhận hình thức xử phạt bằng tài chính như một số các công trình vi phạm trật tự xây dựng khác và cho phép tồn tại phần công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.
Phương án 2: Dừng việc phá dỡ phần công trình vi phạm đang thực hiện để Nhà nước, thành phố dùng phần công trình xây dựng này vào mục đích công ích có lợi cho cộng đồng hoặc phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Phương án 3: Cho phép Công ty Cổ phần May Lê Trực được chủ động liên hệ với Hội Chữ Thập Đỏ để dùng phần công trình xây dựng sai phép vào mục đích từ thiện.
“Chúng tôi đã nhận thức rất rõ sai phạm của mình và đang phải trả giá rất đắt bằng những gì khủng khiếp đã, đang trải qua, mong Thủ tướng; các đồng chí Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan liên quan nhìn nhận, giải quyết sự việc có lý, có tình để chúng tôi có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm”, văn bản của Công ty Cổ phần May Lê Trực nêu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho biết, việc dự án bị tạm đình chỉ, cưỡng chế phá dỡ phần diện tích sai phép đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, thu nhập đời sống của tập thể cán bộ công nhân viên, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của công nhân lao động.
Người mua nhà đòi bảo vệ quyền lợi
Liên quan đến quá trình cưỡng chế phá dỡ dự án 8B Lê Trực, hàng chục khách hàng đã đóng tiền mua căn hộ tại dự án này cũng đã có đơn “kêu cứu” tới Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan.
Theo đó, đại diện các khách hàng cho rằng, việc họ đóng tiền mua căn hộ tại dự án này là hoàn toàn đúng pháp luật. Việc chủ đầu tư sai phạm ở khâu nào, hạng mục nào thì phải xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
“Dự án hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, khi tham gia chứng kiến phá dỡ phần sai phạm dù ở tầng trên nhưng đã ảnh hưởng tới tất cả các tầng còn lại, do đó chất lượng của toàn toà nhà chắc chắn sẽ không đảm bảo”, đơn kêu cứu của khách hàng nêu.
Trong khi đó, theo khách hàng Nguyễn Thị Hồng Xuân, tập thể người mua nhà sẽ viết đơn gửi trực tiếp lên thanh tra xây dựng để cơ quan chức năng có phương án phá dỡ sao cho hợp lý. Theo bà Xuân, cơ quan quản lý cũng phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người mua nhà tại dự án.
Sau khi tiếp nhận đơn phản ánh của người mua nhà, sáng 18/3, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên đã có buổi đối thoại trực tiếp với hàng chục khách hàng mua căn hộ tại dự án.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, quá trình để xảy ra sai phạm tại dự án này, các cơ quan chức năng của Hà Nội phải chịu trách nhiệm và tìm hướng xử lý phù hợp nhất.
“Tòa nhà 8B Lê Trực do UBND quận Ba Đình ra quyết định cưỡng chế, do vậy khách hàng nên kiến nghị lên UBND quận Ba Đình. Và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng phải có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại”, ông Yên nói.
Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho biết sẽ báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, sau đó để UBND thành phố Hà Nội giải quyết. Việc phá dỡ phải có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, và đơn vị phá dỡ phải có chuyên môn.
“Chúng tôi sẽ chuyển đơn này để Hà Nội kiểm tra, nếu không đúng điều kiện thì phải dừng việc phá dỡ”, ông Yên nói.
“Có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng”
Trong văn bản vừa gửi lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Công ty Cổ phần May Lê Trực - chủ đầu tư dự án chung cư 8B Lê Trực thêm một lần nữa gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng cùng các cơ quan ban ngành của Trung ương và Hà Nội, vì đã để xảy ra những sai phạm để lại những “hậu quả khủng khiếp” mà công ty phải gánh chịu trong thời gian qua.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, sau một thời gian cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế, phá dỡ phần sai phạm, thì đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng an toàn chịu lực và tuổi thọ của công trình.
Cụ thể, căn cứ vào báo cáo của nhà thầu phá dỡ và thực tế kiểm tra công tác phá dỡ tại công trình, cho thấy việc phá dỡ tầng 19 đã gây ra hiện tượng rung chấn rất mạnh đến kết cấu tầng 1 và cả các tầng hầm cũng như toàn bộ hệ thống tường xây gạch, trần, gạch đá ốp lát, hệ khung kính mặt ngoài của công trình đã thi công xong.
Theo doanh nghiệp này, hiện tượng rung chấn mạnh do quá trình phá dỡ này ảnh hưởng nặng nề đến khả năng an toàn chịu lực và tuổi thọ của công trình còn lại sau khi đưa vào sử dụng, mang đến những nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng cho người sử dụng mà không ai có thể lường trước, không thể biết sự cố sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.
Cùng với đó là nguy cơ mất an toàn cho khu cư dân liền kề, xung quanh công trình; nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và người đi đường….
Bên cạnh đó, việc phải phá dỡ phần công trình đã xây dựng hoàn thành gây ra lãng phí của cải vật chất cho xã hội, thiệt hại về mặt kinh tế trong khi đất nước vẫn đang cần nhiều cơ sở phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Với những lý do trên, Công ty Cổ phần May Lê Trực đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội xem xét, cho phép được thực hiện một trong 3 phương án.
Phương án 1: Công ty Cổ phần May Lê Trực được nhận hình thức xử phạt bằng tài chính như một số các công trình vi phạm trật tự xây dựng khác và cho phép tồn tại phần công trình đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng.
Phương án 2: Dừng việc phá dỡ phần công trình vi phạm đang thực hiện để Nhà nước, thành phố dùng phần công trình xây dựng này vào mục đích công ích có lợi cho cộng đồng hoặc phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Phương án 3: Cho phép Công ty Cổ phần May Lê Trực được chủ động liên hệ với Hội Chữ Thập Đỏ để dùng phần công trình xây dựng sai phép vào mục đích từ thiện.
“Chúng tôi đã nhận thức rất rõ sai phạm của mình và đang phải trả giá rất đắt bằng những gì khủng khiếp đã, đang trải qua, mong Thủ tướng; các đồng chí Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan liên quan nhìn nhận, giải quyết sự việc có lý, có tình để chúng tôi có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm”, văn bản của Công ty Cổ phần May Lê Trực nêu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng cho biết, việc dự án bị tạm đình chỉ, cưỡng chế phá dỡ phần diện tích sai phép đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, thu nhập đời sống của tập thể cán bộ công nhân viên, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của công nhân lao động.
Người mua nhà đòi bảo vệ quyền lợi
Liên quan đến quá trình cưỡng chế phá dỡ dự án 8B Lê Trực, hàng chục khách hàng đã đóng tiền mua căn hộ tại dự án này cũng đã có đơn “kêu cứu” tới Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan.
Theo đó, đại diện các khách hàng cho rằng, việc họ đóng tiền mua căn hộ tại dự án này là hoàn toàn đúng pháp luật. Việc chủ đầu tư sai phạm ở khâu nào, hạng mục nào thì phải xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
“Dự án hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, khi tham gia chứng kiến phá dỡ phần sai phạm dù ở tầng trên nhưng đã ảnh hưởng tới tất cả các tầng còn lại, do đó chất lượng của toàn toà nhà chắc chắn sẽ không đảm bảo”, đơn kêu cứu của khách hàng nêu.
Trong khi đó, theo khách hàng Nguyễn Thị Hồng Xuân, tập thể người mua nhà sẽ viết đơn gửi trực tiếp lên thanh tra xây dựng để cơ quan chức năng có phương án phá dỡ sao cho hợp lý. Theo bà Xuân, cơ quan quản lý cũng phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người mua nhà tại dự án.
Sau khi tiếp nhận đơn phản ánh của người mua nhà, sáng 18/3, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên đã có buổi đối thoại trực tiếp với hàng chục khách hàng mua căn hộ tại dự án.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, quá trình để xảy ra sai phạm tại dự án này, các cơ quan chức năng của Hà Nội phải chịu trách nhiệm và tìm hướng xử lý phù hợp nhất.
“Tòa nhà 8B Lê Trực do UBND quận Ba Đình ra quyết định cưỡng chế, do vậy khách hàng nên kiến nghị lên UBND quận Ba Đình. Và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng phải có trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại”, ông Yên nói.
Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho biết sẽ báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Xây dựng, sau đó để UBND thành phố Hà Nội giải quyết. Việc phá dỡ phải có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, và đơn vị phá dỡ phải có chuyên môn.
“Chúng tôi sẽ chuyển đơn này để Hà Nội kiểm tra, nếu không đúng điều kiện thì phải dừng việc phá dỡ”, ông Yên nói.