CEO Vietjet thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán
Với thị giá 108.000 đồng, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo lên tới hơn 11.100 tỷ đồng
Ngày 28/2, 300 triệu cổ phiếu VJC Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) đã chính thức niêm yết yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE).
Giá chào sàn của VJC là 90.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường 27.000 tỷ đồng (1,2 tỷ USD), chiếm khoảng 1,5% vốn hoá của HOSE (tính đến 15/2 vốn hoá HOSE là 1,63 triệu tỷ đồng).
Chỉ 30 phút niêm yết đầu tiên, giá của VJC đã tăng trần lên 108.000 đồng với khối lượng dư mua 3,1 triệu đơn vị. Tuy nhiên, do cơ cấu cổ đông cô đặc, rất ít nhà đầu tư chịu bán ra cổ phiếu, nên chỉ khoảng 1.030 cổ phiếu được khớp.
Các tổ chức tư vấn nước ngoài là JP Morgan, BNP Paribas, Deutsche Bank. Có tới 24 tổ chức quốc tế đã đặt mua cổ phiếu của Vietjet, trong đó có quỹ đầu tư lớn như GIC, Wellington, Morgan Standley, Dragon Capital, Vina Capital.
“VJC là cổ phiếu có sức hút với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Niêm yết theo quy chuẩn quốc tế, chúng tôi muốn mang lại những giá trị mới cho cổ đông và thị trường vốn Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc (CEO) Vietjet, nói.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cùng Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100%) đang nắm tổng cộng 103 triệu cổ phiếu, tương ứng 33% vốn điều lệ Vietjet.
Với thị giá 108.000 đồng, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo lên tới hơn 11.100 tỷ đồng. Với khối lượng tài sản này bà Thảo trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.
Trước đó ngôi vị này thuộc về vợ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup là Phạm Thu Hương.
Nếu chung Top người giàu trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng vượt ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Hoà Phat thành người giàu thứ 3.
Tính đến 28/2, người giàu nhất trên sàn chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC với tổng tài sản 43.360 tỷ đồng. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vingroup xếp thứ hai với tổng tài sản khoảng 33.266 tỷ đồng.
Thành lập năm 2007, Vietjet có 3 cổ đông sáng lập là T&C Group, Sovico Holdings và HDBank. Năm 2011, hãng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp.HCM đi Hà Nội.
Năm 2016, Vietjet đạt doanh thu 27.532 tỷ đồng, lợi nhuận 2.394 tỷ, EPS đạt 8.762 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, công ty dự kiến đạt doanh thu 42.018 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.395 tỷ, cổ tức 50%.
Hiện tại, Vietjet đang khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện trên 300 chuyến bay mỗi ngày với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…
Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay uy tín trên thế giới.
Vietjet đã ký kết các đơn đặt hàng 119 máy bay Airbus dòng A320/321 và 100 máy bay Boeing 737 MAX.
Giá chào sàn của VJC là 90.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường 27.000 tỷ đồng (1,2 tỷ USD), chiếm khoảng 1,5% vốn hoá của HOSE (tính đến 15/2 vốn hoá HOSE là 1,63 triệu tỷ đồng).
Chỉ 30 phút niêm yết đầu tiên, giá của VJC đã tăng trần lên 108.000 đồng với khối lượng dư mua 3,1 triệu đơn vị. Tuy nhiên, do cơ cấu cổ đông cô đặc, rất ít nhà đầu tư chịu bán ra cổ phiếu, nên chỉ khoảng 1.030 cổ phiếu được khớp.
Các tổ chức tư vấn nước ngoài là JP Morgan, BNP Paribas, Deutsche Bank. Có tới 24 tổ chức quốc tế đã đặt mua cổ phiếu của Vietjet, trong đó có quỹ đầu tư lớn như GIC, Wellington, Morgan Standley, Dragon Capital, Vina Capital.
“VJC là cổ phiếu có sức hút với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Niêm yết theo quy chuẩn quốc tế, chúng tôi muốn mang lại những giá trị mới cho cổ đông và thị trường vốn Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc (CEO) Vietjet, nói.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cùng Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100%) đang nắm tổng cộng 103 triệu cổ phiếu, tương ứng 33% vốn điều lệ Vietjet.
Với thị giá 108.000 đồng, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo lên tới hơn 11.100 tỷ đồng. Với khối lượng tài sản này bà Thảo trở thành người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán.
Trước đó ngôi vị này thuộc về vợ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup là Phạm Thu Hương.
Nếu chung Top người giàu trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng vượt ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Hoà Phat thành người giàu thứ 3.
Tính đến 28/2, người giàu nhất trên sàn chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC với tổng tài sản 43.360 tỷ đồng. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vingroup xếp thứ hai với tổng tài sản khoảng 33.266 tỷ đồng.
Thành lập năm 2007, Vietjet có 3 cổ đông sáng lập là T&C Group, Sovico Holdings và HDBank. Năm 2011, hãng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp.HCM đi Hà Nội.
Năm 2016, Vietjet đạt doanh thu 27.532 tỷ đồng, lợi nhuận 2.394 tỷ, EPS đạt 8.762 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, công ty dự kiến đạt doanh thu 42.018 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.395 tỷ, cổ tức 50%.
Hiện tại, Vietjet đang khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện trên 300 chuyến bay mỗi ngày với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…
Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng các đường bay trong khu vực và đã ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại với các nhà sản xuất máy bay uy tín trên thế giới.
Vietjet đã ký kết các đơn đặt hàng 119 máy bay Airbus dòng A320/321 và 100 máy bay Boeing 737 MAX.