Vietjet, những dữ kiện đáng chú ý trước giờ niêm yết
Năm 2012, doanh thu của Vietjet mới đạt 1.249 tỷ đồng, đến năm 2016, con số này đã là 27.532 tỷ đồng
Ngày 28/2, cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) sẽ chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với giá tham chiếu 90.000 đồng/cổ phiếu.
Đây là hãng hàng không non trẻ của Việt Nam, mới chính thức hoạt động được 6 năm kể từ khi có chuyến bay đầu tiên năm 2011.
Hấp dẫn vốn ngoại
Tính đến thời điểm 12/1/2017, Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cùng Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100%) đang nắm tổng cộng 103 triệu cổ phiếu, tương ứng 33% vốn điều lệ Vietjet.
Đáng chú ý, trong cơ cấu cổ đông của Vietjet có hai cổ đông nước ngoài. Thứ nhất là Goverment of Singapore (GIC) nắm 5,48% vốn. Đây là quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore, từng gây chú ý với thương vụ mua cổ phần tại Vietcombank tại Việt Nam.
Với lượng cổ phiếu sở hữu 16,4 triệu đơn vị, ước tính GIC đã chi gần 1.400 tỷ đồng để trở thành cổ đông có quyền biểu quyết tại hãng hàng không này.
Trong khi đó, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán London (Anh), cũng cho biết đã chi gần 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% vốn của Vietjet.
VEIL là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Một trong những cổ đông lớn nhất của VEIL là tỷ phú số một thế giới Bill Gates. Những năm gần đây, vợ chồng tỷ phú này thông qua quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã rót vốn vào VEIL. Tính đến 26/2, Bill & Melinda Gates Foundation Trust nắm khoảng 11,37% cổ phần tại VEIL, tương đương gần 90 triệu USD.
Đợt IPO bán 44,8 triệu cổ phiếu vừa qua của Vietjet đã thu hút nhiều tên tuổi đình đám của giới tài chính thế giới tham gia như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital… Tổng cộng, có 30 tổ chức tài chính thế giới nằm trong danh sách mua cổ phiếu VJC trong đợt IPO, cuối cùng GIC, VEIL đã được chọn.
Thành lập năm 2007, Vietjet có 3 cổ đông sáng lập là T&C Group, Sovico Holdings và HDBank. Năm 2011, hãng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp.HCM đi Hà Nội.
Và từ đó đến hiện tại, Vietjet được biết đến với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hai, thậm chí ba con số. Động lực tăng trưởng đến từ vận chuyển hành khách, và đáng chú ý là còn từ chuyển giao sở hữu và cho thuê máy bay.
Năm 2012, doanh thu của Vietjet mới đạt 1.249 tỷ đồng, đến năm 2016, con số này đã là 27.532 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 12.008 tỷ đồng, doanh thu từ bán và cho thuê lại máy bay đạt 11.709 tỷ đồng.
Năm 2014, Vietjet bắt đầu có lãi, đạt 360 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 2.289 tỷ, gấp đôi so với năm 2015.
Trước đó, vào năm 2015, Vietjet đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 127,9%. Hiện tại, đây là hãng hàng không lớn thứ hai tại Việt Nam, với thị phần nội địa trên 40%.
Cô đặc và hiệu quả
Cơ cấu cổ đông của Vietjet được đánh giá là cô đặc, với các cổ đông gắn bó từ ngày đầu thành lập. Năm 2016, Vietjet tăng vốn từ 1.450 tỷ lên 3.000 tỷ đồng, thu nhập trên một cổ phiếu năm 2016 đạt 8.726 đồng, tăng 47,5% so với năm 2015.
Năm 2016, tổng doanh thu công ty đạt 27.532 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2015. Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 12.008 tỷ đồng, doanh thu từ bán và cho thuê lại máy bay đạt 11.709 tỷ đồng.
Với số lượng nhân sự hơn 2.400 người, chi phí hoạt động, quản lý doanh nghiệp ở mức thấp của Vietjet được đánh giá đã giúp lợi nhuận tăng vượt bậc.
Năm 2017, công ty dự kiến đạt doanh thu 42.018 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.395 tỷ, cổ tức 50%.
Dù tăng trưởng nóng trong vài năm gần đây, song từ năm 2018 trở đi, nhiều khả năng Vietjet sẽ chậm lại. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh của hãng có thể thấy rõ điều đó, với mục tiêu tăng trưởng bình quân giảm xuống mức 16 -17%/năm.
Điều này một phần đến từ "cuộc chiến" trên bầu trời ngày càng khốc liệt.
Ở đường bay nội địa, Vietjet tiếp tục phải cạnh tranh thị phần với Vietnam Airlines, Jestar Pacific. Ở đường bay quốc tế, với chính sách mở cửa bầu trời của Việt Nam, Vietjet đối mặt với những hãng hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực như AirAsia, Korean Air, Thai Airway và Asiana...
Đây là hãng hàng không non trẻ của Việt Nam, mới chính thức hoạt động được 6 năm kể từ khi có chuyến bay đầu tiên năm 2011.
Hấp dẫn vốn ngoại
Tính đến thời điểm 12/1/2017, Tổng giám đốc Vietjet, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cùng Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100%) đang nắm tổng cộng 103 triệu cổ phiếu, tương ứng 33% vốn điều lệ Vietjet.
Đáng chú ý, trong cơ cấu cổ đông của Vietjet có hai cổ đông nước ngoài. Thứ nhất là Goverment of Singapore (GIC) nắm 5,48% vốn. Đây là quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore, từng gây chú ý với thương vụ mua cổ phần tại Vietcombank tại Việt Nam.
Với lượng cổ phiếu sở hữu 16,4 triệu đơn vị, ước tính GIC đã chi gần 1.400 tỷ đồng để trở thành cổ đông có quyền biểu quyết tại hãng hàng không này.
Trong khi đó, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital, đang niêm yết trên thị trường chứng khoán London (Anh), cũng cho biết đã chi gần 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% vốn của Vietjet.
VEIL là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Một trong những cổ đông lớn nhất của VEIL là tỷ phú số một thế giới Bill Gates. Những năm gần đây, vợ chồng tỷ phú này thông qua quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã rót vốn vào VEIL. Tính đến 26/2, Bill & Melinda Gates Foundation Trust nắm khoảng 11,37% cổ phần tại VEIL, tương đương gần 90 triệu USD.
Đợt IPO bán 44,8 triệu cổ phiếu vừa qua của Vietjet đã thu hút nhiều tên tuổi đình đám của giới tài chính thế giới tham gia như GIC, Morgan Stanley, Mirae Asset, Dragon Capital, VinaCapital… Tổng cộng, có 30 tổ chức tài chính thế giới nằm trong danh sách mua cổ phiếu VJC trong đợt IPO, cuối cùng GIC, VEIL đã được chọn.
Thành lập năm 2007, Vietjet có 3 cổ đông sáng lập là T&C Group, Sovico Holdings và HDBank. Năm 2011, hãng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp.HCM đi Hà Nội.
Và từ đó đến hiện tại, Vietjet được biết đến với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hai, thậm chí ba con số. Động lực tăng trưởng đến từ vận chuyển hành khách, và đáng chú ý là còn từ chuyển giao sở hữu và cho thuê máy bay.
Năm 2012, doanh thu của Vietjet mới đạt 1.249 tỷ đồng, đến năm 2016, con số này đã là 27.532 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 12.008 tỷ đồng, doanh thu từ bán và cho thuê lại máy bay đạt 11.709 tỷ đồng.
Năm 2014, Vietjet bắt đầu có lãi, đạt 360 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 2.289 tỷ, gấp đôi so với năm 2015.
Trước đó, vào năm 2015, Vietjet đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 127,9%. Hiện tại, đây là hãng hàng không lớn thứ hai tại Việt Nam, với thị phần nội địa trên 40%.
Cô đặc và hiệu quả
Cơ cấu cổ đông của Vietjet được đánh giá là cô đặc, với các cổ đông gắn bó từ ngày đầu thành lập. Năm 2016, Vietjet tăng vốn từ 1.450 tỷ lên 3.000 tỷ đồng, thu nhập trên một cổ phiếu năm 2016 đạt 8.726 đồng, tăng 47,5% so với năm 2015.
Năm 2016, tổng doanh thu công ty đạt 27.532 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2015. Trong đó, doanh thu vận chuyển hành khách đạt 12.008 tỷ đồng, doanh thu từ bán và cho thuê lại máy bay đạt 11.709 tỷ đồng.
Với số lượng nhân sự hơn 2.400 người, chi phí hoạt động, quản lý doanh nghiệp ở mức thấp của Vietjet được đánh giá đã giúp lợi nhuận tăng vượt bậc.
Năm 2017, công ty dự kiến đạt doanh thu 42.018 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế tăng lên 3.395 tỷ, cổ tức 50%.
Dù tăng trưởng nóng trong vài năm gần đây, song từ năm 2018 trở đi, nhiều khả năng Vietjet sẽ chậm lại. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh của hãng có thể thấy rõ điều đó, với mục tiêu tăng trưởng bình quân giảm xuống mức 16 -17%/năm.
Điều này một phần đến từ "cuộc chiến" trên bầu trời ngày càng khốc liệt.
Ở đường bay nội địa, Vietjet tiếp tục phải cạnh tranh thị phần với Vietnam Airlines, Jestar Pacific. Ở đường bay quốc tế, với chính sách mở cửa bầu trời của Việt Nam, Vietjet đối mặt với những hãng hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực như AirAsia, Korean Air, Thai Airway và Asiana...