Chánh án Trương Hòa Bình: "Không đổ hết khó khăn cho dân"
Nếu chưa có luật thì do lỗi của nhà nước chứ không phải lỗi của dân
Cuối phiên thảo luận chiều 15/6 của Quốc hội về Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – cơ quan trình dự án luật – Trương Hòa Bình được mời phát biểu.
Trước đó, vấn đề mấu chốt nhất trong dự thảo luật và cũng là vấn đề còn gây tranh cãi căng thẳng chính là quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại điều 4 của dự thảo luật: Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Bộ luật Dân sự cũng có nêu nguyên tắc này, nếu như Bộ luật dân sự mà Quốc hội thông qua thì luật này cũng phải có, nếu như Bộ luật dân sự Quốc hội không thông qua thì luật này coi như bãi bỏ điều này, nó có sự tương thích lẫn nhau, Chánh án Trương Hòa Bình đặt vấn đề.
Cơ sở đặt ra quy định tại điều 4 được ông Bình giải thích, nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phải bảo vệ tất cả các quyền lợi chính đáng của nhân dân, cái gì mà dân yêu cầu chính đáng thì phải được giải quyết.
“Nếu chưa có luật thì do lỗi của Nhà nước chứ không phải lỗi của dân, phải dành sự khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đổ hết sự khó khăn cho dân”, ông Bình nhấn mạnh.
Cơ sở tiếp theo được Chánh án dẫn là Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự, quyền chính trị, theo đó thì các cơ quan hành pháp, tư pháp phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo quyền của người dân. Trong điều kiện chưa có luật thì mở rộng các biện pháp tư pháp để giải quyết quyền của người dân.
Một căn cứ nữa, theo Chánh án là Bộ luật Dân sự thời Pháp thuộc cũng đã quy định. Mặt khác, hiện nay Bộ luật dân sự của nhiều nước trên thế giới cũng quy định và chấp nhận quy định trên thì đó chính là sự tiến bộ trong sửa luật lần này.
Liên quan đến băn khoăn của một số vị đại biểu về Hiến pháp yêu cầu quy định tòa án phải xét xử tuân theo pháp luật, ông Bình cho rằng quy định này có thể giải thích được.
Vì luật này cũng quy định tòa án thực hiện quyền tư pháp. Nếu Quốc hội đồng ý để quy định vào luật thì tòa án sẽ áp dụng án lệ, tập quán, pháp luật tương tự... để giải quyết, ông Bình giải thích.
Chánh án cũng cho biết đang cho rà soát lại tất cả những bản án giám đốc thẩm đã xét xử từ trước đến nay, những bản án nào mang tính chuẩn mực có hàm chứa nội dung quy phạm hướng dẫn những điều luật còn có cách hiểu khác nhau để áp dụng thống nhất. Nó sẽ trở thành án lệ và sẽ phát hành.
Quy trình án lệ, theo Chánh án cũng đang được xây dựng để Hội đồng thẩm phán thông qua một nghị quyết chung, hoặc là Chánh án ban hành một thông tư để làm quá trình phát triển án lệ gồm có phát hiện án lệ như thế nào, nguồn từ đâu.
Những bản án có yếu tố chuẩn mực thì sẽ công bố trên các tạp chí công chúng, để các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, nhân dân tham gia và khi công luận xã hội thuận với bản án đó thì sẽ có một Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thấy được thì mới đưa ra hội đồng toàn thể của tòa án nhân dân tối cao đánh giá. Khi đánh giá đồng thuận rồi thì Chánh án sẽ ký quyết định ban hành án lệ để phát triển.
Chúng tôi đang xin ý kiến các cơ quan chức năng và trong tương lai gần sẽ ban hành quy định này, Chánh án “hứa” với Quốc hội.
Sau Chánh án, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng được mời đăng đàn. Ông Cường cho biết, qua lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, tuyệt đại đa số báo cáo của các bộ, ngành, các đoàn thể ở Trung ương cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ủng hộ quan điểm Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
“Báo cáo với Quốc hội là điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp, sứ mệnh của tòa án thực hiện quyền tư pháp là chỗ dựa công lý và bảo vệ công lý trong quan hệ dân sự và kinh doanh”, ông Cường khẳng định.
Trước đó, vấn đề mấu chốt nhất trong dự thảo luật và cũng là vấn đề còn gây tranh cãi căng thẳng chính là quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại điều 4 của dự thảo luật: Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Bộ luật Dân sự cũng có nêu nguyên tắc này, nếu như Bộ luật dân sự mà Quốc hội thông qua thì luật này cũng phải có, nếu như Bộ luật dân sự Quốc hội không thông qua thì luật này coi như bãi bỏ điều này, nó có sự tương thích lẫn nhau, Chánh án Trương Hòa Bình đặt vấn đề.
Cơ sở đặt ra quy định tại điều 4 được ông Bình giải thích, nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phải bảo vệ tất cả các quyền lợi chính đáng của nhân dân, cái gì mà dân yêu cầu chính đáng thì phải được giải quyết.
“Nếu chưa có luật thì do lỗi của Nhà nước chứ không phải lỗi của dân, phải dành sự khó khăn về cho Nhà nước chứ không phải đổ hết sự khó khăn cho dân”, ông Bình nhấn mạnh.
Cơ sở tiếp theo được Chánh án dẫn là Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự, quyền chính trị, theo đó thì các cơ quan hành pháp, tư pháp phải áp dụng các biện pháp để đảm bảo quyền của người dân. Trong điều kiện chưa có luật thì mở rộng các biện pháp tư pháp để giải quyết quyền của người dân.
Một căn cứ nữa, theo Chánh án là Bộ luật Dân sự thời Pháp thuộc cũng đã quy định. Mặt khác, hiện nay Bộ luật dân sự của nhiều nước trên thế giới cũng quy định và chấp nhận quy định trên thì đó chính là sự tiến bộ trong sửa luật lần này.
Liên quan đến băn khoăn của một số vị đại biểu về Hiến pháp yêu cầu quy định tòa án phải xét xử tuân theo pháp luật, ông Bình cho rằng quy định này có thể giải thích được.
Vì luật này cũng quy định tòa án thực hiện quyền tư pháp. Nếu Quốc hội đồng ý để quy định vào luật thì tòa án sẽ áp dụng án lệ, tập quán, pháp luật tương tự... để giải quyết, ông Bình giải thích.
Chánh án cũng cho biết đang cho rà soát lại tất cả những bản án giám đốc thẩm đã xét xử từ trước đến nay, những bản án nào mang tính chuẩn mực có hàm chứa nội dung quy phạm hướng dẫn những điều luật còn có cách hiểu khác nhau để áp dụng thống nhất. Nó sẽ trở thành án lệ và sẽ phát hành.
Quy trình án lệ, theo Chánh án cũng đang được xây dựng để Hội đồng thẩm phán thông qua một nghị quyết chung, hoặc là Chánh án ban hành một thông tư để làm quá trình phát triển án lệ gồm có phát hiện án lệ như thế nào, nguồn từ đâu.
Những bản án có yếu tố chuẩn mực thì sẽ công bố trên các tạp chí công chúng, để các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn, nhân dân tham gia và khi công luận xã hội thuận với bản án đó thì sẽ có một Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định thấy được thì mới đưa ra hội đồng toàn thể của tòa án nhân dân tối cao đánh giá. Khi đánh giá đồng thuận rồi thì Chánh án sẽ ký quyết định ban hành án lệ để phát triển.
Chúng tôi đang xin ý kiến các cơ quan chức năng và trong tương lai gần sẽ ban hành quy định này, Chánh án “hứa” với Quốc hội.
Sau Chánh án, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cũng được mời đăng đàn. Ông Cường cho biết, qua lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, tuyệt đại đa số báo cáo của các bộ, ngành, các đoàn thể ở Trung ương cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều ủng hộ quan điểm Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
“Báo cáo với Quốc hội là điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp, sứ mệnh của tòa án thực hiện quyền tư pháp là chỗ dựa công lý và bảo vệ công lý trong quan hệ dân sự và kinh doanh”, ông Cường khẳng định.