Châu Âu muốn mượn sức Trung Quốc vượt khủng hoảng
Các quan chức châu Âu đang nghiên cứu khả năng sử dụng nguồn vốn từ Trung Quốc để thoát khỏi cơn bão nợ công
Các quan chức châu Âu đang nghiên cứu khả năng sử dụng nguồn vốn từ Trung Quốc thông qua kênh tiếp nhận của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm phục vụ cho việc mở rộng Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF). Phía Bắc Kinh cũng đã thể hiện rõ nhã ý muốn giúp châu Âu thoát khỏi cơn bão nợ công tồi tệ.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Klaus Regling, Giám đốc điều hành EFSF đang trong chuyến công du Bắc Kinh, cho biết, quỹ này có thể thiết lập một định chế đặc biệt (special purpose vehicle - SPV) cùng với IMF để được phía Trung Quốc rót vốn mua trái phiếu do EFSF phát hành. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao tuyên bố, nước này tiếp tục cân nhắc việc mua thêm trái phiếu châu Âu, nhưng cần biết thêm chi tiết về kế hoạch của đối tác.
Cũng theo ông Regling, Trung Quốc chưa hề đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho việc mua nợ từ EFSF và hiện vẫn đang là một đối tác tích cực mua trái phiếu của quỹ này. Tuy nhiên, ông Regling không kỳ vọng sẽ nhận được một câu trả lời cụ thể từ Bắc Kinh về vấn đề hỗ trợ thêm cho châu Âu ngay trong chuyến công du này của ông.
Châu Âu đang rất muốn tiếp cận nguồn vốn từ Trung Quốc, nước sở hữu kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Việc lấy tiền từ đâu đang là mối lo hàng đầu của châu Âu, sau khi các nhà chức trách của khu vực ngày 27/10 quyết định chặn cuộc khủng hoảng nợ bằng cách xóa cho Hy Lạp 100 tỷ Euro trong số 350 tỷ Euro tiền nợ của nước này, đồng thời mở rộng quy mô EFSF lên 1,4 nghìn tỷ Euro từ 440 tỷ Euro hiện nay.
Theo giới phân tích, tình hình hiện nay của châu Âu là cơ hội tốt để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại IMF. Ông Tomo Kinoshita, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Nomura Holdings, dự đoán, Trung Quốc có thể sẽ “đóng góp vào sự bình ổn tài chính của châu Âu và thế giới” để đạt những lợi ích về chính trị.
Không chỉ có Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đang muốn chi tiền hỗ trợ “lục địa già” vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Một nguồn tin thân cận từ Nhật cho hay, Tokyo đã có kế hoạch giúp châu Âu tăng quy mô của EFSF, nhưng còn chờ một kế hoạch chi tiết hơn từ châu Âu.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, các nước trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) tuyên bố để mở khả năng đóng góp vào sự bình ổn tài chính toàn cầu thông qua IFM hoặc một định chế tài chính quốc tế nào đó. CEO Regling của EFSF cho hay, các nhà đầu tư châu Á đã mua 40% số trái phiếu mà EFSF phát hành trong năm nay.
Theo ông Mohsin Khan, một cựu quan chức của IMF hiện đáng công tác tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington, những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để rót vốn cho một quỹ tập trung vào trái phiếu châu Âu, nhưng sự giúp đỡ này tất yếu phải có cái giá đi kèm.
“Có lẽ các nước này muốn nắm một vai trò lớn hơn đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Tôi cho là họ sẽ đạt được điều đó, vì họ đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống và đang làm một việc tốt cho thế giới”, ông Khan nhận định.
Tháng trước, IMF tuyên bố, dự trữ của quỹ này hiện chỉ còn 393 tỷ USD, có thể không đủ để đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn trong trường hợp kinh tế toàn cầu xấu đi. Trong cuộc họp tuần tới tại Cannes, Pháp của các nhà lãnh đạo nhóm G-20 sẽ thảo luận xem liệu mức ngân quỹ này của IMF có phù hợp.
Trước đấy, IMF đã nhiều lần đóng vai trò trung tâm để phân bổ vốn từ các quốc gia thành viên cho các mục đích cụ thể. Chẳng hạn, vào năm 1970, các nước xuất khẩu dầu lửa đóng góp tiền vào IMF để quỹ này cung cấp các khoản vay cho các nền kinh tế chịu tác động bất lợi từ việc giá dầu tăng. Hiện nay, một số nước đã thành lập một quỹ ủy thác để IMF cấp vốn vai cho các nước nghèo nhất thế giới với lãi suất ưu đãi. Các quỹ này đều được sử dụng để cấp vốn vay cho các quốc gia chứ không phải để can thiệp vào thị trường tài chính.
Trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, IMF đã tham gia vào các chương trình giải cứu Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Klaus Regling, Giám đốc điều hành EFSF đang trong chuyến công du Bắc Kinh, cho biết, quỹ này có thể thiết lập một định chế đặc biệt (special purpose vehicle - SPV) cùng với IMF để được phía Trung Quốc rót vốn mua trái phiếu do EFSF phát hành. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao tuyên bố, nước này tiếp tục cân nhắc việc mua thêm trái phiếu châu Âu, nhưng cần biết thêm chi tiết về kế hoạch của đối tác.
Cũng theo ông Regling, Trung Quốc chưa hề đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho việc mua nợ từ EFSF và hiện vẫn đang là một đối tác tích cực mua trái phiếu của quỹ này. Tuy nhiên, ông Regling không kỳ vọng sẽ nhận được một câu trả lời cụ thể từ Bắc Kinh về vấn đề hỗ trợ thêm cho châu Âu ngay trong chuyến công du này của ông.
Châu Âu đang rất muốn tiếp cận nguồn vốn từ Trung Quốc, nước sở hữu kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Việc lấy tiền từ đâu đang là mối lo hàng đầu của châu Âu, sau khi các nhà chức trách của khu vực ngày 27/10 quyết định chặn cuộc khủng hoảng nợ bằng cách xóa cho Hy Lạp 100 tỷ Euro trong số 350 tỷ Euro tiền nợ của nước này, đồng thời mở rộng quy mô EFSF lên 1,4 nghìn tỷ Euro từ 440 tỷ Euro hiện nay.
Theo giới phân tích, tình hình hiện nay của châu Âu là cơ hội tốt để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại IMF. Ông Tomo Kinoshita, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Nomura Holdings, dự đoán, Trung Quốc có thể sẽ “đóng góp vào sự bình ổn tài chính của châu Âu và thế giới” để đạt những lợi ích về chính trị.
Không chỉ có Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng đang muốn chi tiền hỗ trợ “lục địa già” vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay. Một nguồn tin thân cận từ Nhật cho hay, Tokyo đã có kế hoạch giúp châu Âu tăng quy mô của EFSF, nhưng còn chờ một kế hoạch chi tiết hơn từ châu Âu.
Trước đó, hồi cuối tháng 9, các nước trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) tuyên bố để mở khả năng đóng góp vào sự bình ổn tài chính toàn cầu thông qua IFM hoặc một định chế tài chính quốc tế nào đó. CEO Regling của EFSF cho hay, các nhà đầu tư châu Á đã mua 40% số trái phiếu mà EFSF phát hành trong năm nay.
Theo ông Mohsin Khan, một cựu quan chức của IMF hiện đáng công tác tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở ở Washington, những nước như Trung Quốc hay Ấn Độ hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để rót vốn cho một quỹ tập trung vào trái phiếu châu Âu, nhưng sự giúp đỡ này tất yếu phải có cái giá đi kèm.
“Có lẽ các nước này muốn nắm một vai trò lớn hơn đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Tôi cho là họ sẽ đạt được điều đó, vì họ đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống và đang làm một việc tốt cho thế giới”, ông Khan nhận định.
Tháng trước, IMF tuyên bố, dự trữ của quỹ này hiện chỉ còn 393 tỷ USD, có thể không đủ để đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn trong trường hợp kinh tế toàn cầu xấu đi. Trong cuộc họp tuần tới tại Cannes, Pháp của các nhà lãnh đạo nhóm G-20 sẽ thảo luận xem liệu mức ngân quỹ này của IMF có phù hợp.
Trước đấy, IMF đã nhiều lần đóng vai trò trung tâm để phân bổ vốn từ các quốc gia thành viên cho các mục đích cụ thể. Chẳng hạn, vào năm 1970, các nước xuất khẩu dầu lửa đóng góp tiền vào IMF để quỹ này cung cấp các khoản vay cho các nền kinh tế chịu tác động bất lợi từ việc giá dầu tăng. Hiện nay, một số nước đã thành lập một quỹ ủy thác để IMF cấp vốn vai cho các nước nghèo nhất thế giới với lãi suất ưu đãi. Các quỹ này đều được sử dụng để cấp vốn vay cho các quốc gia chứ không phải để can thiệp vào thị trường tài chính.
Trong cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, IMF đã tham gia vào các chương trình giải cứu Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.