Châu Âu nhất trí biện pháp khẩn cấp bảo vệ đồng Euro
Các nước trong khối Eurozone nhất trí thành lập một quỹ đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lao dốc của tỷ giá đồng tiền chung
Các nhà lãnh đạo của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhất trính những biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn bước tiến của khủng hoảng nợ công từ Hy Lạp sang các quốc gia khác như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Trong số các biện pháp này có một quỹ khẩn cấp nhằm bảo vệ Euro khỏi những đòn chí tử mà khủng hoảng ở châu Âu đang giáng vào đồng tiền 11 năm tuổi này.
Hãng tin Reuters cho biết, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ngày 7/5 tại Brussels, Bỉ, lãnh đạo các nước trong Eurozone tuyên bố sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để đảm bảo sự ổn định của khu vực gồm 16 quốc gia này. Tuyên bố này được đưa ra sau khi lãnh đạo Eurozone có sự thảo luận với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu ÂU (EC).
Theo các nhà chức trách, các biện pháp này đã ở trạng thái sẵn sàng chờ được kích hoạt trước khi thị trường toàn cầu mở cửa ngày giao dịch trở lại vào thứ Hai tuần tới nhằm ngăn chặn khả năng lặp lại những phiên giao dịch đầy sóng gió của thị trường tài chính thế giới trong tuần này.
“Khi thị trường mở cửa trở lại vào thứ Hai tới, chúng tôi đã có sẵn một cơ chế để bảo vệ đồng Euro”, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu. Còn Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi thì tuyên bố rằng : “Đây là trường hợp khẩn cấp”.
Cũng trong cuộc họp này, các nước Eurozone đã thông qua gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro (147 tỷ USD) dành cho Hy Lạp trong thời gian 3 năm với sự tham gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước cuộc họp này vài giờ, Quốc hội Đức - quốc gia đóng góp nhiều nhất vào gói giải cứu Hy Lạp - cũng đã thông qua kế hoạch giải cứu. Đức sẽ đóng góp 22,4 tỷ Euro vào kế hoạch. Quốc hội Hà Lan đã thông qua một phần kế hoạch, còn nội các Italy cũng đã có sự đồng ý bước đầu.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Eurozone từ chối công bố bất kỳ chi tiết nào về các biện pháp khẩn để bảo vệ đồng Euro mà họ đã thống nhất. Theo Reuters, các biện pháp này sẽ được đưa lên bộ trưởng bộ tài chính 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU) thông qua vào ngày Chủ nhật tuần này. “Chúng tôi sẽ bảo vệ đồng Euro bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi đã có trong tay nhiều công cụng và sẽ sử dụng các công cụ đó”, Chủ tịch EC Jose Manual Barroso phát biểu ngắn gọn.
Tuy nhiên, theo thông tin từ hãng tin tài chính Bloomberg, trong số các biện pháp mà Eurozone thống nhất ngày 7/5, có việc thành lập một quỹ khẩn cấp để bảo vệ đồng Euro. Quy mô của quỹ này hiện còn chưa được tiết lộ.
Các nhà lãnh đạo Eurozone đã buộc phải hành động khi chứng kiến lợi suất trái phiếu của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng vọt trong tuần này, cùng với sự lao dốc chóng mặt của tỷ giá đồng Euro. Khủng hoảng nợ Hy Lạp như một loại virus đáng sợ, đe dọa lây lan sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và thậm chí cả Ireland đã khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi đồng Euro và trái phiếu chính phủ do các quốc gia này phát hành. Trong trường hợp khủng hoảng nợ lan rộng, khối EU thậm chí sẽ phải ra tay cứu không chỉ Hy Lạp mà cả các quốc gia lâm nạn khác.
Tỷ giá đồng Euro tuần này đã trượt giảm 4,3% so với USD, các hàn thử biểu của thị trường chứng khoán toàn cầu bị dìm ngập trong sắc đỏ, giá cả các loại hàng hóa cơ bản cũng cắm đầu rơi.
Trước khi đi tới các biện pháp khẩn để bảo vệ đồng Euro và sự ổn định của Eurozone, các nhà lãnh đạo khối này đã bị giới quan sát chỉ trích là góp phần làm gia tăng sự bất ổn của thị trường vì chỉ biết “khoanh tay đứng nhìn”.
Trong cuộc họp ngày 7/5, các nước Eurozone đã nhất trí sẽ thúc đẩy các biện pháp cắt giảm chi tiêu và đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách trong năm nay. Thâm hụt ngân sách của cả khu vực Eurozone được dự báo sẽ ở mức 6,6% GDP vào năm 2010 và 6,1% vào năm 2011, so với mức trần 3% mà khối này đặt ra từ năm 1999.
Ngoài ra, họ cũng nhất trí sẽ tăng cường các quy tắc về ngân sách trong EU và sẽ có những biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với các thành viên vi phạm, đồng thời theo dõi chặt chẽ mức nợ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo Eurozone tuyên bố, họ hoàn toàn ủng hộ việc ECB trong công tác đảm bảo sự ổn định của Eurozone. Reuter dẫn tuyên bố của hội nghị cho hay, mọi định chế của khu vực Eurozone, bao gồm cả ECB, sễ sử dụng “mọi biện pháp sẵn có để đảm bảo sự ổn định của đồng Euro”. Tuy nhiên, Chủ tịch EC Barroso cho biết, ECB hoàn toàn độc lập trong công tác này, và EU sẽ không thúc giục ECB phải sử dụng biện pháp nào, chẳng hạn như việc mua vào trái phiếu chính phủ.
Các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) hôm qua cũng đã có một cuộc họp khẩn qua điện thoại về vấn đề Hy Lạp. Cuộc họp này được tổ chức sau khi quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bày tỏ sự lo ngại về tình hình ở quốc gia châu Âu này. G-7 nhất trí sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến của thị trường.
Trong ngày 7/5, trước cuộc họp thượng đỉnh của khối Eurozone, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel về tình hình Hy Lạp. Ông Obama cho biết ông ủng hộ các nỗ lực cứu Hy Lạp của châu Âu và thông báo, các cơ quan chức năng của Mỹ đang tiến hành điều tra về sự sụt giảm bất thường của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 6/5.
“Chúng tôi đã nhất trí về tầm quan trọng của việc phản ứng mạnh mẽ bằng chính sách từ các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, cũng như sự phản ứng tài mạnh mẽ bằng các biện pháp tài chính từ cộng đồng quốc tế”, Reuters dẫn lời ông Obama trong cuộc điện đàm với bà Merkel.
Tại Hy Lạp, biểu tình, bạo lực tiếp tục diễn biến căng thẳng trên diện rộng. Người dân Hy Lạp càng bất bình hơn khi Quốc hội nước này thông qua kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách thêm 30 tỷ Euro (tương đương 40 tỷ USD) trong vòng 3 năm tới để đổi lấy gói cứu trợ của EU và IMF.
Hãng tin Reuters cho biết, kết thúc cuộc họp thượng đỉnh diễn ra ngày 7/5 tại Brussels, Bỉ, lãnh đạo các nước trong Eurozone tuyên bố sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để đảm bảo sự ổn định của khu vực gồm 16 quốc gia này. Tuyên bố này được đưa ra sau khi lãnh đạo Eurozone có sự thảo luận với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu ÂU (EC).
Theo các nhà chức trách, các biện pháp này đã ở trạng thái sẵn sàng chờ được kích hoạt trước khi thị trường toàn cầu mở cửa ngày giao dịch trở lại vào thứ Hai tuần tới nhằm ngăn chặn khả năng lặp lại những phiên giao dịch đầy sóng gió của thị trường tài chính thế giới trong tuần này.
“Khi thị trường mở cửa trở lại vào thứ Hai tới, chúng tôi đã có sẵn một cơ chế để bảo vệ đồng Euro”, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu. Còn Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi thì tuyên bố rằng : “Đây là trường hợp khẩn cấp”.
Cũng trong cuộc họp này, các nước Eurozone đã thông qua gói giải cứu trị giá 110 tỷ Euro (147 tỷ USD) dành cho Hy Lạp trong thời gian 3 năm với sự tham gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trước cuộc họp này vài giờ, Quốc hội Đức - quốc gia đóng góp nhiều nhất vào gói giải cứu Hy Lạp - cũng đã thông qua kế hoạch giải cứu. Đức sẽ đóng góp 22,4 tỷ Euro vào kế hoạch. Quốc hội Hà Lan đã thông qua một phần kế hoạch, còn nội các Italy cũng đã có sự đồng ý bước đầu.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Eurozone từ chối công bố bất kỳ chi tiết nào về các biện pháp khẩn để bảo vệ đồng Euro mà họ đã thống nhất. Theo Reuters, các biện pháp này sẽ được đưa lên bộ trưởng bộ tài chính 27 nước trong Liên minh châu Âu (EU) thông qua vào ngày Chủ nhật tuần này. “Chúng tôi sẽ bảo vệ đồng Euro bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi đã có trong tay nhiều công cụng và sẽ sử dụng các công cụ đó”, Chủ tịch EC Jose Manual Barroso phát biểu ngắn gọn.
Tuy nhiên, theo thông tin từ hãng tin tài chính Bloomberg, trong số các biện pháp mà Eurozone thống nhất ngày 7/5, có việc thành lập một quỹ khẩn cấp để bảo vệ đồng Euro. Quy mô của quỹ này hiện còn chưa được tiết lộ.
Các nhà lãnh đạo Eurozone đã buộc phải hành động khi chứng kiến lợi suất trái phiếu của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng vọt trong tuần này, cùng với sự lao dốc chóng mặt của tỷ giá đồng Euro. Khủng hoảng nợ Hy Lạp như một loại virus đáng sợ, đe dọa lây lan sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và thậm chí cả Ireland đã khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi đồng Euro và trái phiếu chính phủ do các quốc gia này phát hành. Trong trường hợp khủng hoảng nợ lan rộng, khối EU thậm chí sẽ phải ra tay cứu không chỉ Hy Lạp mà cả các quốc gia lâm nạn khác.
Tỷ giá đồng Euro tuần này đã trượt giảm 4,3% so với USD, các hàn thử biểu của thị trường chứng khoán toàn cầu bị dìm ngập trong sắc đỏ, giá cả các loại hàng hóa cơ bản cũng cắm đầu rơi.
Trước khi đi tới các biện pháp khẩn để bảo vệ đồng Euro và sự ổn định của Eurozone, các nhà lãnh đạo khối này đã bị giới quan sát chỉ trích là góp phần làm gia tăng sự bất ổn của thị trường vì chỉ biết “khoanh tay đứng nhìn”.
Trong cuộc họp ngày 7/5, các nước Eurozone đã nhất trí sẽ thúc đẩy các biện pháp cắt giảm chi tiêu và đảm bảo sẽ đạt được mục tiêu hạ thâm hụt ngân sách trong năm nay. Thâm hụt ngân sách của cả khu vực Eurozone được dự báo sẽ ở mức 6,6% GDP vào năm 2010 và 6,1% vào năm 2011, so với mức trần 3% mà khối này đặt ra từ năm 1999.
Ngoài ra, họ cũng nhất trí sẽ tăng cường các quy tắc về ngân sách trong EU và sẽ có những biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với các thành viên vi phạm, đồng thời theo dõi chặt chẽ mức nợ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Các nhà lãnh đạo Eurozone tuyên bố, họ hoàn toàn ủng hộ việc ECB trong công tác đảm bảo sự ổn định của Eurozone. Reuter dẫn tuyên bố của hội nghị cho hay, mọi định chế của khu vực Eurozone, bao gồm cả ECB, sễ sử dụng “mọi biện pháp sẵn có để đảm bảo sự ổn định của đồng Euro”. Tuy nhiên, Chủ tịch EC Barroso cho biết, ECB hoàn toàn độc lập trong công tác này, và EU sẽ không thúc giục ECB phải sử dụng biện pháp nào, chẳng hạn như việc mua vào trái phiếu chính phủ.
Các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) hôm qua cũng đã có một cuộc họp khẩn qua điện thoại về vấn đề Hy Lạp. Cuộc họp này được tổ chức sau khi quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bày tỏ sự lo ngại về tình hình ở quốc gia châu Âu này. G-7 nhất trí sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến của thị trường.
Trong ngày 7/5, trước cuộc họp thượng đỉnh của khối Eurozone, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel về tình hình Hy Lạp. Ông Obama cho biết ông ủng hộ các nỗ lực cứu Hy Lạp của châu Âu và thông báo, các cơ quan chức năng của Mỹ đang tiến hành điều tra về sự sụt giảm bất thường của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 6/5.
“Chúng tôi đã nhất trí về tầm quan trọng của việc phản ứng mạnh mẽ bằng chính sách từ các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, cũng như sự phản ứng tài mạnh mẽ bằng các biện pháp tài chính từ cộng đồng quốc tế”, Reuters dẫn lời ông Obama trong cuộc điện đàm với bà Merkel.
Tại Hy Lạp, biểu tình, bạo lực tiếp tục diễn biến căng thẳng trên diện rộng. Người dân Hy Lạp càng bất bình hơn khi Quốc hội nước này thông qua kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách thêm 30 tỷ Euro (tương đương 40 tỷ USD) trong vòng 3 năm tới để đổi lấy gói cứu trợ của EU và IMF.