“Chết” theo chợ đầu mối
Những ngôi chợ đầu mối xây dựng hoành tráng nhưng vắng như... chùa Bà Đanh đang là “biểu tượng” lãng phí ở ĐBSCL
Những ngôi chợ đầu mối xây dựng hoành tráng nhưng vắng như... chùa Bà Đanh đang là “biểu tượng” lãng phí ở ĐBSCL.
Chợ đầu mối “chết” kéo theo nhiều người lâm cảnh dở khóc dở mếu vì lỡ đầu tư tiền tỉ đón cơ hội làm ăn.
Khóc vì... đón đầu!
Quán cà phê Trọng Phú của ông Trần Văn Rinh ở ấp Tân Đông A, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) nằm ở vị trí đắc địa: mặt tiền quốc lộ 30, ngang cổng Trung tâm nông sản Thanh Bình, một trong bốn ngôi chợ đầu mối lúa gạo rất “hoành tráng” của ĐBSCL. Thế nhưng quán trông xập xệ và vắng vẻ.
Ông Rinh kể: “Năm 2001, nghe thông báo dự án xây dựng chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình, nhiều người đổ xô đến vùng này mua đất đón đầu cơ hội làm ăn. Giá đất ruộng lúc đó đang bèo bọt 14-15 triệu đồng/1.000m2 ào ào tăng lên 20-25 triệu/m chiều ngang mặt tiền quốc lộ 30. Nhiều lô đất ruộng được san phẳng, đổ nền bán với giá 35 triệu đồng/m ngang. Người mua đất đón đầu chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình chủ yếu là các đại gia ở Cao Lãnh, Hồng Ngự...”.
Nhưng suốt nhiều năm sau đó dự án chợ đầu mối “án binh bất động” khiến nhiều người khóc dở mếu dở vì chôn vốn vào đất. Mãi đến năm 2003 dự án này mới rục rịch khởi động và đến năm 2005 thì hoàn thành, nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục... khóc vì trên thực tế đó không phải là chợ!
Đưa tay chỉ khu “chợ lúa gạo” rộng mênh mông không bóng người, ông Rinh rầu rĩ: “Chợ gì mà không có kẻ bán người mua, quanh năm cửa đóng then cài im ỉm, vắng như chùa Bà Đanh. Nó chỉ là một cái nhà kho chứa lúa thôi...”. Nhiều quán thuộc loại dịch vụ ăn uống giải khát xung quanh cũng chịu chung số phận đìu hiu như cái quán cà phê tội nghiệp của ông Rinh.
Nhưng những người đón đầu cơ hội làm ăn ở chợ lúa gạo đầu mối Thanh Bình không đau bằng các nhà đầu tư ở khu vực xung quanh Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang.
Năm 2002, dự án khởi động với tham vọng năm 2005 nơi đây sẽ trở thành một đại siêu thị trái cây lớn nhất vùng ĐBSCL. Dự án “tầm cỡ quốc gia” này nhanh chóng thu hút rất nhiều người đổ tiền mua đất xây dựng cơ ngơi chờ cơ hội làm ăn lớn, cung cấp các dịch vụ liên quan cho hàng ngàn người về nhóm chợ!
Hai đại gia mạnh tay nhất là ông V., Giám đốc Công ty TC nổi tiếng khắp miền Tây và ông H., một doanh nhân ở Tp.HCM. Ông V. dám bỏ vốn hơn 100 tỉ đồng để mua 8ha đất ở xã Thiện Trí đối diện với Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia, xây dựng một khu dịch vụ liên hoàn đồ sộ gồm: cây xăng, nhà hàng, khu du lịch sinh thái, siêu thị, khách sạn đầy đủ tiện nghi...
Còn ông H. bỏ ra 3,5 tỉ đồng đầu tư vào khách sạn Trịnh Gia với qui mô 19 phòng nghỉ và các dịch vụ nhà hàng, karaoke, xông hơi xoa bóp... Hai khu dịch vụ này hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005, đúng thời điểm dự kiến Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia hoạt động.
Chợ “chết”, người “ăn theo” ngắc ngoải
Ở xung quanh chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình và Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia Cái Bè hiện nay bảng bán đất mọc lên như nấm sau mưa.
Tại Thanh Bình, nhiều nhà đầu tư đang rao bán đất với giá 15 triệu đồng/m ngang, giảm 20 triệu đồng nhưng không có người mua. Bà H., chủ lô đất 20x200m đã đổ nền hoàn chỉnh ngang cổng chợ lúa gạo, rao bán với giá 2 tỉ đồng đã nhiều tháng nay nhưng không ai mua, than: “Chôn vốn vào đây mấy năm trời đã muốn... chết, chẳng ngờ bây giờ muốn bán lại cũng không được”.
Trong khi đó ở xung quanh Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia giá đất mặt tiền quốc lộ 1A nay chỉ còn 9 lượng vàng/m ngang (giảm 5-6 lượng/m) nhưng tìm người mua đỏ con mắt. Bà M., chủ quán cà phê và lô đất mặt tiền ngang 10m, dài 200m, cách Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia 300m, cho biết nhiều người kêu bán đất vì kinh doanh không hiệu quả và không đủ kiên nhẫn để chờ tới lúc trung tâm “sống lại”.
“Đổ tiền tỉ đầu tư vào đây vì nghe mấy ông làm dự án nói nơi đây sẽ phát triển sầm uất, làm ăn sung túc, nhưng bây giờ mới thấy đây là một quyết định sai lầm không thể cứu vãn, một nước cờ thất bại hoàn toàn”, ông H. cay đắng nói.
Ông H. không giấu ý định tìm đối tác để giải quyết khu khách sạn, nhà hàng đang ế ẩm, nhưng nghe nói tới Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia ai cũng chạy dài vì cái siêu thị trái cây này không biết bao giờ mới hết cảnh không người mua bán.
Trong khi đó ông V. vẫn chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kiếm đối tác liên doanh khai thác khu dịch vụ đồ sộ nhưng gần như không kết quả. “Vấn đề là không có khách thì làm sao có doanh thu! Nếu Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia hoạt động đúng như dự kiến thì chuyện kinh doanh của chúng tôi cũng không đến nỗi nào. Bây giờ đã chôn vốn hơn trăm tỉ đồng vào đây, lỡ phóng lao thì phải theo lao, tìm cách cứu vãn tình thế bởi có muốn sang bán lại cũng không thể tìm được người mua”, ông V. ngậm ngùi cho biết.
Chợ đầu mối “chết” kéo theo nhiều người lâm cảnh dở khóc dở mếu vì lỡ đầu tư tiền tỉ đón cơ hội làm ăn.
Khóc vì... đón đầu!
Quán cà phê Trọng Phú của ông Trần Văn Rinh ở ấp Tân Đông A, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) nằm ở vị trí đắc địa: mặt tiền quốc lộ 30, ngang cổng Trung tâm nông sản Thanh Bình, một trong bốn ngôi chợ đầu mối lúa gạo rất “hoành tráng” của ĐBSCL. Thế nhưng quán trông xập xệ và vắng vẻ.
Ông Rinh kể: “Năm 2001, nghe thông báo dự án xây dựng chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình, nhiều người đổ xô đến vùng này mua đất đón đầu cơ hội làm ăn. Giá đất ruộng lúc đó đang bèo bọt 14-15 triệu đồng/1.000m2 ào ào tăng lên 20-25 triệu/m chiều ngang mặt tiền quốc lộ 30. Nhiều lô đất ruộng được san phẳng, đổ nền bán với giá 35 triệu đồng/m ngang. Người mua đất đón đầu chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình chủ yếu là các đại gia ở Cao Lãnh, Hồng Ngự...”.
Nhưng suốt nhiều năm sau đó dự án chợ đầu mối “án binh bất động” khiến nhiều người khóc dở mếu dở vì chôn vốn vào đất. Mãi đến năm 2003 dự án này mới rục rịch khởi động và đến năm 2005 thì hoàn thành, nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục... khóc vì trên thực tế đó không phải là chợ!
Đưa tay chỉ khu “chợ lúa gạo” rộng mênh mông không bóng người, ông Rinh rầu rĩ: “Chợ gì mà không có kẻ bán người mua, quanh năm cửa đóng then cài im ỉm, vắng như chùa Bà Đanh. Nó chỉ là một cái nhà kho chứa lúa thôi...”. Nhiều quán thuộc loại dịch vụ ăn uống giải khát xung quanh cũng chịu chung số phận đìu hiu như cái quán cà phê tội nghiệp của ông Rinh.
Nhưng những người đón đầu cơ hội làm ăn ở chợ lúa gạo đầu mối Thanh Bình không đau bằng các nhà đầu tư ở khu vực xung quanh Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia tại xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, Tiền Giang.
Năm 2002, dự án khởi động với tham vọng năm 2005 nơi đây sẽ trở thành một đại siêu thị trái cây lớn nhất vùng ĐBSCL. Dự án “tầm cỡ quốc gia” này nhanh chóng thu hút rất nhiều người đổ tiền mua đất xây dựng cơ ngơi chờ cơ hội làm ăn lớn, cung cấp các dịch vụ liên quan cho hàng ngàn người về nhóm chợ!
Hai đại gia mạnh tay nhất là ông V., Giám đốc Công ty TC nổi tiếng khắp miền Tây và ông H., một doanh nhân ở Tp.HCM. Ông V. dám bỏ vốn hơn 100 tỉ đồng để mua 8ha đất ở xã Thiện Trí đối diện với Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia, xây dựng một khu dịch vụ liên hoàn đồ sộ gồm: cây xăng, nhà hàng, khu du lịch sinh thái, siêu thị, khách sạn đầy đủ tiện nghi...
Còn ông H. bỏ ra 3,5 tỉ đồng đầu tư vào khách sạn Trịnh Gia với qui mô 19 phòng nghỉ và các dịch vụ nhà hàng, karaoke, xông hơi xoa bóp... Hai khu dịch vụ này hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005, đúng thời điểm dự kiến Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia hoạt động.
Thế nhưng, do trung tâm “chết chìm” không người mua bán nên hơn hai năm qua hai đại gia V., H. cũng muốn “chết chìm” theo. Ông V. nói hiện nay doanh thu một ngày của cụm dịch vụ không đủ trả tiền điện, tiền nhân công; còn ông H. than thở: “19 phòng nghỉ của khách sạn Trịnh Gia hiếm khi có khách sử dụng, cụm nhà hàng - karaoke -massage cũng chết theo. Nó chết mình cũng khó sống!”. Ông than: “Tháng nào tôi cũng phải đóng 60 triệu đồng lãi ngân hàng”.
Chợ “chết”, người “ăn theo” ngắc ngoải
Ở xung quanh chợ đầu mối lúa gạo Thanh Bình và Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia Cái Bè hiện nay bảng bán đất mọc lên như nấm sau mưa.
Tại Thanh Bình, nhiều nhà đầu tư đang rao bán đất với giá 15 triệu đồng/m ngang, giảm 20 triệu đồng nhưng không có người mua. Bà H., chủ lô đất 20x200m đã đổ nền hoàn chỉnh ngang cổng chợ lúa gạo, rao bán với giá 2 tỉ đồng đã nhiều tháng nay nhưng không ai mua, than: “Chôn vốn vào đây mấy năm trời đã muốn... chết, chẳng ngờ bây giờ muốn bán lại cũng không được”.
Trong khi đó ở xung quanh Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia giá đất mặt tiền quốc lộ 1A nay chỉ còn 9 lượng vàng/m ngang (giảm 5-6 lượng/m) nhưng tìm người mua đỏ con mắt. Bà M., chủ quán cà phê và lô đất mặt tiền ngang 10m, dài 200m, cách Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia 300m, cho biết nhiều người kêu bán đất vì kinh doanh không hiệu quả và không đủ kiên nhẫn để chờ tới lúc trung tâm “sống lại”.
“Đổ tiền tỉ đầu tư vào đây vì nghe mấy ông làm dự án nói nơi đây sẽ phát triển sầm uất, làm ăn sung túc, nhưng bây giờ mới thấy đây là một quyết định sai lầm không thể cứu vãn, một nước cờ thất bại hoàn toàn”, ông H. cay đắng nói.
Ông H. không giấu ý định tìm đối tác để giải quyết khu khách sạn, nhà hàng đang ế ẩm, nhưng nghe nói tới Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia ai cũng chạy dài vì cái siêu thị trái cây này không biết bao giờ mới hết cảnh không người mua bán.
Trong khi đó ông V. vẫn chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kiếm đối tác liên doanh khai thác khu dịch vụ đồ sộ nhưng gần như không kết quả. “Vấn đề là không có khách thì làm sao có doanh thu! Nếu Trung tâm Thương mại Trái cây Quốc gia hoạt động đúng như dự kiến thì chuyện kinh doanh của chúng tôi cũng không đến nỗi nào. Bây giờ đã chôn vốn hơn trăm tỉ đồng vào đây, lỡ phóng lao thì phải theo lao, tìm cách cứu vãn tình thế bởi có muốn sang bán lại cũng không thể tìm được người mua”, ông V. ngậm ngùi cho biết.