Chỉ đạo chuyển một số hồ sơ vụ Vinashin sang Bộ Công an
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xử lý sau thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Cụ thể, Thủ tướng đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vinashin. Thủ tướng giao Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc điều hành Vinashin cùng các bộ, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
Một trong các nội dung kiến nghị sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ là Vinashin cần phải tập trung mọi nguồn lực từng bước ổn định sản xuất, ưu tiên dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu đang thực hiện để bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ, bảo đảm việc làm và giữ đội ngũ lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cần rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chỉ đạo việc lập và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các hạng mục, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; kiên quyết cắt giảm những dự án, hạng mục đầu tư không phù hợp.
Sau khi xem xét kết luận thanh tra, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc điều hành Vinashin theo thẩm quyền và phân cấp quản lý tiến hành kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm nghiêm túc, có hình thức xử lý cụ thể đối với tập thể, cá nhân có sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Đồng thời, tập đoàn cần khẩn trương ban hành các quy chế quản lý, đề xuất kịp thời, cụ thể với cơ quan chức năng để xử lý những vướng mắc, bất cập trong cơ chế hoạch toán, tài chính giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá đúng giá trị tài sản thực tế hiện có và dư nợ phải thanh toán của Vinashin; kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu vốn mà tập đoàn đã đầu tư vào các lĩnh vực không trực tiếp gắn kết với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu trình Chính phủ và Thủ tướng trong quý 3/2011 ban hành cơ chế xử lý tái cơ cấu tài chính, giảm thiểu tổn thất về tài sản, tiền vốn của nhà nước khi thực hiện việc thoái vốn, chuyển nhượng dự án. Đồng thời có cơ chế xử lý nguồn tài chính để tập đoàn tái cơ cấu thành công theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo chuyển hồ sơ một số vụ việc theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ sang Bộ Công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra toàn diện Vinashin sau 4 tháng triển khai, từ tháng 7 - 11/2010. Kết quả thanh tra cho thấy, Vinashin mắc hàng loạt sai phạm trong việc xây dựng thể chế hoạt động, huy động, quản lý và sử dụng vốn.
Cụ thể, Thủ tướng đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vinashin. Thủ tướng giao Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc điều hành Vinashin cùng các bộ, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.
Một trong các nội dung kiến nghị sau thanh tra của Thanh tra Chính phủ là Vinashin cần phải tập trung mọi nguồn lực từng bước ổn định sản xuất, ưu tiên dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu đang thực hiện để bàn giao cho khách hàng đúng tiến độ, bảo đảm việc làm và giữ đội ngũ lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Bên cạnh đó, tập đoàn này cần rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư, chỉ đạo việc lập và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các hạng mục, dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng; kiên quyết cắt giảm những dự án, hạng mục đầu tư không phù hợp.
Sau khi xem xét kết luận thanh tra, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc điều hành Vinashin theo thẩm quyền và phân cấp quản lý tiến hành kiểm điểm và chỉ đạo việc kiểm điểm nghiêm túc, có hình thức xử lý cụ thể đối với tập thể, cá nhân có sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Đồng thời, tập đoàn cần khẩn trương ban hành các quy chế quản lý, đề xuất kịp thời, cụ thể với cơ quan chức năng để xử lý những vướng mắc, bất cập trong cơ chế hoạch toán, tài chính giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá đúng giá trị tài sản thực tế hiện có và dư nợ phải thanh toán của Vinashin; kiểm soát chặt chẽ việc cơ cấu vốn mà tập đoàn đã đầu tư vào các lĩnh vực không trực tiếp gắn kết với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Mặt khác, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu trình Chính phủ và Thủ tướng trong quý 3/2011 ban hành cơ chế xử lý tái cơ cấu tài chính, giảm thiểu tổn thất về tài sản, tiền vốn của nhà nước khi thực hiện việc thoái vốn, chuyển nhượng dự án. Đồng thời có cơ chế xử lý nguồn tài chính để tập đoàn tái cơ cấu thành công theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo chuyển hồ sơ một số vụ việc theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ sang Bộ Công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo Thủ tướng kết quả thanh tra toàn diện Vinashin sau 4 tháng triển khai, từ tháng 7 - 11/2010. Kết quả thanh tra cho thấy, Vinashin mắc hàng loạt sai phạm trong việc xây dựng thể chế hoạt động, huy động, quản lý và sử dụng vốn.